[Tìm Hiểu] Giảo Cổ Lam Có Tác Dụng Gì - Cách Sử Dụng Và Lưu ý Gì?
Có thể bạn quan tâm
Giảo cổ lam được ví như Nhân sâm của người Việt, bởi nó mang tới nhiều công dụng tốt cho sức khỏe, trong đó có hạ mỡ máu, mỡ gan. Vậy giảo cổ lam được sử dụng như thế nào? Tác dụng cụ thể ra sao? Cùng tham khảo bài viết dưới đây.
4.9/5 - (210 bình chọn)- 1. Giảo cổ lam là cây gì?
- 2. Đặc điểm dược liệu
- 3. Phân loại
- 4. Thành phần hóa học
- 5. Mùi vị
- 6. Thu hái và chế biến
- 7. Giảo cổ lam có tác dụng gì?
- 8. Giảo cổ lam có giảm mỡ máu, giảm cholesterol được không?
- 9. Các bài thuốc chữa bệnh từ Giảo cổ lam
- 9.1. Bài thuốc điều trị bệnh tiểu đường
- 9.2. Bài thuốc mát gan, điều trị viêm gan virus
- 9.3. Bài thuốc hạ mỡ máu, tiểu đường
- 10. Liều dùng
- 11. Mua Giảo cổ lam ở đâu? Giá bao nhiêu?
- 12. Một số sản phẩm có thành phần Giảo cổ lam
- 12. Lưu ý khi sử dụng giảo cổ lam
1. Giảo cổ lam là cây gì?
Tên khoa học: Gynostemma pentaphyllum
Tên gọi khác: Cây trường sinh, cỏ thần kỳ, cỏ trường thọ, cây dền toàng, sâm 5 lá, thư tràng 5 lá…
Giảo cổ lam là loại dược liệu quý. Từ xa xưa, vua chúa đã sử dụng vị thuốc này nhằm mục đích tăng cường sức khỏe, kéo dài tuổi thọ và làm đẹp cho các cung nữ phi tần. Chính vì vậy, vị thuốc này còn có tên gọi là Cỏ trường thọ.
Năm 1976, khi nghiên cứu về bộ lạc có tuổi thọ trung bình 98, người Nhật đã phát hiện ra, người dân nơi đây chế biến Giảo cổ lam thành trà uống hàng ngày, được gọi là Phúc âm thảo.
Năm 1997, GS. Phạm Thanh Kỳ cùng với các cộng sự của mình đã phát hiện ra một quần thể dược liệu này xuất hiện tại đỉnh núi Fansipan, Lào Cai.
Theo nghiên cứu, dược liệu “Cỏ trường thọ” ở Việt Nam không khác gì so với Trung Quốc, Nhật bản, chúng đều có công dụng rất tốt trong điều trị một số bệnh lý.
2. Đặc điểm dược liệu
Giảo cổ lam thuộc dạng cây thảo, thân mảnh, phát triển các tua cuốn để leo. Lá có hành dạng như hình chân vịt, hoa màu trắng, mọc thành từng cụm. Qủa hình cầu, có đường kính chừng 5-10mm, khi chín mang màu đen.
Để có thể nhận biết vị thảo dược này, bạn có thể tham khảo hình ảnh dưới đây.
Chúng thuộc loại dược liệu ưa ẩm, thích hợp sống ở những khu rừng nguyên sinh, có độ cao 1000-2000m. Tại Việt Nam, các nhà khoa học đã khám phá và phát hiện ra quần thể loại cây này ở đỉnh núi Fansipan (Lào Cai). Sau này, chúng được trồng ở Hòa Bình, Mộc Châu – Sơn La…
3. Phân loại
Sau 1 thời gian nghiên cứu, dựa vào đặc điểm nhận dạng, các nhà khoa học đã phân loại Giảo cổ lam thành 3 loại:
- Loại 3 lá: Thân dây lớn, không có mùi thơm. Trà vị nhạt, không đắng. Không được sử dụng làm dược liệu bởi hoạt tính thấp.
- Loại 5 lá: Thân dây nhỏ, mảnh. Pha trà uống có vị đắng trước, ngọt sau. Được sử dụng phổ biến trong các bài thuốc chữa bệnh.
- Loại 7 lá: Không có mùi thơm đặc trưng như loại 5 lá, vị đắng nên khó uống. Loại này chưa có tài liệu nghiên cứu nên không sử dụng trong cuộc sống.
4. Thành phần hóa học
Trong quá trình nghiên cứu và chứng minh, các nhà khoa học đã phát hiện các thành phần hóa học trong loại dược liệu này, cụ thể:
- Saponin
- Flavonoid
- Polysaccharide
- Vitamin và khoáng chất: Canxi hữu cơ, sắt, selen, kẽm, phospho…
- Các chất gốc sterol
5. Mùi vị
Vị đắng, ngọt, tính hàn.
Quy kinh: Vào kinh can, phế.
6. Thu hái và chế biến
Giảo cổ lam là dạng cây dài ngày, trồng 1 lần có thể thu hoạch trong 2-3 năm.
Thời gian thu hoạch lần 1 là sau khi trồng 5-6 tháng. Lần 2, sau 8 tháng – 1 năm.
Bộ phận sử dụng là phần lá, thân trên mặt đất. Người thu hoạch sẽ tiến hành cắt toàn bộ thân cây thuốc, chỉ để lại phần gốc tầm 40cm.
Sau thu hoạch, làm sạch phải đưa vào chế biến ngay. Tùy vào nhu cầu và chất lượng từng sản phẩm có cách chế biến khác nhau.
Cắt dược liệu thành các đoạn nhỏ chừng 2-3cm, phơi trong bóng râm, nắng nhẹ hoặc chỉ cần để nơi khô ráo. Sau đó, bảo quản trong bao kín, chờ tiêu thụ.
7. Giảo cổ lam có tác dụng gì?
Được mệnh danh là “cây trường sinh”, vị thuốc này mang lại nhiều tác dụng chăm sóc sức khỏe và điều trị các bệnh lý, cụ thể:
- Ngăn ngừa hình thành các khối u
- Bảo vệ gan
- Hạ đường huyết
- Tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể
- Giảm căng thẳng, mệt mỏi
- Giảm cholesterol xấu trong máu
- Điều hòa huyết áp
- Bảo vệ tim mạch, ngăn ngừa bệnh lý về tim mạch
- Giảm mỡ thừa, giảm cân
8. Giảo cổ lam có giảm mỡ máu, giảm cholesterol được không?
Nhiều bằng chứng khoa học đã chứng minh được Giảo cổ lam có tác dụng giảm mỡ máu, ngăn ngừa xơ vữa động mạch.
Các tài liệu nghiên cứu của Nhật, Trung Quốc, Hàn Quốc cũng đã chứng minh được trong vị dược liệu này có hơn 100 loại Saponin, nhiều gấp 3-4 lần so với Nhân sâm giúp giảm cholesterol toàn phần, triglyceride, LDL-cholesterol (mỡ xấu), hiệu quả đạt từ 63-97%.
Năm 2000 nghiên cứu của GS. Phạm Thanh Kỳ đăng trên Tạp chí Dược liệu đã chỉ ra hiệu quả trong việc sử dụng Giảo cổ lam. Chỉ sau 30 ngày, cholesterol toàn phần giảm 71% so với người không dùng.
Năm 2005, một nghiên cứu nữa của trường Đại học Sedney (Úc) đã đưa ra công bố, khẳng định dược liệu này giúp giảm 44% cholesterol toàn phần, 35% LDL-cholesterol, 85% triglyceride. Đặc biệt, nó có tác dụng hạ mỡ máu tương đương với thuốc tây y Atorvastatin.
Ngoài ra, Giảo cổ lam còn có tác dụng giảm béo nhờ khả năng hoạt hóa men AMPK (men quan trọng trong chuyển hóa năng lượng cơ thể), giảm mỡ thừa, từ đó giảm cân hiệu quả.
9. Các bài thuốc chữa bệnh từ Giảo cổ lam
Trong Đông y, họ áp dụng Giảo cổ lam trong các bài thuốc chữa bệnh tiểu đường, mỡ máu cao, gan nhiễm mỡ… cụ thể:
9.1. Bài thuốc điều trị bệnh tiểu đường
Nguyên liệu:
- 40g Giảo cổ lam
- 20g Cỏ ngọt
Cách thực hiện:
- Nguyên liệu trên phơi khô, chia thành 3 phần bằng nhau.
- Cho vào ấm như hãm trà và uống hàng ngày.
- Không nên sắc 2 vị thuốc trên vì sẽ làm mất hoạt chất và mùi vị.
9.2. Bài thuốc mát gan, điều trị viêm gan virus
Nguyên liệu:
- 30g Giảo cổ lam
- 30g Xạ đen
- 20g Cà gai leo
- Bình giữ nhiệt
Cách thực hiện:
- Cho tất cả nguyên liệu vào bình giữ nhiệt, sau đó thêm 1,5l nước sôi.
- Đậy kín nắp trong 30 phút rồi đem ra sử dụng.
Ngoài ra, bạn có thể sắc các vị thuốc với 1,5l nước trong 20 phút, cho tới khi còn 2/3 lượng nước trong nồi thì dừng lại.
9.3. Bài thuốc hạ mỡ máu, tiểu đường
Nguyên liệu:
- 25g Thìa canh
- 25g Giảo cổ lam
Cách thực hiện:
- Cho 2 vị thuốc trên vào ấm đun cùng 2 lít nước.
- Đun sôi nhỏ lửa cho tới khi còn 800ml thì dừng lại
- Nước chia thành 3 phần, uống hết trong ngày.
10. Liều dùng
Mỗi ngày bạn có thể sử dụng 60-70g dược liệu khô. Không nên sử dụng toàn bộ mà chia thành 2-3 lần.
11. Mua Giảo cổ lam ở đâu? Giá bao nhiêu?
Giảo cổ lam giá bao nhiêu? Là câu hỏi được nhiều độc giả quan tâm. Thảo dược này trên thị trường có giá dao động từ 100.000 – 400.000 đồng/1kg. Sự chênh lệch về giá là do chất lượng dược liệu mà bạn chọn.
Nếu mua dạng tươi tại nơi trồng, giá chỉ 5000 – 10.000 đồng/1kg. Còn dạng khô có giá dưới 50.000 đồng. Tại Hà Nội, TP.Hồ Chí Minh, dược liệu này bán với giá 100.000 – 300.000 đồng/1kg.
12. Một số sản phẩm có thành phần Giảo cổ lam
Người bệnh có thể tham khảo một số sản phẩm sử dụng dược liệu này:
- Giảo cổ lam Tuệ Linh – Hỗ trợ điều trị cao huyết áp
- Sản phẩm MP Suno – Hỗ trợ giảm tiểu đường, ngăn ngừa biến chứng
- Cao Thìa canh, Giảo cổ lam – Hỗ trợ điều trị tiểu đường
- Viên Thìa canh, Giảo cổ lam – Hỗ trợ hạ đường huyết, ổn định huyết áp ở người tiểu đường
- Mỡ máu Tâm Bình – Hỗ trợ giảm mỡ máu cao, gan nhiễm mỡ
Mỡ máu Tâm Bình được nghiên cứu và sản xuất bởi Công ty Dược phẩm Tâm Bình – Đơn vị lọt top 5 Công ty Đông dược Việt uy tín 2020.
Ngoài thành phần Giảo cổ lam, Mỡ máu Tâm Bình còn được bào chế từ các thảo dược từ Nần vàng, Sơn tra, Lá sen… đặc biệt 2 tinh chất hiện đại Nanocurcumin và Cam Bergamot. Sản phẩm mang đến công dụng hỗ trợ hạ mỡ máu, hạ cholesterol, triglyceride. Hỗ trợ giảm mỡ gan, ngăn ngừa gan nhiễm mỡ. Đồng thời, hỗ trợ ngăn ngừa biến chứng tai biến mạch máu não, xuất huyết mạch máu…
12. Lưu ý khi sử dụng giảo cổ lam
Trong quá trình sử dụng, người bệnh cần chú ý những điều sau để đảm bảo an toàn và hiệu quả.
- Nên uống Giảo cổ lam vào buổi sáng, đầu giờ chiều, không nên uống buổi tối hoặc trước khi đi ngủ.
- Người huyết áp thấp phải uống vào lúc ăn no hoặc thêm vài lát gừng.
- Dược liệu này có tác dụng chuyển hóa lipid, tiêu mỡ ở bụng. Với người gầy muốn tăng cân phải ăn thật nhiều để bù lại năng lượng bị mất.
- Trong thời gian sử dụng vị thuốc này, người dùng có cảm giác khát nước, khô họng, nên cần bổ sung nước.
- Không sử dụng Giảo cổ lam cho phụ nữ có thai và đang cho con bú, người đang chảy máu.
Trên đây là thành phần, công dụng của Giảo cổ lam đã được chứng minh khoa học. Hi vọng sẽ giúp ích cho bạn trong việc chăm sóc sức khỏe bản thân và gia đình.
Từ khóa » Hình ảnh Về Cây Giảo Cổ Lam
-
Hình ảnh Cây Giảo Cổ Lam Thật - Giả Giúp Phân Biệt Loại “mạo Danh ...
-
Giảo Cổ Lam Mọc ở đâu Và Có Tác Dụng Gì? | Vinmec
-
Giảo Cổ Lam – Giúp ổn định Huyết áp, Giảm Mỡ Máu
-
Giảo Cổ Lam - Hình ảnh, đặc điểm Và Các Công Dụng Quý
-
Hình ảnh Cây Giảo Cổ Lam
-
Hình ảnh Giảo Cổ Lam Trị Bệnh: Phân Biệt Giảo Cổ Lam Thật, Giả
-
Giảo Cổ Lam | Tuệ Linh
-
Hình ảnh Cây Giảo Cổ Lam Hòa Bình
-
Cách Phân Biệt Giảo Cổ Lam “thật – Giả”
-
Giảo Cổ Lam: Bí Mật Từ Loài "cỏ Trường Sinh" - YouMed
-
Giảo Cổ Lam: Công Dụng, Cách Dùng Và Những điều Cần Lưu ý
-
Giảo Cổ Làm Trị Ung Thư Và Nhiều Bệnh Khác. Cách Dùng Thế Nào?
-
7 Tác Dụng Của Cây Giảo Cổ Lam Trong Chữa Trị Bệnh