Tìm Hiểu FOB Là Gì? CIF Là Gì? Sự Khác Nhau Giữa FOB Và CIF

Trong ngành logistics, hải quan và XNK, FOB và CIF là các thuật ngữ thông dụng. Song không phải ai cũng hiểu rõ FOB là gì, CIF là gì. Ratraco Solutions chúng tôi sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn thuật ngữ FOB, CIF là gì; điều kiện FOB trong giao hàng ra sao; giữa FOB và CIF có gì khác nhau cùng các kiến thức khác sau đây.

  1. FOB là gì? CIF là gì?
    1. FOB là gì?
    2. CIF là gì?
  2. Đánh giá ưu điểm, nhược điểm của FOB và CIF
    1. Ưu nhược điểm của FOB
    2. Ưu nhược điểm của CIF
  3. Điểm giống và khác nhau giữa FOB và CIF là gì?
    1. Điểm giống nhau giữa FOB và CIF
    2. Điểm khác nhau giữa FOB và CIF
  4. Các thuật ngữ khác liên quan tới FOB
    1. FOB Destination
    2. FOB Shipping Point
    3. Các thuật ngữ khác
  5. Lưu ý cần biết khi sử dụng điều khoản FOB

FOB là gì? CIF là gì?

FOB là gì?

  • Khái niệm FOB:

FOB là gì? FOB (Free On Board) là điều khoản giao hàng trong Incoterms, quy định trách nhiệm giữa người mua và người bán trong giao dịch quốc tế. Theo đó, người bán chịu trách nhiệm đưa hàng lên tàu, sau đó rủi ro và chi phí sẽ chuyển giao cho người mua từ đây.

  • Điều kiện giao hàng FOB:

Điều kiện FOB chỉ áp dụng cho đường biển quốc tế, đường sông. Hàng xuất nhập khẩu theo giá FOB thì chỉ mua phần giá trị hàng hóa mà không mua phần bảo hiểm và vận tải của hàng hóa đó.

FOB là gì? CIF là gì? Sự khác nhau giữa FOB và CIF
FOB (Free On Board) là điều khoản giao hàng quy định người bán đưa hàng lên tàu, rủi ro và chi phí sẽ giao cho người mua.

CIF là gì?

CIF là gì? CIF là viết tắt của “Cost – Insurance – Freight”, là “Chi phí – Bảo hiểm – Cước tàu”. Trên hợp đồng, điều kiện CIF xuất hiện liền trước với đơn vị Cảng ĐẾN, ví dụ “CIF Seoul” mang ý nghĩa Cảng Seoul sẽ là nơi món hàng được cập bến và dỡ xuống.

Xem thêm Kích thước thùng xe Howo 4 chân bao nhiêu? Chở được mấy tấn?

Vị trí chuyển đổi rủi ro vẫn ở Cảng đi (cảng nơi XẾP hàng). Tuy nhiên trong điều kiện CIF, người bán sẽ có trách nhiệm mua bảo hiểm cho lô hàng được vận chuyển.

FOB là gì? CIF là gì? Sự khác nhau giữa FOB và CIF
CIF (Cost – Insurance – Freight) tức là “Chi phí – Bảo hiểm – Cước tàu” và điều kiện CIF sẽ xuất hiện liền trước với Cảng ĐẾN.

Đánh giá ưu điểm, nhược điểm của FOB và CIF

Ưu nhược điểm của FOB

Ưu điểm của FOB:

  • Với FOB, người bán không cần liên hệ với nhiều Nhà cung cấp để hỗ trợ lô hàng tại điểm đến.
  • Người bán (Seller) không cần tìm đơn vị vận chuyển (Forwarder/hãng tàu) và không phải mua bảo hiểm hàng hóa.

Nhược điểm của FOB:

  • Nếu người bán phải làm việc với nhiều nhà cung cấp, FOB sẽ khó có khả năng chủ động được giá thị trường, nhất là khi giá cả đang có sự biến động chuyển đổi lớn
  • Vì người mua là người book cước điểm đến nên đồng nghĩa với việc, người bán sẽ bị động trong thời gian vận chuyển hàng hóa

Ưu nhược điểm của CIF

Ưu nhược điểm của hình thức CIF:

  • Ưu điểm CIF: Xuất khẩu hàng hóa theo hình thức CIF có lợi cho người bán (hay người xuất khẩu);
  • Nhược điểm CIF: Người bán chịu trách nhiệm trả phí vận chuyển nhưng không chịu rủi ro hàng hóa trên chặng vận chuyển container đường biển.

Điểm giống và khác nhau giữa FOB và CIF là gì?

FOB và CIF có gì khác nhau và giống nhau? FOB (Free On Board) và CIF (Cost, Insurance, Freight) là hai điều khoản quan trọng trong giao hàng quốc tế, quy định rõ tại bộ quy tắc Incoterms. Bên cạnh đó, chúng cũng có những đặc điểm riêng mà người mua và người bán cần biết:

Điểm giống nhau giữa FOB và CIF

Điểm giống nhau giữa FOB và CIF được chỉ ra là:

  • FOB và CIF đều là các điều khoản quan trọng trong Incoterms và được áp dụng phổ biến;
  • Người bán sẽ làm thủ tục hải quan, người mua làm thủ tục nhập khẩu;
  • Cảng xếp hàng chính là điểm chuyển giao rủi ro giữa hai bên mua và bán.
Xem thêm Muốn gửi hàng đi nước ngoài phải làm sao?
FOB là gì? CIF là gì? Sự khác nhau giữa FOB và CIF
Giữa FOB và CIF có vài điểm giống và khác nhau về trách nhiệm vận chuyển, về bảo hiểm, trách nhiệm vận tải thuê tàu, địa điểm cuối kết thúc nghĩa vụ.

Điểm khác nhau giữa FOB và CIF

Ngoài các điểm giống nhau, giữa FOB và CIF còn có vài điểm khác nhau sau:

Đặc điểm

FOB (Free on Board)

CIF (Cost, Insurance and Freight)

Trách nhiệm vận chuyển

Người bán chỉ chịu trách nhiệm vận chuyển hàng hóa từ kho của họ đến cảng xếp hàng.

Người bán chịu trách nhiệm vận chuyển hàng hóa từ kho của họ đến cảng đích.

Bảo hiểm

Người bán không bắt buộc mua bảo hiểm

Người bán có trách nhiệm ký hợp đồng bảo hiểm cho lô hàng xuất khẩu, trong các hợp đồng bảo hiểm thường được quy định tối thiểu 110% giá trị hàng hóa.

Trách nhiệm vận tải thuê tàu

Người bán không cần phải thuê tàu, người mua chịu trách nhiệm đặt tàu

Người bán có trách nhiệm tìm tàu vận chuyển.

Địa điểm cuối cùng kết thúc nghĩa vụ

Người bán giao hàng đến lan can tàu cảng bốc hàng, rủi ro được chuyển qua người mua

Người bán mua bảo hiểm cho lô hàng, vị trí cuối cùng để người bán hết trách nhiệm là tại cảng dỡ hàng.

>>Xem thêm:

  • Vận chuyển xe máy giá rẻ
  • Vận chuyển ô tô bắc nam
  • Dịch vụ khai báo hải quan uy tín

Các thuật ngữ khác liên quan tới FOB

Trong giao thương quốc tế, việc nắm rõ các thuật ngữ sẽ giúp quá trình giao dịch diễn ra thuận lợi và tránh các phát sinh về sau. Và dưới đây là một số thuật ngữ khác liên quan đến FOB:

FOB Destination

FOB Destination hay FOB điểm đến. Nghĩa là trách nhiệm và quyền sở hữu về hàng hóa sẽ được chuyển sang người mua ngay tại điểm đích đã được chỉ định.

Xem thêm Tìm hiểu hệ thống hạ tầng logistics ở nước ta hiện nay

Nếu hàng hóa không may bị mất mát hoặc hư hỏng trong quá trình vận chuyển thì người bán sẽ chịu trách nhiệm và giao lại hàng hoặc bồi thường cho người mua.

FOB Shipping Point

FOB Shipping Point hay FOB điểm giao hàng, xác định quyền sở hữu và trách nhiệm đối với hàng hóa chuyển từ người bán sang người mua tại điểm giao khi hàng hóa đã được xếp lên tàu.

Khi ký hợp đồng có FOB Shipping Point, người mua phải chịu trách nhiệm về chi phí vận chuyển và rủi ro từ điểm giao hàng trở đi.

Các thuật ngữ khác

  • FOB Bill of Lading:

Là các chứng từ vận chuyển hàng hóa từ cảng tàu đến nơi nhận hàng và được người vận chuyển hàng hóa phát hành. FOB Bill of Lading có thể dùng để thanh toán cho hàng hóa và thể hiện cho sự chuyển giao, sở hữu của hàng hóa.

  • FOB Origin:

Là thuật ngữ khác để chỉ đến điều kiện FOB Shipping Point.

  • FOB Charges:

Các chi phí liên quan đến việc bốc xếp dỡ và vận chuyển hàng hóa từ cảng tàu đến nơi nhận hàng gồm chi phí bốc dỡ, phí chuyển phát nhanh, phí dịch vụ cảng, phí đóng gói và các chi phí khác liên quan.

Lưu ý cần biết khi sử dụng điều khoản FOB

Điều khoản FOB chỉ áp dụng cho các phương thức giao hàng đường biển và đường thủy nội địa. Dù hãng tàu có yêu cầu người bán giao hàng hay giao Container ở ICD hay cảng biển lớn thì chỉ khi hàng nằm trên tàu, người bán mới hết trách nhiệm chịu rủi ro. 

Ngoài ra, trong quá trình vận chuyển hàng quốc tế, người bán và người mua cần lưu ý:

  • Cần nêu rõ cảng xếp trong hợp đồng mua bán;
  • Người mua cần mua bảo hiểm hàng hóa để phòng rủi ro mất mát, hư hỏng;
  • Người bán cần đảm bảo rằng hàng hóa được đóng gói và dán nhãn đúng cách để vận chuyển bằng đường biển;
  • Cả hai bên nên thỏa thuận về ai sẽ chịu trách nhiệm cho việc kiểm tra hàng hóa trước khi xếp lên boong tàu.

FOB là một điều khoản phổ biến và đang ngày càng được cải tiến nhằm phù hợp hơn với mục đích hoạt động của các doanh nghiệp xuất nhập khẩu. Theo đó, việc hiểu rõ FOB là gì giúp người mua lẫn người bán có thể thực hiện giao dịch hiệu quả một cách hiệu quả và tránh các rủi ro không mong muốn sau này.

Ratraco Solutions đã giải đáp thắc mắc FOB là gì, CIF là gì, điều kiện FOB là gì, FOB và CIF có gì khác nhau,…Theo đó, các tư nhân, doanh nghiệp liên quan trong quá trình giao thương hàng hóa quốc tế nên tham khảo để hiểu đúng vấn đề và áp dụng vào công việc nhằm tránh mọi rủi ro trong quá trình vận chuyển hàng xuất nhập khẩu nói chung.

Từ khóa » Tìm Hiểu Về Giá Fob Và Cif