Tìm Hiểu Hệ Số đầm Chặt Của Cát Là Gì? Tiêu Chuẩn Lấp Nền Cát Trong ...

Các bạn đã biết hệ số đầm chặt của cát là gì chưa? Tiêu chuẩn khi lắp nền cát trong xây dựng là gì? Cùng chúng tôi tìm hiểu về thông tin này qua bài viết ngày hôm nay nhé!

Tìm hiểu về hệ số đầm chặt của cát là gì?

hệ số đầm chặt của cát

Hệ số đầm chặt của cát hay còn gọi là độ nén chặt (K). Đó chính là tỉ số khối lượng thể tích đơn vị đất hoặc cát đắp đạt được khi sử dụng đầm nén tại hiện trường và khối lượng thể tích đơn vị lớn nhất của cát đó đạt được khi thí nghiệm đầm nén trong phòng thí nghiệm.

Thông thường thì hệ số trong khoảng K ≤ 1, nếu K > 1 thì cần phải xem xét lại việc đầm nén cát.

 Phương pháp tính hệ số đầm chặt theo TCVN 8730-2012 có 3 phương pháp sau đây:

  •  Phương pháp dao vòng lấy mẫu.
  • Sử dụng bằng hố đào, dùng cát tiêu chuẩn thế chỗ.
  • Sử dụng bằng hố đào, dùng nước thế chỗ.

Khi thực hiện thi công nền móng các công trình, các nhà thầu sẽ thi công từng lớp theo thiết kế ( Vật liệu, độ dày lớp, độ ẩm). Kết thúc thi công mỗi lớp họ sẽ tiến hành thí nghiệm để lấy mẫu thí nghiệm – nếu đạt thì sẽ tiến hành thi công lớp tiếp theo, không đạt thì lu nén tiếp. Quy trình này gây kéo dài quá trình thi công vì vậy rất lãng phí chi phí máy móc và nhân công.

  Đối với các công trình nhỏ, việc lấy vật liệu từ nhiều nguồn khác nhau sẽ có cùng quy trình lu nén, số lượt lu nén nhưng do vật liệu không đồng nhất dẫn đến chỗ đạt tiêu chuẩn, chỗ không. Thậm chí nhiều chỗ đã quá cứng nhưng vẫn tiến hành nén chặt dẫn đến phá vỡ kết cấu nền đất hoặc cát ( Đất cát sẽ vụn rời mất khả năng kết dính, phá vỡ độ ẩm hoàn hảo) từ đó phải xử lý tốn rất nhiều chi phí.

Xem thêm: Những thông tin cơ bản về tổ hợp tải trọng nhà cao tầng

Nguyên lý làm việc máy đo hệ số đầm chặt của cát như sau :

hệ số đầm chặt của cát

Trong quá trình nén,  Thông tin hệ số được cảm biến tiếp nhận rồi truyền thông tin lên bộ xử  lý. Sau đó thông tin được tiếp nhận và chuyển hóa thành hệ số đầm chặt K và hiển thị trên màn hình thông báo cho người vận hành là đã đạt hay chưa đạt theo thiết kế.

 Hiện nay, xe lu được trang bị bộ đo tự động này, chúng ta chỉ cần lu được 1 đoạn mẫu đạt hệ số theo thiết kế, máy sẽ ghi nhớ giá trị đó và các thông số vận hành của xe tại mức đạt tiêu chuẩn hệ số đầm chặt có sẵn. Việc thi công các lớp sau sẽ đơn giản hơn rất nhiều vì khi lu ở bất kỳ thời điểm nào khi nền đã cứng, đã đạt hệ số thì máy báo hiệu người thực hiện là nền đã đặt, không tiếp tục ngay cả trong trường hợp người vận hành không để ý thì bộ xử lý cũng tự động giảm và ngưng dần.

Tiêu chuẩn lấp nền cát trong xây dựng ?

hệ số đầm chặt của cát

 Cát đen dùng chuyên san lấp là một loại được đưa vào thi công làm lớp nền cho những vị trí đất yếu. Cát đen sẽ được sử dụng kết hợp với một số loại nguyên liệu khác để tiến hành san lấp nền rất chắc chắn và giúp quá trình thi công xây dựng được diễn ra tốt hơn.

Xem thêm: Biện pháp thi công tầng hầm bằng cừ larsen như thế nào?

Hiện nay, việc lấp nền cát thường được tiến hành máy tự động như sau:

  • Đầu tiên, xác định chính xác vị trí cần nén đắp, kiểm tra cao độ, kích thước nền đắp bằng máy thuỷ bình và thước thép.
  • Chuẩn bị vật liệu cát đổ vào khu vực thi công, dùng máy ủi san đều thành từng lớp dày khoảng 25-30cm, trường hợp nền đất yếu có thể dày 50cm, làm phẳng mặt bằng sơ bộ.
  • Tưới đủ lượng nước tuỳ vào số lượng cát. Dùng loại lu nhẹ 6-8 tấn, tốc độ lu khoảng 1,532km/h, lu 324 lượt/điểm.
  • Sau đó là quá trình lu nén ép mặt đường, sử dụng lu rung khoảng 14125T , tiến hành lu 12214 lượt/điểm (cho mặt đường đạt độ đầm chặt là 0,95) và 14K16 lượt/điểm (cho lòng đường đạt độ đầm chặt là 0,98). Tốc độ lu đạt khoảng 2,513km/h.
  • Dùng lu sắt có bánh nhẵn 10+12T với tốc độ lu như trên tạo các mặt đường phẳng nhẵn, sao cho khi lu nén đi qua không hằn vết trên mặt đường đạt được cao độ theo quy định.
  • Bước cuối cùng kiểm tra lại độ bề mặt và hệ số đầm chặt của cát.

Trên đây là một số thông tin giúp bạn tìm hiểu về hệ số đầm chặt của cát và tiêu chuẩn lấp cát nền. Hy vọng những kiến thức trên sẽ giúp bạn đọc hiểu hơn về hệ số này và ứng dụng vào thực tế. Chúc các bạn thành công! 

Từ khóa » Hệ Số San Lấp Cát