Tìm Hiểu Gốm Sứ Cổ Nhật Bản - Đồ Cổ Châu âu Cường Trần
Có thể bạn quan tâm
Đồ gốm sứ là một trong những hình thức thủ mỹ nghệ lâu đời của Nhật Bản. Gốm sứ cổ Nhật Bản có lịch sử lâu đời nhất trên thế giới gần 10.000 năm trước công nguyên. Một trong những lý do khiến gốm sứ Nhật Bản phát triển là vì nghệ thuật uống trà đòi hỏi sự trang trọng trong việc sử dụng bình trà và ly cốc
Từ thế kỷ thứ 4, gốm sứ cổ Nhật Bản du nhập phong cách từ Trung Quốc và Hàn Quốc sau đó chuyển thể thành nét riêng của Nhật Bản. Bước sang thế kỷ 17, Nhật Bản bắt đầu công nghiệp hóa ngành gốm và xuất khẩu sang thế giới
Hai thái cực của gốm sứ cổ Nhật Bản
Đồ gốm Nhật Bản được phần thành 2 trường phái thẩm mỹ khác nhau
– Trường phái đơn giản: sản phẩm chủ yếu làm bằng đất nung, màu sắc đơn giản gần giống với màu của đất. Chủ yếu xuất phát từ thời kỳ đầu
– Trường phái nhiều màu sắc sang trọng: sản phẩm chủ yếu làm bằng sứ với trang trí phức tạp phát triển theo phong cách Trung Quốc nhưng vẫn mang màu sắc riêng của Nhật Bản
Các thời kỳ gốm sứ cổ Nhật Bản
Thời kỳ Jomon
Xuất hiện trong thời đại Jomon, đây là thời đầu của gốm Nhật từ thế kỷ 11 TCN. Sản phẩm chủ yếu được hình thành từ đất sét nung trong ngọn lửa mờ
Hình ảnh gốm sứ Jomon
Thời kỳ Yayoi
Xuất hiện từ thế kỷ thứ 4-3 TCN, sản phẩm cũng được làm từ đất nung tuy nhiên có hoa văn và độ tinh xảo cao hơn
Gốm thời Yayoi
Thời kỳ Sue
Nhật bản phát triển kỹ thuật men chì tráng lên lớp gốm giúp cho sản phẩm trở nên tinh tế hơn và đẹp hơn. Dòng sản phẩm này xuất hiện từ năm 800-1200 sau CN
Hình ảnh gốm Sue
Thời kỳ Kamakura và Muromachi
Hai thời kỳ này kéo dài từ năm 1192 đến 1573, người Nhật viếng thăm Trung Quốc và học được những bí mật làm gốm, sau đó họ quay trợ lại Nhật và phát triển hàng trăm lò gốm tại Seto
Các sản phẩm được sử dụng vào mục đích phục vụ nghi lễ hoặc dùng trong trà đạo. Về hoa văn trang trí giai đoạn này chủ yếu theo trường phái đơn giản mộc mạc
Gốm thời kỳ Kamakura
Thời kỳ Azuchi-Momoyama
Thời kỳ này kéo dài không lâu chỉ từ 1573 đến 1600, các loại men ngọc dần dần được phát triển với màu chủ đạo là màu nâu sẫm, xanh lá cây và cam đỏ.
Các sản phẩm thời kỳ này được giới thượng lưu dùng trong trà đạo rất nhiều
Gốm thời kỳ Azuchi-Momoyama
Thời kỳ Edo (1603 – 1867)
Gốm sứ thời kỳ này được du nhập từ Hàn Quốc, Thời kỳ này phong cách trang trí có thể nhận ra đó là: đỏ, xanh lục nhạt, xanh dương nhạt, vàng hoặc đôi khi mạ vàng
Về hình dạng có thể thể thấy giai đoạn này thương xuyên xuất hiện hình bát giác hoặc hình vuông
Giai đoạn này người Nhật xuất khẩu phẩm của mình sang Châu Âu rất nhiều bởi tính thẩm mỹ được ưa chuộng tại thị trường này
Gốm sứ thời kỳ Edo
Giai đoạn từ thế kỷ 19 đến này
Kể từ giai đoạn này gốm sứ cổ Nhật Bản đã chuyển sang giai đoạn phát triển hiện đại mang lại giá trị xuất khẩu lớn cho Nhật Bản. Điển hình của gồm gốm giai đoạn này là Satsuma
Dòng gốm Satsuma với lớp men đa sắc tố phủ vàng mang lại thị hiếu cho người phương Tây vì vậy mà rất được ưa chuộng
Gốm sứ Nhật Bản thời nay
Kết luận
Gốm sứ cổ Nhật Bản có xuất phát từ rất xa xưa, thuở ban đầu người Nhật dùng đất sét để nung ra sản phẩm phẩm rất thô sơ. Về sau nhờ sự du nhập các phương pháp sản xuất men của Trung Quốc và Hàn Quốc, ngành gốm của Nhật Bản bắt đầu phát triển rầm rộ
Tuy du nhập từ nước ngoài nhưng sản phẩm lại mang họa tiết riêng của Nhật vì vậy mà rất được ưa chuông trên toàn thế giới
Từ khóa » đồ Gốm Sứ Cổ Nhật Bản
-
Tìm Hiểu Về Gốm Sứ Cổ Nhật Bản Và Các Dòng Gốm Sứ Cổ Nhật Bản
-
7 Dòng Gốm Nhật Lâu Đời Phổ Biến Của Nhật Bản
-
Đồ Gốm Sứ Nhật Bản Có Tốt Không? Có Những Loại Nào?
-
Gốm Sứ Nhật Bản | Guide | Travel Japan, Cơ Quan Xúc Tiến Du Lịch ...
-
Đồ Gốm Sứ Nhật Bản Giá Bao Nhiêu? Dùng đồ Gốm Nhật Có Tốt?
-
Gốm Sứ Nhật Bản Có Tốt Không ? Mua ở đâu ? Giá Bao Nhiêu ?
-
Đại Gia Sài Gòn Sở Hữu Bộ Gốm Nhật Cổ Hiếm Gặp Bậc Nhất Thế Giới
-
Vài Nét Về Gốm Sứ Nhật Bản - WAppuri
-
Phân Biệt Gốm Sứ Cổ Nhật Bản Và Trung Hoa, Giai đoạn TK17-18
-
[14/12] ĐỒ CỔ, ĐỒ XƯA GỐM SỨ NHẬT BẢN CÓ GIÁ TRỊ SƯU ...
-
Cửa Hàng đồ Gốm Sứ Cổ Nhật Bản - YouTube
-
Gốm Sứ Việt Xưa ở Nhật Bản
-
Bạn đã Biết Phân Biệt Gốm Sứ Nhật Bản Với Gốm Sứ Trung Quốc Chưa?