Tìm Hiểu Diode Schottky - Lẩu Bugs
Có thể bạn quan tâm
[Cùng tìm hiểu chủ đề này qua Video Youtube, nếu thấy hay hãy like, share và đăng ký kênh ủng hộ mình nha]
Anh em làm điện tử dù lâu năm hay mới vào nghề thì gần như ai cũng đã từng dùng Diode Schottky rồi. Và đôi khi chúng ta chủ quan, lười tìm hiểu sao lại dùng diode Schottky.
Vậy Diode Schottky là gì?
Diode schottky do nhà khoa học người Đức, Walter H.Schottky sáng chế.
Diode schottky không sử dụng lớp chuyển tiếp P-N như các diode thường mà sử dụng lớp chuyển tiếp Kim loại – Silicon(N). Nhờ đó mà Diode này có những đặc tính mà diode thường không có được. đó là :
- Cho phép tần số chuyển mạch lớn
- Điện áp ghim (Forward voltage) rất nhỏ
- Đặc tính điện áp ghim (Forward voltage ) bé
Diode schottky có điện áp ghim thuận (Forward voltage – Vf) rất bé, trong khoảng 0.14 -> 0.5 V. Trong khi đó Diode thường có Vf > 0.65V (1N4007 chính hãng có Vf = 1.1V)
Điện áp ghim (Vf) bé góp phần tăng tần số chuyển mạch và tăng hiệu suất của diode. Hãy thử tính công suất hao phí trên diode ZLLS350TA có Vf = 0.38VGiả sử dòng điện chạy qua If = 1A.Công suất hao phí (Pd) của ZLLS350TA = 0.38V * 1A = 0.38 W (dưới dạng nhiệt)Với cùng dòng điện 1A chảy qua 1N4007(chính hãng) thì Pd = 1.1V *1A = 1.1W (dưới dạng nhiệt)Diode 1N4007 (Tàu) thì Vf = 0.7V nên tôi lưu ý phần chính hãng.
Vậy rõ ràng là công suất hao phí trên diode Schottky nhỏ hơn Diode thường nhờ có Vf bé hơn.
2. Đặc tính tần số chuyển mạch lớn
Các Diode schottky đều cho phép tần số chuyển mạch >= 2Mhz (recovery time <= 500ns). Còn diode thường có tần số chuyển mạch < 2Mhz (recovery time > 500ns).
Chúng ta có 1 tham số mà datasheet cung cấp để tính toán khả tốc độ chuyển mạch của diode đó là Reverse Recovery Time. Khi diode chuyển từ trạng thái phân cực thuận sang phân cực ngược, sẽ mất 1 khoảng thời gian gọi là Reverse Recovery Time, trong thời gian này diode sẽ cho phép dòng ngược chạy qua.
Khi chuyển từ trạng thái phân cực ngược sang phân cực thuận thì dòng điện thuận sẽ giảm dần về 0. Dòng điện ngược sẽ tăng lên đến 1 giá trị cực đại và giảm về gần 0.
Đối với diode thường thì Reverse Recovery Time rất lớn, còn diode schottky có giá trị này rất nhỏ. Hãy cùng so sánh mạch chỉnh lưu nửa chu kỳ sử dụng diode 1N4007 và schottky.
Ở tín hiệu đầu ra của chỉnh lưu 1N4007 ta thấy rằng bán kỳ âm vẫn tồn tại 1 chút do có Reverse Recovery Time lớn, dẫn đến trong 1 khoảng thời gian tương đối dài dòng điện ngược vẫn chảy qua.
Ở tín hiệu đầu ra của chỉnh lưu diode schottky thì chỉ có bán kỳ dương, do có tham số Reverse Recovery time rất bé.
Ứng dụng của schottky
Dựa trên 2 đặc tính vừa trình bày bên trên có thể dễ đoán ra ứng dụng của con Diode này cho ứng dụng tần số cao, và tiết kiệm năng lượng.
Bài viết kết thúc tại đây, chúc các bạn thành công!
Đánh giá:
Chia sẻ:
Có liên quan
Từ khóa » Diode Schottky ứng Dụng
-
Tìm Hiểu Về Diode Schottky
-
Điểm ứng Dụng Diode Schottky - Kiến Thức - GNS Components Limited
-
Diode Schottky: Nó Là Gì Và điều Gì đặc Biệt Về Nó
-
Tìm Hiểu Về Diode Schottky - Ritech
-
Các Loại Diode Thường Dùng Và ứng Dụng Của Nó (Phần 2) - Vietnic
-
Diode Schottky – Wikipedia Tiếng Việt
-
Điốt Schottky - Làm Việc, Đặc điểm, Ứng Dụng
-
Schottky Diode Làm Việc Và ứng Dụng
-
Sự Khác Biệt Giữa Diode Schottky Và Zener - Tin Tức 2022
-
Các Loại Diode Thường Dùng Và ứng Dụng Của Nó (Phần 2) - BEM2.VN
-
Tìm Hiểu Về Diode Schottky - Văn Hóa Học
-
Diode Schottky
-
Diode Schottky - Linh Kiện Chất Lượng
-
Diode Schottky Là Gì