Tìm Hiểu Gỗ Cây Muồng đen Hay Muồng Xiêm Và ứng Dụng đời Sống

Tìm hiểu về cây Muồng đen

Muồng đen hay muồng xiêm (danh pháp hai phần: Senna siamea (Lam.) H.S.Irwin & Barneby, đồng nghĩa: Cassia siamea Lam., 1785) thuộc họ Đậu (Fabaceae). Là cây nguyên sản ở vùng Đông Nam Á. Ở Việt Nam cây mọc hoang dại trong các rừng tự nhiên từ Quảng Ninh đến các tỉnh Tây Nguyên như Gia Lai, Kon Tum, Đắk Lắk và phía nam như Đồng Nai. Là loài cây trung tính, thiên về ưa sáng; chịu hạn tốt.

Cây thường xanh. Vỏ gần nhẵn, cành non có khía phủ lông tơ mịn. Lá kép lông chim một lần chẵn, mọc cách, dài 10–15 cm, cuống lá dài 2–3 cm. Lá kèm nhỏ, sớm rụng. Lá chét 7-15 đôi, hình bầu dục rộng đến bầu dục dài, dài 3–7 cm rộng 1-2 đầu tròn với một mũi kim ngắn.

Cụm hoa chùy lớn ở đầu cành, nhiều hoa. Lá bắc hình trứng ngược, đầu có mũi nhọn dài. Cánh đài 5 hình tròn, dày, không bằng nhau, mặt ngoài phủ lông nhung. Cánh tràng màu vàng có hình trứng ngược, rộng, có móng ngắn; nhị 2 chiếc, mở ở đỉnh. Bầu phủ lông tơ mịn. Quả hình dẹt, nhẵn, lượn són gtheo chiều dọc, với những đường nối nổi lên, dài 20–30 cm rộng 15–20 mm. Hạt 20-30, dẹt, hình bầu dục rộng, có màu nâu nhạt khi khô.

Ở Việt Nam gỗ của loài cây này là gỗ nhóm I, nhưng loài cây này lại không nằm trong nhóm thực vật quý hiếm cấm khai thác, tàng trữ, vận chuyển (Nhóm IIA), cao từ 15 đến 20 m, đường kính khoảng 30–45 cm. Gỗ có giác, lõi phân biệt, giác vàng đến trắng dày 3–7 cm, lõi nâu đậm đến đen tím hay thôi màu nếu gặp nước. Thớ thẳng, kết cấu thô, chất gỗ cứng, nặng. Tỉ trọng 0,912. Lực kéo ngang thớ 19 kg/cm², nén dọc thớ 722/kg/cm², oằn 1.995 kg/cm², hệ số co rút 0,37. Lõi khó mục không bị mối mọt ăn nên rất chuộng trong xây dựng nhà cửa, đóng đồ gia dụng cao cấp, thường dùng để tiện trụ cầu thang giả cổ thay gỗ mun, lim, cẩm lai.

Cây được ưa chuộng trồng làm cây bóng mát, cây tầng cao che bóng trong các lô cà phê, nhất là trong các đồn điền thời Pháp thuộc.

Cây muồng đen được trồng trong các rẫy cà phê trên Tây Nguyên

Phân bổ

Muồng đen có nguồn gốc từ các nước Đông Nam Á như Việt Nam, Lào, Thái Lan, Philippin, Campuchia, Malaysia, Singapore và được trồng nhiều ở một số nước khác như Trung Quốc, Ấn Độ…

Tại Việt Nam, loại cây này mọc tự nhiên ở tất cả các vùng đồi núi trong cả nước. Và phổ biến nhất đó là khu vực miền Trung, Tây Nguyên, cụ thể như là một số tỉnh Gia Lai, Kon Tum, Đắc Lắc, Đồng Nai. Đây là những nơi có độ cao so với mực nước biển trên 1000m, có lượng mưa tốt bình quân trên năm là 1500 mm. Với một số nơi có lượng mưa chỉ trung bình dưới 500 mm, cây gỗ muồng đen cũng có thể sống tốt.

Đặc điểm gỗ muồng đen

Gỗ có phần giác bên ngoài và lõi bên trong phân biệt tõ ràng, giác màu vàng chuyển thành trắng với độ dày 3 từ 7cm, bên trong lõi nâu đậm chuyển dần đến tím đen hoặc thôi màu khi gặp nước. Thớ gỗ thẳng, có kết cấu thô, chất gỗ cứng và nặng. Lõi khó mục, hầu như không bị mối mọt ăn được. Vài điểm nổi bật:

  • Ít có dãn, không mối mọt, nếu được bảo quản trong nhà có thể tồn tại nguyên vẹn hàng trăm năm.
  • Không ảnh hưởng đến sức khỏe, đặc biệt gỗ Muồng có tinh dầu rất tốt cho sức khỏe.
  • Vân, thớ, màu gỗ Muồng có vân nổi lên như một bức tranh thiên nhiên trao tặng. Đặc biệt sau khi được phủ một lớp sơn PU sẽ càng đẹp hơn
  • Đồ dùng lâu ngày, gỗ xuống màu sẫm và đồ càng cũ càng đẹp
Mặt bàn được làm từ gỗ muồng đen vân lên lạ mắt

Ứng dụng trong nội thất

Lõi gỗ Muồng khó mục không bị mối mọt ăn nên rất chuộng trong xây dựng nhà cửa, đóng đồ gia dụng cao cấp, thường dùng để tiện trụ cầu thang giả cổ thay gỗ mun, lim, cẩm lai.

Gỗ muồng đen thường được sử dụng làm đồ mĩ nghệ như: đồ già cổ, bàn ghế, sập, gụ, tủ, chè…, một số nơi còn chế tác làm đồ thờ cúng. Gỗ muồng đen cứng, chịu lực cao, chịu tải nước, bên và chắc, rất phù hợp làm ván sàn và sản phẩm nội thất cũng như sản phẩm mỹ nghệ. Tại xưởng chúng tôi xẻ gỗ muồng đen theo quy cách hộp vuông toàn bộ lõi, hộp vuông thô, ván sàn, dạng thanh…

Do đặc tính tốt với vân đẹp, độ bền cao và khả năng chống chọi với thời tiết tốt Gỗ Muồng có giá trị rất cao về mặt thẩm mỹ cũng như được ứng dụng nhiều trong việc làm ván sàn và đồ nội thất xuất khẩu.

Sàn gỗ muồng đen lên vân trong lạ mắt và bền lâu

Ngoài ra, cây muồng đen còn được ứng dụng trong cuộc sống với vai trò khác như:

  • Do có tán lá tròn, tạo bóng râm tốt, lá cây gần như xanh quanh năm, không rụng hoàn toàn, chỉ thay lá dần từ tháng 1 đến tháng 3 và hoa đẹp, mỗi năm 2 vụ, lại dễ trồng. Vì thế, muồng đen đã được trồng khá phổ biến để làm cây bóng mát dọc đường phố hoặc cây làm cảnh trong các công viên của Việt Nam, hầu hết các tỉnh của Việt Nam đều trồng loại cây này.
  • Hiện nay muồng đen được trồng rộng rãi để lấy gỗ, trồng rừng phòng hộ, trồng làm cây phù trợ cho cây nông nghiệp và công nghiệp như chè, cà phê, trồng cải tạo đất và lấy bóng mát….
  • Hoa muồng đen không hắc, không hấp dẫn ruồi, bọ; bộ rễ của cây rất khoẻ, rễ cái ăn khá sâu, nhiều rễ ngang nhờ vậy cây ít bị nghiêng, đổ khi gió bão lớn, lại rất chịu hạn nên nhiều nơi trồng muồng đen làm hàng cây chắn gió bảo vệ đô thị.
  • Ở Trung Quốc, muồng đen được lấy làm củi rất quan trọng của nhân dân vùng núi và nông thôn vì tốc độ nảy chồi của cây rất nhanh, củi muồng đen lại chắc, nặng, dễ cháy và có nhiệt lượng cao.
  • Phần lớn các bộ phận của cây đều có chứa ta-nanh như lá (17%), vỏ cây (9%) và quả (7%), có thể khai thác phục vụ công nghiệp thuộc da và nhuộm.
  • Trong y học truyền thống ở một số nước Đông Nam Á, quả muồng đen được dùng xổ giun và ngăn ngừa co giật ở trẻ con. Ở Campuchia, nước sắc lõi gỗ được dùng để chữa ghẻ.
  • Ở một vài nước người ta dùng quả non và hoa để trộn vào bột cà ri. Nhiều nơi, Muồng đen được phát triển rộng rãi để làm thức ăn khô cho trâu bò. Tuy nhiên lá, hoa và quả của nó lại có độc với những động vật không nahi lại như gà, vịt…
  • Rễ Muồng xiêm ăn khá rộng và sâu, có khả năng cố định đạm tự do, tán dày có khả năng ngăn hạt mưa rơi và dòng chảy, giữ đất, chống xói mòn đất bảo vệ cây nông nghiệp và cây công nghiệp hoặc trồng rừng phòng hộ đầu nguồn, chịu được gió, làm vành đai chắn gió, nên được dùng làm cây cải tạo đất.
Bộ bàn ghế phòng khách được hoàn thiện từ gỗ muồng đen

Trong danh sách bảng xếp hạng các cây gỗ ở Việt Nam, cây muồng đen hiện đang được xếp vào nhóm I. Đây là nhóm những cây gỗ thuộc loại tốt nhất và có tỷ trọng gỗ cao. Một điều đáng mừng là dù muồng đen sinh trưởng chủ yếu ở rừng tự nhiên, tuy nhiên loại cây này lại khá phổ biến nên không bị cấm khai thác hay tàng trữ. Ngoài ra, ở nhiều địa phương còn thực hiện nhiều sự án trồng loại cây này để khai thác lấy gỗ, tăng năng suất và kinh tế.

Sau khi theo dõi những thông tin trên chắc chắn bạn đã hiểu phần nào về gỗ muồng đen rồi đúng không? Đây thực sự là loại gỗ tốt với giá thành hợp lý mà các gia đình rất nên tìm hiểu và cân nhắc sử dụng.

Từ khóa » Cây Muồng đen Sống ở đâu