Tìm Hiểu Hệ Thống đánh Lửa Xe Máy - Báo điện Tử VnMedia
Có thể bạn quan tâm
(VnMedia) - Với ưu điểm nổi bật về nhiều mặt, hệ thống đánh lửa CDI đã trở nên phổ biến trong những năm gần đây, thay thế hệ thống đánh lửa má vít có quá nhiều nhược điểm.
Trước đây, người ta thường sử dụng hệ thống đánh lửa má vít nhưng hệ thống này có nhiều nhược điểm như tia lửa không mạnh, phải thường xuyên bảo trì và điều chỉnh…Ngày nay, hệ thống đánh lửa CDI (Capacitor Discharge Ignition) trở nên phổ biến nhờ nhiều ưu điểm: Cho tia lửa mạnh, có độ tin cậy và ổn định cao, không phải tốn công bảo dưỡng.
Có 2 dạng đánh lửa CDI là: AC-CDI (hệ thống đánh lửa sử dụng nguồn điện xoay chiều) và DC-CDI (hệ thống đánh lửa sử dụng nguồn điện một chiều).
Hệ thống đánh lửa xoay chiều AC-CDI :
Hệ thống đánh lửa này sử dụng nguồn điện xoay chiều phát ra từ cuộn nguồn(cuộn lửa) ở vô lăng khi động cơ quay. Giá trị của dòng điện này lớn hay nhỏ phụ thuộc vào tốc độ của vô lăng điện (ứng với sự biến thiên từ trường của nam châm trong vô lăng điện): nếu vô lăng điện quay chậm, từ trường biến thiên ít như vậy dòng điện sinh ra sẽ có giá trị nhỏ; khi vô lăng quay càng lớn, dòng điện sinh ra sẽ càng lớn. Như vậy, dòng điện do cuộn nguồn phát ra và đưa vào CDI được tích vào tụ điện có giá trị không như nhau ở những khoảng tốc độ khác nhau của động cơ. Khi đến thời điểm đánh lửa, dòng điện do cuộn kích tạo ra làm thông Thyristor, năng lượng đã tích trong tụ điện phóng đột ngột qua cuộn sơ cấp của bôbin sườn, nhờ hiện tượng cảm ứng điện từ làm sinh ra trong cuộn thứ cấp của bôbin sườn dòng điện cảm ứng với điện thế rất cao(khoảng 15.000 ~ 20.000 V) làm phát sinh tia lửa điện ở bugi.
Hầu hết các mẫu xe máy ngày nay đều sử dụng hệ thống đánh lửa một chiều |
Hệ thống đánh lửa một chiều DC-CDI:
Hệ thống đánh lửa này không có nguồn điện xoay chiều phát ra từ cuộn nguồn ở vô lăng, mà nguồn cung cấp cho CDI đánh lửa là từ ắc qui (hoặc dòng điện xoay chiều đã được nắn thành một chiều ở bộ sạc). Dòng điện cấp cho CDI vì vậy rất ổn định, sau khi vào CDI qua bộ khuếch đại điện áp, nó sẽ được tích vào tụ điện. Các tiến trình còn lại trong quá trình đánh lửa hoàn toàn giống với hệ thống đánh lửa AC-CDI.
So sánh hệ thống đánh lửa một chiều với xoay chiều:Do nguồn điện cung cấp trong hệ thống đánh lửa DC-CDI rất ổn định (từ ắc quy), không phụ thuộc vào tốc độ động cơ như trong hệ thống đánh lửa AC-CDI, nên tia lửa điện phát ra ở bugi sẽ mạnh, đều ở mọi chế độ họat động của động cơ. Như vậy, khả năng khởi động động cơ sẽ nhạy hơn, hiệu quả đánh lửa sẽ ổn định hơn, đồng thời giúp tăng tuổi thọ cho các linh kiện điện tử trong CDI. Chính vì có ưu điểm hơn, nên hệ thống đánh lửa DC-CDI đang dần được thay thế cho hệ thống đánh lửa AC-CDI trên các xe gắn máy do các hãng sản xuất hiện nay. Tuy nhiên, có một điểm quan trọng cần lưu ý: Khác với xe có hệ thống đánh lửa AC-CDI, bất cứ một chạm chập nào của các thiết bị điện trên xe sử dụng điện DC (ví dụ như còi, xi nhan, công tắc đèn báo phanh...) ra mát, đều gây ra mất điện đánh lửa cho xe có hệ thống đánh lửa DC-CDI.
Có thể chuyển đổi hệ thống đánh lửa xoay chiều thành một chiều không?
Do hệ thống đánh lửa DC-CDI có ưu điểm hơn lọai AC-CDI, nên nếu trên xe gắn máy đang sử dụng hệ thống đánh lửa AC-CDI trong trường hợp bị cháy cuộn nguồn; CDI bị hỏng…, chúng ta có thể chuyển đổi sang sử dụng hệ thống đánh lửa DC-CDI.
Cách thực hiện rất đơn giản, không cần phải tháo mở máy ra và không mất nhiều thời gian hoặc công sức. Theo hai sơ đồ đánh lửa ở trên, để thực hiện việc chuyển đổi này, bạn chỉ cần có một DC-CDI thay thế cho AC-CDI đang sử dụng trên xe bạn (tốt nhất nên sử dụng CDI của hãng xe đó), ví dụ: Sử dụng CDI của xe Jupiter R (đánh lửa DC-CDI) thay vào cho xe Sirius (đánh lửa AC-CDI) của hãng Yamaha.
Các chi tiết khác của hệ thống đánh lửa như: Cuộn kích, bôbin sườn… vẫn được sử dụng lại và đấu cho đúng vào vị trí các chân của CDI mới. Cuộn nguồn sẽ không dùng tới, thay vào đó nguồn điện cấp cho DC-CDI sẽ lấy từ dây màu nâu (điện ắcquy sau khóa điện chính). Khóa điện chính của xe có 4 dây, khi chuyển đổi qua đánh lửa DC-CDI chỉ sử dụng hai dây: đỏ và nâu. Sau khi đấu nối xong, bạn nên kiểm tra thật kỹ lại các đường dây đấu nối vào các chân của CDI, phải bảo đảm chắc chắn đúng (vì nếu đấu sai có thể làm hỏng CDI). Bây giờ xe bạn đã có hệ thống đánh lửa DC-CDI rồi đó, hãy bật công tắc điện và nổ máy để cảm nhận sự tuyệt vời của hệ thống đánh lửa DC-CDI.
tổng hợpTừ khóa » Bộ Phận đánh Lửa Xe Máy
-
Khám Phá Nguyên Lý Hoạt động Của Hệ Thống đánh Lửa Xe Máy
-
Nơi Bán Bộ Đánh Lửa Xe Máy Giá Rẻ, Uy Tín, Chất Lượng Nhất
-
Mua Phụ Tùng Xe Máy - Bộ Phận đánh Lửa & động Cơ Giá Tốt - Shopee
-
Phần 1 Điện Nguyên Lý Làm Việc Của Hệ Thống Đánh Lửa Xe Gắn ...
-
Nguyên Lý Hoạt động Của Hệ Thống đánh Lửa Xe Máy. - Biker Vietnam
-
Hệ Thống đánh Lửa điện Tử: Cấu Tạo, Phân Loại, Nguyên Lý Hoạt động
-
Mua Online Bộ Phận Đánh Lửa & Điện Bảo Hành Uy Tín, Giá Tốt
-
Sơ đồ Hệ Thống đánh Lửa Xe Máy
-
Xe Máy Bị Mất Lửa: Nguyên Nhân Và Biện Pháp Xử Lý
-
Bộ đánh Lửa Xe Máy Yamaha Giá Bao Nhiêu?
-
Chương VII Hệ Thống đánh Lửa - Tài Liệu Text - 123doc
-
IC Xe Máy Là Gì? Tại Sao 'đạo Chích' Hay Cuỗm Bộ Phận Này?
-
Bô Bin đánh Lửa: Dấu Hiệu Hư Hỏng Và Cách Kiểm Tra - Xe ô Tô