[Tìm Hiểu] Hiệu điện Thế Là Gì? Công Thức Tính Hiệu điện Thế
Có thể bạn quan tâm
- Giáo dục
Hiệu điện thế là nội dung kiến thức quan trọng trong chương trình vật lý các cấp từ trung học cơ sở đến trung học phổ thông. Vậy định nghĩa hiệu điện thế là gì? Công thức tính như thế nào? Vì vậy, trong bài viết này, thegioimay.org sẽ giúp bạn tổng hợp và ôn lại những kiến thức quan trọng của phần điện lực học này nhé!
Nội dung chính
- Hiệu điện thế là gì?
- Ký hiệu và đơn vị đo của hiệu điện thế là gì?
- Dụng cụ đo hiệu điện thế là gì?
- Công thức tính hiệu điện thế
- Công thức số 1
- Công thức số 2
- Công thức số 3
- Phân biệt hiệu điện thế với cường độ dòng điện
Hiệu điện thế là gì?
Định nghĩa hiệu điện thế là gì được đề cập rất rõ trong chương trình học vật lý 7 và vật lý 11. Tuy nhiên, vật lý lớp 11 đề cập sâu hơn và phạm vi rộng hơn so với lớp 7. Trong đó:
- Theo chương trình vật lý lớp 7, hiệu điện thế được hiểu đơn giản là phần được sinh ra giữa hai cực của nguồn điện. Hay có thể đó là công để các hạt mang điện tích di chuyển giữa hai cực (dương và âm) trong nguồn điện.
- Định nghĩa hiệu điện thế lớp 11 được giải thích phức tạp hơn. Theo đó, trong điện trường, hiệu điện thế giữa hai điểm M và N là đại lượng đặc trưng cho khả năng sinh ra công khi một điện tích q di chuyển từ điểm M đến điểm N. Thương số của công được sinh ra khi điện tích q di chuyển từ M đến N được gọi là hiệu điện thế.
Thực tế, hai khái niệm này đều có chung bản chất, đề cập đến sự chênh lệch điện thế của hai cực.
>>> Bài viết tham khảo: [Tìm hiểu] cường độ dòng điện – công thức tính cường độ dòng điện
Ký hiệu và đơn vị đo của hiệu điện thế là gì?
Trong vật lý, hiệu điện thế được ký hiệu bằng U.
Vôn (V) là đơn vị dùng để đo hiệu điện thế. Người ta thường sử dụng các đơn vị lớn như kilôvôn (kV) hay đơn vị nhỏ milivon (mV) dùng để đo hiệu điện thế. Trong đó:
- 1V = 1000mV
- 1kV = 1000V
Dụng cụ đo hiệu điện thế là gì?
Vôn kế là dụng cụ chuyên dụng dùng để đo hiệu điện thế. Vôn kế được chia thành hai loại chính là vôn kế hiển thị số và vôn kế đồng hồ kim. Hai loại vôn kế này đều được sử dụng để đo hiệu điện thế với độ chính xác tương đương nhau.
Cách đo hiệu điện thế:
- Bước 1: Lựa chọn vôn kế có đơn vị đo và độ chia nhỏ nhất phù hợp dòng điện cần đo.
- Bước 2: Mắc vôn kế song song với mạch điện. Lưu ý, cực dương của vôn kế phải được lắp với cực dương của mạch điện, cực âm của vôn kế được lắp với cực âm của mạch điện. Tuyệt đối không được lắp ngược dấu giữa hai thiết bị bởi như vậy có thể dẫn đến tình trạng chập, cháy, ảnh hưởng đến sự an toàn của người thực hiện.
- Bước 3: Đọc kết quả hiển thị trên màn hình vôn kế.
Chú ý: Nếu dùng vôn kế kim để đo hiệu điện thế, trước khi lắp vào mạch điện để đo, bạn phải điều chỉnh kim về vị trí số 0 để kết quả đo được chính xác nhất!
Công thức tính hiệu điện thế
Trong chương trình vật lý lớp 7, lớp 9, lớp 11 và lớp 12, các bạn học sinh đã tiếp cận với rất nhiều các công thức tính hiệu điện thế khác nhau.
Dưới đây là một số công thức cơ bản được chúng tôi tổng hợp, mời các bạn tham khảo:
Công thức số 1
U = I.R
Trong đó:
- U: Hiệu điện thế (V)
- I: Cường độ dòng điện (A)
- R: Điện trở của dòng điện ()
Công thức số 2
UMN= VM- VN= AMNq
Trong đó:
- UMN: Là hiệu điện thế giữa điểm M và điểm N (V)
- AMN: Công lực điện được sinh ra để điện tích di chuyển từ điểm M đến điểm N (J)
- q: Điện tích (C)
Công thức số 3
Công thức liên hệ giữa hiệu điện thế và điện trường:
UMN= E.dMN
Trong đó:
- E: Là cường độ điện trường đều (V/m)
- d: Khoảng cách giữa hai hình chiếu của hai điểm M và N trên đường sức (cm)
>>> Bài viết tham khảo: Cảm biến từ là gì? Nguyên lý hoạt động và ứng dụng của cảm biến từ
Phân biệt hiệu điện thế với cường độ dòng điện
Hiệu điện thế và cường độ dòng điện là hai khái niệm đề cập đến khả năng hoạt động của các phân tử trong điện trường. Mỗi khái niệm sẽ mang một ý nghĩa khác nhau. Bạn có thể tham khảo cách phân biệt hai đại lượng này như sau:
Tiêu chí so sánh | Hiệu điện thế | Cường độ dòng điện |
Ý nghĩa | Sự chênh lệch về khả năng sinh công để điện tích q di chuyển từ điểm M đến điểm N nào đó. | Xác định tốc độ của dòng điện hay chính là sự mạnh/ yếu của dòng điện. |
Ký hiệu | U | I |
Đơn vị đo | V (Vôn) | A (Ampe) |
Dụng cụ đo | Vôn kế, đồng hồ vạn năng | Ampe kế, ampe kìm, đồng hồ vạn năng |
Mối quan hệ | Có mối quan hệ mật thiết với nhau, không thể thiếu một trong hai được. | Có mối quan hệ mật thiết với nhau, không thể thiếu một trong hai được. |
Trên đây là toàn bộ kiến thức giải thích hiệu điện thế là gì và các công thức tính hiệu điện thế được chúng tôi tổng hợp. Hy vọng qua những thông tin chia sẻ trên sẽ mang đến cho bạn đọc kiến thức bổ ích. Hãy truy cập vào thegioimay.org để cập nhật thêm nhiều thông tin hữu ích khác nhé!
RELATED ARTICLESMORE FROM AUTHOR
Vô cảm là gì? Nguyên nhân và cách khắc phục vô cảm hiệu quả
Vô tri là gì? Nguồn gốc và ý nghĩa của từ vô tri
Trau chuốt là gì? Chau chuốt hay trau chuốt đúng chính tả?
EDITOR PICKS
Địa chỉ: Tòa nhà A14, Ngách 3/10 Đường Liên cơ, Q. Nam Từ Liêm, TP Hà Nội Số điện thoại: 0977 658 099 - 0983 530 698POPULAR POSTS
Sát sao là gì? Sát sao hay xát sao? Từ nào...
Cập nhật lúc: 24/05/2021Hai lực cân bằng là gì? Ví dụ về hai lực...
Cập nhật lúc: 11/11/2020Cấu Tạo Điện Trở Gồm Những Bộ Phận Nào?
Cập nhật lúc: 31/07/2020POPULAR CATEGORY
- Giới trẻ346
- Tin tức275
- Giải trí227
- Giáo dục185
- Góc tư vấn173
- Máy rửa xe100
- Xe máy - Ô tô89
- Hướng dẫn54
- Máy hút bụi46
Từ khóa » Tính U
-
Công Thức Tính Hiệu điện Thế - Hoàng Vina
-
Cường độ Dòng điện (I), Hiệu điện Thế (U) Và Điện Trở (R) Trong ...
-
Công Thức Tính U Định Mức, Ý Nghĩa Số Oát Trên Các Dụng Cụ Điện
-
Mạch điện Nối Tiếp: Công Thức Tính Hiệu điện Thế U Cường độ Dòng ...
-
Công Thức Tính Cường độ Dòng điện
-
Nêu Công Thức Tính I Và U Trong Mạch Có N Bóng đèn Mắc Nối Tiếp ...
-
Khối U ác Tính Khác Khối U Lành Như Thế Nào? | Vinmec
-
Phân Biệt U Lành Tính Và U ác Tính | Vinmec
-
Các Công Thức Tính điện Trở Cơ Bản Dành Cho Học Sinh Phổ Thông
-
Đoạn Mạch Song Song Là Gì? Cách Tính Cường độ Dòng điện, Hiệu ...
-
Công Thức Vật Lý Lớp 11 - SlideShare
-
Tóm Tắt Công Thức Giải Nhanh Vật Lý 12: 3 Dạng Bài Tập Dòng ...