Tìm Hiểu đôi Nét Về Các Làn điệu Hầu Văn ở Huế

Ban biên tập Liên hệ quảng cáo Trang chủ GIỚI THIỆU CHUNG GIẢI THƯỞNG VHNT CỐ ĐÔ LẦN VII Huế 24h Thông báo mới Tin văn nghệ Văn học Mỹ thuật Âm nhạc Nhiếp ảnh Kiến trúc Văn nghệ dân gian Sân khấu Múa Chân dung văn nghệ sĩ Văn hóa Huế Tác phẩm mới Từ 5 Kinh đô Xưa & Nay Blog văn nghệ sĩ Cố đô Liên kết Website Ban biên tập Văn nghệ dân gian Tìm hiểu đôi nét về các làn điệu hầu văn ở Huế 10:21 | 25/02/2022

THÁI HÙNG

Tìm hiểu đôi nét về các làn điệu hầu văn ở Huế

1. Đặc điểm hầu văn ở Huế

Những người sinh ra và lớn lên ở Huế từ trước năm 1960 chắc cũng có lần đi xem hầu văn (hầu bóng). Đã là người đam mê "đồng bóng" cho dù làm gì bận rộn khi đến ngày 14 rằm, 30 mồng 1 cũng đến các Am, Điện để dâng hương hầu Thánh Mẫu và quý Chư vị.

Đây là một lối hát đã có từ lâu với các làn điệu khác nhau nhưng nhìn chung các làn điệu Hầu văn Huế có kết cấu nhanh, dồn dập, sôi động, cộng với lời ca mang màu sắc thần bí đưa con người như giao lưu với các thánh thần. Trước ngày Huế chưa giải phóng, các làn điệu hầu văn phát triển rất nhiều. Có nhiều gia đình sống với nghề đi hát này từ nhiều thế hệ như gia đình Bác Lý, Bác Khả, O Thương, O Mừng ở Vỹ Dạ, gia đình Bác Chất ở Xuân Phú, anh Xích ở Phú Cát, anh Lơ ở Thủy Vân (Hương Thủy), Bác Dinh ở Phú Dương (Phú Vang). Hát hầu văn ở Huế được phát triển ở nhiều nơi từ thành phố đến nông thôn và ngoài phạm vi Thừa Thiên Huế cũng được phổ biến, như ở các tỉnh: Quảng Nam, Đà Nẵng, Quảng Ngãi, Bình Định, Nha Trang, các tỉnh Tây Nguyên và các tỉnh Nam Bộ. Điều đáng nói là những làn điệu Hầu văn Huế này đều do các nghệ nhân gốc ở Huế truyền dạy.

Thể thơ của các làn điệu Hầu văn Huế hầu hết là song thất lục bát hoặc biến thể, tiết tấu rất sôi động, có tác dụng thôi thúc mạnh mẽ, cuốn hút những người trong cuộc. Nội dung chính của hầu hết những làn điệu Hầu văn Huế "xưa" được sáng tác để ngợi ca các thần thánh, theo cách gọi dân gian, gồm có 4 phủ:

- Thượng Thiên

- Trung Thiên

- Thủy Phủ

- Thượng Ngàn

Các làn điệu Hầu văn Huế mà các nghệ nhân thường hát phổ biến là các làn điệu 3/7, đài rơi, phú rơi, bình rơi, lanh rơi, các điệu xấp gồm: phú xấp, bình xấp, lanh xấp, trống quân, xàng xê, ca lý, thượng ngàn,…

Các nhạc cụ chủ yếu là đàn nguyệt, đàn nhị, sáo. Và về sau này, còn có thêm các nhạc cụ khác như: ghi ta phím lõm, violon. Bộ gõ gồm có: chuông, phách, sanh tiền, trống bản.

Hát Hầu văn Huế là một lối hát xướng dân gian có nhiều phong cách mang tính tự sự, độc đáo, đi từ các làn điệu chậm rãi, càng về sau thúc giục cao trào làm cho không khí sôi động hẳn lên. Loại hình này có thể hát nhiều giờ nhưng vẫn phong phú về nội dung tùy theo tính chất của ngày vía, ngày lễ, nhất là ngày 3 tháng 3 và tháng 7 âm lịch, người ta hát suốt mấy ngày đêm, như ở Điện Hòn Chén (điện Huệ Nam).

Hát Hầu văn ở Huế và miền Bắc không giống nhau. Đó là, ở Huế thường hát đơn, hát đôi, hát tập thể và ban nhạc công có khi lên đến từ 8 đến 10 người, với phong cách khi thì ngồi đồng khi thì đứng hầu, nhảy múa theo từng tính chất của giá hầu; trong lúc hát Văn miền Bắc thì chỉ hát đơn là chủ yếu, với cây đàn nguyệt, bộ gõ là trống cơm, thanh la, phách. Nếu so sánh thì mỗi vùng đều mang sắc thái riêng. Các làn điệu Hầu văn ở Huế đã được cải biên và đây cũng là bước thử nghiệm cần phải nghiên cứu để khẳng định cho một loại hình nghệ thuật dân gian phong phú và đa dạng.

Những năm qua, do sự phát triển của bộ môn ca nhạc truyền thống Huế, Ca Huế đã chiếm một vị trí xứng đáng trong các chương trình phục vụ du khách, các làn điệu Hầu văn đã được dưa vào thành tiết mục chính đã làm thêm không khí vui tươi, sôi nổi bên cạnh những làn điệu Ca Huế trữ tình, sâu lắng.

Với đặc thù các làn điệu Hầu văn Huế, tuy nghe vậy nhưng rất khó hát nếu không phải là con trong nghề thì khó lòng lột tả được cái tinh túy của nó. Thật vậy, đã có rất nhiều nghệ sĩ, nghệ nhân sống lâu năm bộ môn Ca Huế nhưng hát Hầu văn Huế kém hiệu quả. Một vấn đề chúng tôi muốn nói ở đây, cũng do nhiều người vì mê tín nên đã làm sai lệch những giá trị về nền nghệ thuật độc đáo của cha ông.

Những năm qua do nhu cầu phát triển du lịch, đã có nhiều lớp trẻ tìm đến với các làn điệu Hầu văn Huế, những lời ca mới được đưa vào để hợp với người nghe, nhiều giọng ca đã xuất hiện trên Đài tiếng nói Việt Nam như Hoàng Thanh, Minh Phúc, ở Huế có Kim Liên, Thu Hằng, Lan Hương,... Tuy vậy, vẫn còn khiếm khuyết và chưa lột tả hết cái tinh hoa và đa dạng của các làn điệu Hầu văn Huế. Mong rằng, trong tương lai sẽ có những giọng hát chuẩn xác hơn, nhằm góp phần vào sự nghiệp giữ gìn phát triển về một loại hình âm nhạc độc đáo của quê hương.

2. Một số làn điệu hầu văn của Huế

Sau đây, xin trích những lời văn xưa:

- Tấu:

Thần kim ngưỡng khởi tấu Chư tiên

Tọa vị dương dương yểm dược tồn

Nguyện thỉnh pháp âm thi diệu lực

Tùy cơ phu cảm nạp trần ngôn.

- Văn tôn Ông:

Có khi ra Đèo Ngang tỉnh Nghệ

Đi theo hầu Thánh Mẫu ngự ra

Có khi vui thú sơn hà

Ba ngàn thế giới đâu là chẳng chơi

Đi đến nơi bồng lai láng uyển

Tiệc rượu đào hộ yếm chư tiên

Bóng đại khôi dấu linh quảng chí

Dám khuyên mời nhị vị Tôn ông

Vốn xưa sanh cõi Thượng thiên

Khí linh bẩm thọ thay quyền thế nhơn.

- Văn hầu Bà:

Khi lên ngàn trăng đưa gió rước

Gót sen vàng mượn bước thấp cao

Có khi cất giọng thanh thao

Nét thu đườm đượm má đào hây hây

Chốn Sơn Đài vui thay cảnh trí

Mặc thích tình ngụ ý ngao du

Khi vui Bà dạo Tây Hồ

Tay vin chèo quế mái đò dòng khơi.

+ Điệu hát đàn:

Tiền diên sanh nở Thượng đế tiên cung

Vua Ngọc Hoàng lộ lộ giữa ngai vàng

Quản tam giới linh thông chánh ngự.

- Ba muôn công tử lá ngọc cành vàng

Quyền quản cai tam giới vạn bang

Nguyền thần lực linh thông biến hóa.

+ Điệu Thượng ngàn:

- Dấu hiển hách ngàn xưa chung tú

Cảnh yên hà là thú non xanh

Trên Thượng ngàn ông Chín anh linh

Tam thiên sơn động thế gian anh tài

Thường vãng lai thanh sơn tú thủy

Ngụ chung tình thích chí non chơi

Trăm hoa đua nở miệng cười

Mặt đen răng trắng mũi rồng vẻ vang

Đội nón đàn tay đàn ríu rít

Đôi vai cùi lưng nịt vẻ vang.

- Thuyền rồng năm chiếc chèo chơi

Ngã ba Tuần Lãnh là nơi đi về

Xe loan giá ngự hồi cung.

T.H

Tác giả: Thái Hùng Các bài mới Tọa đàm khoa học "Văn hóa dân gian Thừa Thiên Huế - Giá trị, thách thức và định hướng bảo tồn, phát huy" (26/12/2023) Ký ức một miền quê biển (23/08/2023) Các lớp không gian nghệ thuật tiêu biểu trong sử thi anh hùng Tây Nguyên (04/04/2023) Biển trong sử thi Đăm Di (28/03/2023) Nhà cộng đồng truyền thống ở các dân tộc thiểu số vùng Trường Sơn - Tây Nguyên (17/02/2023) Thuyền bè Việt Nam - Một di sản văn hóa cần được bảo tồn (15/02/2023) Hội nghị tổng kết hoạt động năm 2022 của Hội Văn nghệ Dân gian tỉnh Thừa Thiên Huế (12/01/2023) Tìm hiểu Hát Bả trạo Nam Trung Bộ (06/01/2023) Yếu tính biển trong văn hóa Việt Nam qua câu chuyện dưa hấu ở miền Trung (07/12/2022) Bảo tồn, phát huy nghề dệt thủ công truyền thống - di sản Dèng của dân tộc Tà Ôi ở Thừa Thiên Huế (30/11/2022) Các bài đã đăng Hội Tết ở đình làng Thừa Thiên Huế xưa và nay (24/02/2022) Nét văn hóa họ làng của một vùng quê thuần nông xứ Huế (22/02/2022) Vài nét về văn bia đình ở Thừa Thiên Huế (16/02/2022) Nét độc đáo trong dòng chảy văn hóa Huế nhìn từ "Thát bái châu" (Bãi rái cá lạy) (09/02/2022) Tri thức dân gian về thời tiết của cư dân vùng trong dự đoán và ứng phó với thiên tai (08/02/2022) Tín ngưỡng thờ thần của cư dân ven cửa biển Tư Hiền trong đời sống đương đại (28/01/2022) Hội Văn nghệ Dân gian tỉnh TT.Huế tổng kết hoạt động năm 2021 (28/01/2022) Tìm hiểu tín ngưỡng thờ Khai canh - Khai khẩn ở một số làng xã vùng Huế (27/01/2022) Bài minh và sắc phong trên tấm biển gỗ ở làng Phước Tích (26/01/2022) Làng và nhà ở xưa của người phía tây Huế (24/01/2022) Bạn đọc nhiều Thông cáo báo chí về kết quả Giải thưởng VHNT Cố đô lần thứ VII (2018-2023) Thông cáo báo chí về kết quả Giải thưởng VHNT Cố đô lần thứ VII (2018-2023) Triển lãm Trúc Chỉ “Giao của mùa - Cảm ơn mùa hè” Triển lãm Trúc Chỉ “Giao của mùa - Cảm ơn mùa hè” Chấm sơ khảo chuyên ngành Văn học Giải thưởng VHNT Cố đô lần thứ VII Chấm sơ khảo chuyên ngành Văn học Giải thưởng VHNT Cố đô lần thứ VII Cùng Châu Thu Hà 'Nhận mặt thời gian' Cùng Châu Thu Hà 'Nhận mặt thời gian' Chấm Chung khảo Giải thưởng VHNT Cố đô lần thứ VII (2018-2023) Chấm Chung khảo Giải thưởng VHNT Cố đô lần thứ VII (2018-2023) Cuộc thi Sáng tác mẫu biểu tượng đặt giữa Hồ Nước Chè, thị trấn Diên Sanh, huyện Hải Lăng Cuộc thi Sáng tác mẫu biểu tượng đặt giữa Hồ Nước Chè, thị trấn Diên Sanh, huyện Hải Lăng

LIÊN HIỆP CÁC HỘI VĂN HỌC NGHỆ THUẬT THỪA THIÊN HUẾ

Giấy phép số 04/2021/GP-TTĐT do Sở Thông tin & Truyền thông Thừa Thiên Huế cấp ngày 23 tháng 8 năm 2021. Địa chỉ: 26 Lê Lợi, thành phố Huế

Điện thoại: +(84).234.382 3238 - 383 7949 - Fax: +(84).234.384 5002

Email: lhvhnt.thuathienhue@gmail.com

© Bản quyền thuộc về Văn Nghệ Huế ® Ghi rõ nguồn "Văn Nghệ Huế" khi phát hành lại thông tin từ website này

Từ khóa » Hầu đồng Tại Huế