Tìm Hiểu Kỹ Thuật Nuôi Tôm Nước Ngọt Miền Bắc - SunCo Group

Nuôi tôm nước ngọt ở Miền Bắc đang càng được nhân rộng, tuy nhiên mô hình truyền thống vẫn tồn tại nhiều hạn chế ảnh hưởng tới môi trường và giảm năng suất tôm. Do vậy bài viết sau chúng tôi xin giới thiệu kỹ thuật nuôi tôm nước ngọt Miền Bắc tiên tiến nhất, cho phép đem lại hiệu quả cao cao hơn, hạn chế được nguy cơ mắc dịch bệnh ở tôm và giúp bảo vệ được môi trường sinh thái.

Nội Dung Chính

Toggle
  • Những hạn chế hiện nay khi nuôi tôm nước ngọt  Miền Bắc
  • Kỹ thuật nuôi tôm nước ngọt Miền Bắc đạt năng suất cao
    • Chọn ao nuôi tôm nước ngọt
    • Gây màu nước cho ao nuôi tôm
    • Lựa chọn tôm giống để thả ao
    • Thả tôm giống vào ao
    • Chăm sóc tôm nước ngọt
    • Phòng bệnh cho tôm
    • Thu hoạch tôm nước ngọt

Những hạn chế hiện nay khi nuôi tôm nước ngọt  Miền Bắc

Tôm nước ngọt chính là tôm đồng hay tôm sống, chúng chủ yếu sinh sống ở các khu vực nước ngọt miền Bắc như ao, hồ, sông, suối, ngòi hoặc đầm phá…Loại tôm này có kích thước nhỏ và trung bình, là nguồn thực phẩm rất phổ biến ở Việt Nam. Tôm nước ngọt ở miền Bắc có thịt rất thơm, mềm và vị ngọt, có thể chế biến thành nhiều món ăn.

nuôi tôm nước ngọt miền bắc
ao nuôi tôm nước ngọt miền bắc

Tôm nước ngọt cũng đang được nuôi rất nhiều ở các tỉnh miền Bắc bởi giá trị kinh tế cao, thời gian nuôi tôm tương đối ngắn và sức đề kháng tương đối tốt. Tuy nhiên vì mô hình nuôi chưa thực sự khoa học, tốn khá nhiều thời gian và công sức, đặc biệt là thời tiết miền Bắc phân mùa nóng và lạnh, khí hậu thay đổi thất thường nên cần phải thay đổi có sự điều chỉnh để việc nuôi tôm nước ngọt được thuận lợi hơn.

Kỹ thuật nuôi tôm nước ngọt Miền Bắc đạt năng suất cao

Nếu bạn hoặc gia đình, người thân đang có nhu cầu nuôi tôm nước ngọt thì nên tham khảo ngay mô hình hiện đại dưới đây.

Chọn ao nuôi tôm nước ngọt

Bạn nên nhớ tôm cần nhiều oxy để sống bởi chúng phải trải qua quá trình lột xác. Do vậy cần chọn ao nuôi sạch, nước trong, không bị ô nhiễm, nguồn nước cấp thoát thuận lợi. Nếu không cần lắp đặt thêm hệ thống sục oxy để tôm phát triển tốt.

Với các ao nuôi bùn đất, ao cải tạo từ ao nuôi cá thì bạn cần vét đáy ao, tu sửa, phơi đáy ao tầm 6-7 ngày, sử dụng thuốc tiêu độc để diệt trừ các sinh vật hại cho tôm.

Thay vì nuôi tôm trong các ao bùn đất thì mô hình nuôi tôm nước ngọt tiên tiến ở miền Bắc hiện nay đó là nuôi tôm trong bể/ao lót bạt. Tức là không nuôi tôm trực tiếp trong ao bùn đất truyền thống mà sẽ dùng bạt lót đáy ao và nuôi trong đó. Bạn đào ao theo kích thước đã chuẩn bị, làm phẳng đáy ao, đáy nghiêng 30 độ, trải bạt đều khắp ao, cố định góc cạnh, bơm nước vào là có thể thả tôm.

Nuôi tôm nước ngọt trong ao/bể lót bạt không những đơn giản mà còn cho phép kiểm soát chất lượng nước, kiểm soát nhiệt độ nước tốt. Do đó ngay cả khi thời tiết nắng nóng hay giá lạnh mùa đông cũng không làm ảnh hưởng nhiều đến tôm.

Xem thêm : Những lưu ý khi sử dụng bạt lót ao tôm

Gây màu nước cho ao nuôi tôm

Để tôm nước ngọt phát triển tốt thì bạn cần gây màu nước rồi mới thả tôm bởi vì nước đục thì tôm dễ chết. Nếu là ao đất thì dùng phân vi sinh gây màu, còn ao lót bạt thì không cần lo lắng điều này, chỉ cần nước đạt độ PH vừa đủ là được.

Lựa chọn tôm giống để thả ao

Chọn các con tôm giống khỏe mạnh, để chắc chắn thì dùng phản ứng khuếch đại gen – PCR để kiểm tra xem tôm có mắc bệnh dịch nào không. Tôm chuẩn kích thước đều nhau, tránh mua con quá to quá nhỏ sẽ ảnh hưởng tới quá trình sinh trưởng của tôm.

Thả tôm giống vào ao

Việc các bạn thả tôm nước ngọt đúng kỹ thuật sẽ giúp làm tăng tỷ lệ sống cho tôm. Nên chọn thời điểm thả tôm  lúc sáng sớm hoặc chiều mát, tránh thả vào lúc trời mưa hoặc thả khi điều kiện môi trường ao nuôi chưa thích hợp. 

Mật độ thả tôm giống quảng canh dao động 5 – 10 con tôm giống/m2, còn nếu nuôi thâm canh thì thả 25 – 40 con tôm giống/m2. Trước khi thả tôm, bạn ngâm bao tôm trong nước tầm 10-15 phút, sau đó mở đầu bao để tôm từ từ bơi ra.

Chăm sóc tôm nước ngọt

Thức ăn của tôm cần đảm bảo đầy đủ chất dinh dưỡng tốt nhất, có thể cho ăn thức ăn cám viên công nghiệp với thức ăn tự nhiên tự làm. Liều thượng của thức ăn theo sẽ thay đổi theo mức độ lớn dần của tôm. Mỗi ngày cho ăn khoảng 5 bữa đủ dinh dưỡng, vitami và khoáng chất để tôm phát triển tối hiệu quả nhất.

Phòng bệnh cho tôm

Tôm nước ngọt cũng rất dễ bị tấn công bởi các sinh vật khác, nhất là khi bạn nuôi tôm chung với cua. Vì vậy cần dùng lưới để vây quanh tôm. Quan sát theo dõi màu nước, chủ động phát hiện bất thường, thay nước định kỳ cho ao nuôi tôm ít nhất 15-30 ngày/lần.

Thu hoạch tôm nước ngọt

Tùy từng loại tôm mà có thời gian nuôi khác nhau nhưng dao động từ 3-4 tháng là bạn đã có thể bắt đầu thu hoạch tôm. Bạn có thể thu hoạch tỉa những con to trước hoặc thu hoạch đồng loạt. Với ao lót bạt thì chỉ tầm 1 tuần sau thu hoạch là vào vụ mới được.

thu hoạch tôm
cảnh thu hoạch tôm

Mong rằng với những chia sẻ trên đã giúp các bạn nắm rõ hơn về kỹ thuật nuôi tôm nước ngọt Miền Bắc. Qua đó có thể chủ động đưa vào áp dụng để mang lại hiệu quả cao nhất.

Bạn có thể liên hệ hotline : 0989.999.219 (Call/Zalo) để được mua những loại vật tư lót ao tôm hiệu quả và được tư vấn miễn phí cách nuôi tôm tăng năng suất nhất

Từ khóa » Tôm Suối ăn Gì