#Tìm Hiểu Hệ Thống Thủy Lực Khí Nén - Đại Thịnh Phát

Hệ thống thủy lực khí nén là một hệ thống hoàn toàn mới với những ưu nhược điểm riêng không ngừng phát triển. Cùng tìm hiểu hệ thống thủy lực khí nén tại bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn nhé. 

thủy lực khí nén

Hệ thống thủy lực khí nén

1. Hệ thống khí nén là gì?

Hệ thống khí nén thủy lực chính là một hệ thống cơ bản gồm nhiều thiết bị có các chức năng khác nhau như chế tạo, lưu trữ khí nén để ứng dụng trong các ngành như y tế, khai khoáng, công nghiệp… 

Trong một hệ thống thủy lực khí nén bao gồm một số thiết bị chính như sau: 

1.1 Máy khí nén

Đây là thiết bị quan trọng không thể thiếu được trong bất kỳ hệ thống khí nén thủy lực nào. Máy khí nén có tác dụng cung cấp khí nén trực tiếp cho toàn bộ hệ thống. Cho nên, tùy vào quy mô và mục đích sử dụng của hệ thống để lựa chọn các loại máy khí nén khác nhau như ly tâm, piston, đối lưu, trục vít… 

1.2 Bình chứa khí

Thiết bị khí nén thủy lực này còn được gọi là bình tích áp có chức năng tích trữ năng lượng khí nén được sản sinh từ máy nén khí và cung cấp cho các thiết bị khác khi có nhu cầu sử dụng. Bình có tác dụng duy trì khả năng vận hành liên tục của các loại máy móc và phụ tùng trong máy nén khí để giảm tình trạng gián đoạn do thiếu khí nén. 

Ngoài ra, trong bình chứa còn có chức năng giảm một phần nước, bụi bẩn của khí và đồng thời làm mát các thiết bị khác. 

1.3 Thiết bị xử lý khí nén

Thiết bị thủy lực khí nén này bao gồm nhiều thiết bị khác nữa như bộ lọc tách nước khí nén, máy sấy khí…. Trong đó các thiết bị này sẽ có nhiệm vụ lọc bụi trong khí, tách nước và sấy khô để đảm bảo cho lượng khí nén có chất lượng tốt nhất. 

2. Ưu nhược điểm của hệ thống thủy lực khí nén

thủy lực khí nén

Hệ thống thủy lực khí nén có ưu nhược điểm gì?

Mỗi hệ thống ra đời đều có những ưu điểm nổi bật và cả những điểm hạn chế nên để ứng dụng hiệu quả các bạn phải biết kết hợp phù hợp nhất. Do đó, khi sử dụng hệ thống thủy lực khí nén chúng ta cần áp dụng cùng các hệ thống điện cơ khác. Từ đó nâng cao hiệu quả khi dùng cùng các giải pháp khác trong hệ thống trang thiết bị máy móc. 

2.1 Ưu điểm của hệ thống khí nén

Không phải tự nhiên nhiều người lại ưa chuộng hệ thống khí nén như vậy, bởi vì hệ thống này có rất nhiều ưu điểm nổi bật, cụ thể như sau: 

  • Thủy lực khí nén giúp cung cấp lượng khí nén lớn và có khả năng lưu trữ lớn để không bị gián đoạn các hoạt động trong hệ thống do thiếu khí nén. 
  • Hệ thống khí nén giúp vận chuyển lượng khí nén đi xa với lượng tiêu hao nhỏ và có tốc độ truyền tải nhanh chóng. 
  • Khí nén sau khi sinh cơ học có thể thái ra ngoài môi trường mà không gây ô nhiễm môi trường. 
  • Hệ thống khí nén thủy lực luôn đảm bảo an toàn với các giải pháp phòng ngừa quá tải, quá áp suất.
  • Khí nén thủy lực thường được ứng dụng trong nhiều các lĩnh vực khác nhau do có tính đa dạng cao, cụ thể như y tế, chế biến thực phẩm, khai khoáng là những ngành không thể thiếu các hệ thống khí nén. 

2.2 Nhược điểm của hệ thống khí nén

Dù có nhiều ưu điểm như vậy nhưng hệ thống khí nén thủy lực vẫn tồn tại một số nhược điểm như sau:

  • Trong quá trình giải phóng dòng khí nén ra môi trường bên ngoài thường có tiếng ổn nên hệ thống này không khuyên dùng cho các khu đông dân cư, dùng tại bệnh viện hoặc trường học. 
  • Nếu tải trọng thủy lực khí nén thay đổi thì vận tốc truyền động cũng sẽ thay đổi theo do khả năng đàn hồi của khí nén quá lớn nhưng nếu muốn duy trì chuyển động đồng đều thì rất dễ thực hiện. 
  • Có mức công suất truyền động không quá lớn, xét về mục đích sử dụng cần dùng công suất lớn thì phải tốn nhiều phí cho truyền động cao gấp 10 đến 15 lần so với các truyền động điện cùng công suất. Tuy nhiên, kích thước và trọng lượng của truyền động khí nén chỉ bằng 30% so với truyền động điện. 

3. Các dạng của thủy lực khí nén

Hệ thống khí nén thủy lực có các dạng khác nhau tùy theo từng mục đích hoạt động để tạo ra những nguồn năng lượng và chuyển động khác nhau. Tuy nhiên, phổ biến nhất là hai dạng dưới đây: 

3.1 Truyền động thẳng

Nếu cấu tạo của khí nén đơn giản sẽ linh hoạt trong vận hành và đương nhiên dạng này rất phổ biến trong các thiết bị giá kẹp dùng để gia công các trang thiết bị khác. Hoặc một số thiết bị dồn dập dùng để phân loại hay đóng gói sản phẩm cũng dùng truyền động thẳng. 

3.2 Truyền động quay

Trong dạng hệ thống thủy lực khí nén thì truyền động quay được sử dụng trong các trường hợp yêu cầu có tốc độ truyền độ rất cao nhưng vẫn giữ công suất nhỏ. Đặc biệt, chúng còn mang lại rất nhiều tiện ích hơn hẳn các nguồn năng lượng khác.   

thủy lực khí nén

Hệ thống khí nén thủy lực

4. Nguyên lý hoạt động của hệ thống khí nén thủy lực

Hệ thống thủy lực khí nén có nguyên lý hoạt động dựa trên lưu chất hệ thống kín, khi đó lưu chất này kết hợp với khí nén và dầu thủy lực để tạo ra nguồn năng lượng. Từ đó, lưu chất này hoạt động bằng cách di chuyển từ vị trí này sang vị trí khác để tạo ra chuyển động tịnh tiện và chuyển động quay tác dụng lực. 

Trên đây bài viết vừa giới thiệu những thông tin cụ thể về hệ thống khí nén thủy lực hy vọng sẽ giúp các bạn hiểu hơn về hệ thống thủy lực này để ứng dụng phù hợp nhất. 

Có thể bạn quan tâm:

  • Bơm thủy lực khí nén
  • Máy xiết bulong khí nén

Từ khóa » Khí Nén Thủy Lực Là Gì