Tìm Hiểu Một Số Cách Chữa Nấc Cho Trẻ Sơ Sinh Hiệu Quả Nhất
Có thể bạn quan tâm
Đối với trẻ sơ sinh, tình trạng nấc cụt thường xuyên xảy ra. Dù không gây nguy hiểm trực tiếp đến sức khỏe, nhưng những cơn nấc kéo dài sẽ vô tình làm cho bé cảm thấy khó chịu. Chính vì vậy, bài viết này AiHealth sẽ hướng dẫn cho các bậc cha mẹ cách chữa nấc cho trẻ sơ sinh hiệu quả nhất.
-
Nấc là gì? Nguyên nhân dẫn đến tình trạng nấc ở trẻ sơ sinh
Hiện tượng nấc, hay còn gọi là nấc cụt, là một hiện tượng xảy ra do sự co thắt không tự chủ và ngắt quãng của của cơ hoành, cơ liên sườn. Sau đó là sự đóng đột ngột của thanh môn, và tạo ra âm thanh.
Nấc cụt ở mỗi người có tần suất không giống nhau, trung bình có thể bị 4 đến 60 lần một phút.
Mặc dù nấc không gây ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của trẻ, nhưng chắc hẳn nó sẽ tạo nên một cảm giác khó chịu cho bé, khiến bé trở nên mệt mỏi và thậm chí ảnh hưởng đến việc ăn uống, ngủ nghỉ.
Nguyên nhân dẫn đến tình trạng nấc ở trẻ sơ sinh
Vậy nguyên nhân gây lên tình trạng nấc ở trẻ sơ sinh là do đâu? Trên thực tế, có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến nấc, cụ thể đó là:
Bé bị trào ngược dạ dày: Đây là tình trạng khá phổ biến ở trẻ sơ sinh, bởi lúc này cơ quan tiêu hóa của bé còn kém và chưa hoàn thiện. Axit trong dạ dày khi bị trào ngược sẽ đi lên thực quản, dẫn đến hiện tượng nấc.
Bé nuốt nhiều không khí khi bú: Trong khi bú, nếu không biết cách sẽ làm cho bé bị nuốt vào một lượng không khí đáng kể. Mức khí này nếu vượt quá mức chịu đựng của dạ dày thì cơ hoành sẽ co thắt lại và tạo ra tiếng nấc.
Thay đổi không khí: Việc môi trường đột ngột thay đổi nhiệt độ cũng là nguyên do khiến bé bị nấc cụt, đặc biệt khi không khí trở nên lạnh.
Thông thường, bé sẽ chỉ bị nấc vài phút, cha mẹ không cần quá lo lắng. Tuy nhiên, trong một số trường hợp mà bé bị nấc thường xuyên, diễn ra trong một thời gian dài và không có dấu hiệu giảm thì rất có thể là triệu chứng của một số bệnh nguy hiểm. Lúc này, cha mẹ không nên chần chừ mà hãy đưa bé đến những cơ sở y tế uy tín để thăm khám.
-
Cách chữa nấc cho trẻ sơ sinh hiệu quả nhất
Như đã đề cập bên trên, nấc là một biểu hiện sinh lý bình thường. Tuy nhiên, nấc sẽ làm cho bé mệt mỏi và quấy, ảnh hưởng đến cả cha mẹ. Chính vì vậy, phụ huynh có thể tham khảo một vài mẹo dưới đây để chữa cho bé:
Cách cách chữa nấc cho trẻ sơ sinh hiệu quả
Vỗ và xoa lưng cho bé: Vỗ và xoa nhẹ vào lưng bé là một mẹo chữa nấc dễ thực hiện nhất. Mẹ tiến hành vỗ vào 2 vai cho bé, nhưng động tác phải nhẹ nhàng và dứt khoát. Động tác này có thể khiến bé hết nấc và hết ợ hơi một cách nhanh chóng.
Cho bé uống nước: Cách này áp dụng cho người lớn và cả trẻ sơ sinh được. Mẹ hãy cho bé uống những ngụm nước nhỏ, mỗi lần khoảng 2 đến 5ml có thể giúp bé ngăn chặn cơn nấc.
Bịt chặt lỗ tai bé: Cách này cũng khá hiệu quả để chữa nấc cho trẻ sơ sinh. Mẹ dùng 2 ngón tay trỏ của mình bịt chặt vào 2 lỗ tai của bé tầm độ nửa phút. Sau đó, bóp 2 cánh mũi và khép kín miệng bé trong độ 3 giây. Lặp lại thao tác này vài lần để có hiệu quả.
Cho bé ngậm mật ong: Mẹ hãy dùng tấm gạc tiệt trùng chuyên dụng, chấm một ít mật ong và đưa vào mồm cho bé ngậm. Cách này ngoài chữa nấc cho bé còn hạn chế cho bé bị tưa lưỡi
Ngoài ra, nếu bé đang sử dụng những bình sữa không phù hợp khiến bé bị tràn nhiều không khí vào trong, mẹ nên thay núm ti bình sữa cho phù hợp hơn với lực hút của bé. Bên cạnh đó, trong trường hợp bé đã đến tuổi ăn dặm, mẹ cũng có thể cho bé ngậm một chút đường trong miệng. Bởi vị ngọt của đường có thể giúp hạn chế các cơn co thắt.
-
Có thể phòng tránh việc nấc ở trẻ sơ sinh không?
Bên cạnh các cách chữa nấc cho trẻ sơ sinh, bạn cũng nên biết cách phòng tránh những cơn nấc này. Một vài phương pháp bạn có thể thực hiện đó là:
+ Bế bé ở tư thế thẳng đứng sau mỗi lần cho bé ăn, bế ở tư thế đó trong khoảng 20 đến 30 phút.
+ Sau khi bé vừa ăn no, hạn chế cho bé thực hiện những hoạt động mạnh.
+ Hãy cho bé ăn số lượng ít hơn, và mỗi lần cho ăn nhiều hơn.
+ Bé nếu khóc nhiều cũng có thể bị nấc, hãy giữ cho bé luôn vui vẻ và bình tĩnh.
Bé khóc nhiều cũng là một nguyên nhân dẫn đến nấc
+ Đừng đợi đến khi bé đói, khóc và quấy phá mới cho bé ăn.
+ Nếu bé bú bằng bình sữa, hãy dùng bình có van chống sặc, sau khi bú khoảng 3 phút cho bé dừng lại nghỉ ngơi.
+ Nếu bé bú mẹ, hãy đổi bên khi cho bú, mỗi lần đổi bên cho bé ợ hơi.
Đây là một số cách có thể giúp bạn tránh được những cơn nấc của bé. Như đã nói ở trên, nấc nhiều và lâu dài cũng có thể là dấu hiệu cho một vài căn bệnh như thoát vị cơ hoành, hoặc các bệnh về phổi, tim,… Chính vì vậy, nếu có hiện tượng này trong một thời gian dài, bạn hãy hỏi các chuyên gia để được tư vấn tốt nhất.
Nếu bạn còn đang băn khoăn trong vấn đề tìm sự trợ giúp, hãy đăng ký và sử dụng app AiHealth. Tại đây, bạn sẽ được kết nối đến một bác sĩ riêng đã có kinh nghiệm khám chữa tại các bệnh viện lớn trên toàn quốc. Khi gặp bất kỳ vấn đề nào, bạn có thể nhận được sự hỗ trợ một cách miễn phí.
Nên xem ứng dụng Aihealth chi tiết: Tại Đây
Trên đây là tất cả những thông tin về cách chữa nấc cho trẻ sơ sinh cũng như các cách phòng tránh phù hợp. Hy vọng những “mẹo” này có thể giúp ích cho bạn trong quá trình chăm sóc bé.
Từ khóa » Cách Chữa Nấc
-
Bị Nấc Cụt Liên Tục, Làm Sao Cho Hết? | Vinmec
-
Những Cách Chữa Nấc Cụt Nhanh Chóng, Hiệu Quả Không Phải Ai ...
-
6 Cách Chữa Nấc Cụt Hiệu Quả Ngay Tức Thì ít Người Biết
-
8 Cách Chữa Nấc Cụt Cho Người Lớn Hiệu Quả Bất Ngờ! • Hello Bacsi
-
TOP 10 Cách Trị Nấc Cụt Nhanh Nhất, Siêu đơn Giản Lại Cực Hiệu Nghiệm
-
6 Mẹo Chữa Nấc Cụt Thành Công 100% Chỉ Trong 1 Phút, Biết Rồi Sẽ áp ...
-
7 Mẹo Chữa Nấc đơn Giản Và Nhanh Chóng Giúp Ngày Tết Thêm Vẹn ...
-
Mẹo Chữa Nấc Ngay Lập Tức - Điện Máy XANH
-
6 Cách đơn Giản để Thoát Khỏi Hiện Tượng Nấc Cụt Nhanh Chóng
-
10+ Mẹo Chữa Nấc Cụt Nhanh Bằng Vài Thực Phẩm Quen Thuộc
-
Thử Những Mẹo đơn Giản Này để Chữa Nấc Cụt Tại Nhà - VOV
-
Trẻ Sơ Sinh Bị Nấc Cụt: Nguyên Nhân Và Cách Chữa Trị Cho Bé | Huggies
-
Bác Sĩ Mách Cách Chữa Nấc Cụt Thành Công 100% Chỉ Trong 1 Phút
-
Nguyên Nhân Và Cách Chữa Trẻ Sơ Sinh Bị Nấc Cụt