Tìm Hiểu Nấm Kim Châm | Xemtailieu

logo xemtailieu Xemtailieu Tải về Tìm hiểu nấm kim châm
  • docx
  • 16 trang
NẤM KIM CHÂM 1. TỔNG QUAN Nấấm Kim chấm trồồng Nấấm kim chấm hoang dại -Tên gọi khác: Nấm kim chi, nấm giá, câu khuẩn, phác cô, kim cô. -Tên tiếng Anh:Velvet Foot,Winter Mushroom,Golden Needle Mushroom. -Tên khoa học: Flammulina velutipes (Curtis) Singer Phân loại khoa học Giới (regnum) : Ngành (divisio) : Nấm (Fungi) Nấm đảm (Basidiomycota) Lớp (class) : Nấm tản (Agaricomycetes) Bộ (ordo) : Nấm tản (Agaricales) Họ (familia) : Physalacriaceae Chi (genus) : Nấm kim châm (Flammulina P. Karst.) Loài (species) : Flammulina velutipes (Curtis) Singer Phân bố Lớp nấm tản (Agaricomycetes) được biết có khoảng 17 Bộ (ordo), 100 Họ (family), 1.147 Chi (genus) với khoảng 20.951 loài (species). Đặc điểm của Bộ Nấm tản (Agaricales) là nấm có cuốn và mũ nấm với các cành bào tử đảm mọc dầy đặt ở các vách phía dưới mũ nấm. Tản nấm có kích thước mũ nấm từ vài mm cho đến loài nấm khổng lồ như loài nấm polypore ( Fomitiporia ellipsoidea ) có kíc thước mũ lớn hơn vài mét và có khối lượng đến 500 kg. Đây là loài nấm có kích thước lớn nhất thế giới và có tuổi thọ đến 1.500 năm! Trong Chi nấm kim châm (Flammulina P. Karst.) thuộc Họ Physalacriaceae với khoảng 12 loài phân bố rộng rãi ở các vùng có khí hậu ôn hòa. Các loài trong Chi nấm Kim châm đa số là loai nấm ăn được, bao gồm: 1-Flammulina callistosporioides 2-Flammulina elastica 3-Flammulina fennae 4-Flammulina ferrugineolutea 5-Flammulina mediterranea 6-Flammulina mexicana 7-Flammulina ononidis 8-Flammulina populicola 9-Flammulina rossica 10-Flammulina similis 11-Flammulina stratosa 12-Flammulina velutipes (Enoki). Trong đó loài nấm Kim châm (Flammulina velutipes (Curtis) Singer) được khai thác trong tự nhiên và được trồng ở nhiều nước vùng nhiệt đới và ôn đới trên khắp thế giới. Theo các nghiên cứu của Trung Quốc cho biết Nấm kim châm (F.velutipes) được trồng nhân tạo đầu tiên khoảng năm 800 sau Công nguyên (AD), sau nấm mèo ( 600 AD) và trước khi nấm Linh chi (1000 AD). Mô tả Nấm Kim châm mọc thành cụm đều nhau, có hình gía đậu. Mũ nấm: Đường kính 1,5-7 cm,cuống thẳng mới đầu hình chuông, hình bán cầu, sau đó phẳng dần hình thành dạng bán cầu dẹp hay dạng ô. Có màu vàng nhạt, ở giữa có màu vàng thẫm hơn Thịt nấm: Trắng hay màu vàng nhạt. Lúc đầu quánh, khi già thì hơi mềm. Hơi ngả kiềm lúc tươi. Mọc dính vào cuống. Phiến Nấm: Lúc đầu màu trắng, sau đó trắng vàng. Tách biệt nhau, dài ngắn khác nhau. Mọc dính vào cuống. Cuống Nấm: Màu nâu tối, đen, phía trên màu vàng, phủ lông nhung dày, dài:17 cm, rộng 0.25-0.5(0.8)cm. Phần gốc của cuống thường kéo dài đâm vào gốc giữa gỗ và vỏ cây. Bào tử đảm: dưới kính hiển vi không màu,trơn nhẵn hình bầu dục hay hình trứng, kích thước 5.5-6.5Í3-4µm, bên trong có chứa 1-2 giọt dầu. Nấm kim châm còn có bào tử vô tính thuộc bào tử phấn hình viên trụ hay hình trứng, kích thước 3-9 x 2-4µm Sợi nấm: màu trắng,phân nhánh nhiều, không có tinh bột, có khóa, đường kính 3.2–4µm. Nấm kim châm trồng là một loài nấm màu trắng được sử dụng trong ẩm thực các nước châu Á như Nhật Bản (5000 tấn/năm), Trung Quốc (sản lượng 160000 tấn - dẫn đầu thế giới năm 2006), bán đảo Triều Tiên, Đài Loan (90000 tấn/năm), Việt Nam (được trồng đầu tiên ở Đồng Nai năm 2006, nay được trồng nhiều ở Sapa). Trong thời gian gần đây loài nấm này được trồng phổ biến ở hầu hết các nước Châu Á, một số nước Châu Âu và Nam Mỹ vì nó có giá trị dinh dưỡng cao, dạng sợi và mũ nấm màu trắng tuyết nên được người tiêu dùng ưa chuộng như một loại rau sạch cao cấp và tính chất bổ dưỡng và dược liệu của nó. Đây là giống trồng của Flammulina velutipes. Dạng cây mọc hoang có màu khác Nấấm Kim chấm mọc hoang Thành phần hóa học Giá trị dinh dưỡng Trong nấm kim châm có nhiều kẽm và kali nên rất hữu ích cho người già và bệnh nhân tăng huyết áp. Loại nấm này cũng chứa một chất có tác dụng chống ung thư rất hiệu quả. Nấm kim chân còn có tên câu khuẩn, phác cô, kim cô..., là một trong những loại nấm có giá trị dinh dưỡng cao. Trong 100 g nấm kim châm khô có hơn 31 g protid, 6 g lipid. Nó chứa nhiều loại vitamin như B1, B2, C, PP, E và các acid amin cần thiết cho sự phát triển cơ thể, trong đó đặc biệt nhiều lysine (hàm lượng cao gấp đôi so với nấm mỡ), rất cần cho quá trình sinh trưởng phát dục, cải thiện chiều cao và trí lực của trẻ em. Vì thế, loại nấm ăn này còn được gọi là “Tăng trí cô” (nấm tăng cường trí lực). Ngoài ra, hàm lượng Zn và K trong nấm kim châm tương đối cao trong khi nhưng hàm lượng Na lại rất thấp nên đây cũng là một trong những loại thực phẩm hữu ích cho người già và những bệnh nhân bị tăng huyết áp. Nấm kim châm có các chất chống ôxi hóa như ergothioneine. Nghiên cứu hiện đại cho thấy, nấm kim châm còn có tác dụng làm hạ mỡ máu, phòng chống bệnh lý viêm loét đường tiêu hóa và bệnh gan mật. Các nhà khoa học Nhật Bản đã chiết xuất từ loại nấm này ra một chất có tác dụng chống ung thư rất hiệu quả. Bởi vậy ở Nhật Bản, nấm kim châm trở thành loại thực phẩm rất được ưa chuộng. Nhìn chung, nấm kim châm dùng rất tốt cho trẻ em đang tuổi phát triển, những người suy dinh dưỡng, thiếu máu, thể chất hư nhược, bị bệnh tăng huyết áp, rối loạn lipid máu, vữa xơ động mạch, béo phì, tiểu đường, ung thư... Tuy nhiên, theo y học cổ truyền, nấm kim châm vị ngọt, tính mát nên những người tỳ vị hư nhược, hay đầy bụng, chậm tiêu, đại tiện lỏng, nát thì không nên dùng. Giá trị dược liệu Nghiên cứu tại Đại học Quốc gia Singapore lần đầu tiên xuất bản năm 2005 cho rằng thân cây nấm kim châm có chứa một số lượng lớn của một protein, chỉ định 5, giúp điều hòa hệ thống miễn dịch. Động vật thử nghiệm cho thấy có thể sử dụng đối với khả năng sử dụng làm vắc xin và miễn dịch ung thư. Nó cũng chứa chất flammutoxin, một loại protein cytolytic và cardiotoxic, mà có thể hấp thụ kém bằng đường ăn uống kém. Các nghiên cứu hiện đại cho rằng nấm kim chi có tác dụng làm hạ mỡ máu, phòng chống các bệnh viêm loét đường tiêu hóa và bệnh gan, mật. Đặc biệt, các nhà khoa học Nhật Bản đã chiết được một chất có khả năng chống ung thư khá hiệu quả nên đã trở thành loại nấm được nhiều người Nhật ưa chuộng. Cũng như các dược liệu khác, nấm kim chi còn gọi là câu khuẩn, phác cô, kim cô..., là một loại nấm giàu dinh dưỡng. Người ta đã phân tích trong 100g nấm kim chi thấy chứa các thành phần chủ yếu như protid 31g, lipid 6g, các vitamin B1, B2, C, PP, E, rất cần thiết cho sự phát triển của cơ thể, cùng nhiều loại acid amin khác nhau, đặc biệt hàm lượng chất lysin cao gấp đôi so với nấm mỡ; là chất cần cho sinh trưởng và phát dục, cải thiện chiều cao và trí lực cho trẻ. Ngoài ra còn chứa hàm lượng kali và kẽm tương đối cao, mà hàm lượng natri lại thấp, nhờ vậy đây cũng là thức ăn có lợi cho người già đồng thời phù hợp cho những người mắc chứng tăng huyết áp. Công dụng a-Nấm Kim châm dùng làm rau cao cấp Đây là loài nấm có thể dùng tươi hoặc đóng hộp, với các chuyên gia khuyên dùng khi nấm tươi với mũ cứng, màu trắng, bóng, và tránh dùng nấm có thân nhầy nhụa hoặc hơi nâu.Loại nấm này theo truyền thống được sử dụng nấu món lẩu, nhưng cũng có thể được sử dụng cho món salad và các món ăn khác. Có thể bảo quản bằng cách ướp lạnh trong khoảng một tuần. Món ăn thích hợp từ nấm Kim châm là món xào và món nấu. Nấm kim châm xào: Có nhiều cách dùng nấm kim châm, đơn giản nhất là xào nấu đơn thuần, hoặc xào phối hợp với nhiều loại thực phẩm khác, vừa là món ăn bổ dưỡng vừa là bài thuốc. Nấm Kim châm nấu canh, súp: Trong các món canh Châu Á, súp Châu Âu khi nấu với nấm Kim châm sẽ có hương vị đặc biệt. Nấm kim châm nấu lẩu: Ở Trung Quốc, Nhật bản, hà Quốc, Đài Loan món lẫu nấu với nấm kim châm là món ăn cao cấp. b-Nấm Kim châm được dùng làm thuốc Theo Đông y Nấm kim chi có vị ngọt, tính mát, những người tỳ, vị hư nhược, đầy bụng, chậm tiêu, đại tiện lỏng nát không nên dùng. Để cùng tham khảo và có thể áp dụng, dưới đây xin giới thiệu những món ăn - thuốc từ nấm kim chi trị liệu một số bệnh chứng. Theo Y học hiện đại Các nghiên cứu ở nhật Bản từ năm 1972 đến năm 1986 kết luận khả năng chống ung thư của nấm kim châm là rõ rệt. Qua khảo sát 174.505 người dân sống ở khu vực Nagano của Nhật Bản nơi có thói quen trồng và tiêu thụ nhiều nấm Kim châm (F. Velutipes) tỷ lệ tử vong đạt mức 97,1 người/100.000 dân, trong khi đó tỷ lệ tử vong bình quân cả nước trong thời kỳ này là 160,1 người/100.000 dân mà nguyên nhân chủ yếu là bệnh ung thư. Từ kết luận này người Nhật ngày càng dùng nhiều nấm Kim châm hơn và tuổi thọ của người Nhật trong 3 thập niên trở lại đây tăng đáng kể. Tiếp theo một nghiên cứu có kiểm soát khác ở Nhật bản trong cùng một quận ở Nagano trong thời gian 4 năm (1998-2002) đã kết luận những người có ăn nấm kim châm nhiều thì tỷ lệ bệnh ung thư dạ dày giảm đáng kể so với những người ít ăn nấm kim châm. Nghiên cứu cho biết thang nhiểm ung thư dạ dày của những người không ăn nấm kim châm hoặc ăn dưới 1 lần trong tuần được đánh giá là 1,0. Những người có ăn hơn 3 lần nấm Kim châm (F. velutipes)mỗi tuần thì thang nhiểm ung thư dạ dày giảm xuống chỉ còn 0,66 (giảm 44%). Trong khi những người không ăn nấm Kim châm mà có ăn Nấm Hương (Lentinus edodes) (Shiitake) hơn ba lần một tuần thì thang nhiểm ung thư dạ dày là 0,95 (chỉ giảm 5%). Các bác sĩ Nhật Bản đánh giá cao về giá trị dinh dưỡng và dược năng của nấm Kim châm. Họ cho biết trong nấm Kim châm (F. Velutipes) cho hàm lượng protein cao (31,2% chất khô) và số lượng lớn các thành phần protein phong phú cũng như polysaccharides điều hòa miễn dịch và chống ung thư mạnh mẽ hơn. Dịch chiết từ nấm Kim châm (F. Velutipes) cũng chứng minh sự ức chế men tyrosinase mạnh mẽ. Dịch chiết xuất này có tác động chống tế bào ung thư rõ nét trong ống nghiệm . Trong một nghiên cứu chiết xuất từ 38 loại nấm thực hiện bởi Đại học Bastyr (Trường Đại Học Y tư nhân ở Hoa kỳ) cho biết nấm Kim châm (F. Velutipes) có mức cao nhất của hoạt động ức chế đối với hai estrogen phụ thuộc và độc lập dòng tế bào ung thư vú. Trong một nghiên cứu riêng biệt của dung dịch nước chiết xuất từ 20 loại nấm và 3 các polysaccharides nấm, chiết xuất dung dịch nước từ nấm Kim châm (F. Velutipes) cùng với nấm bào ngư (Pleurotus ostreatus) cho thấy nấm Kim châm đạt mức cao nhất của hoạt động gây độc chống lại các tế bào ung thư tuyến tiền liệt androgen độc lập. Trong cơ thể , EA6, một protein polysaccharide ràng buộc phân lập từ thể quả của nấm Kim châm có sự tăng cường khả năng miễn dịch dịch thể, miễn dịch tế bào, ức chế đáng kể sự tăng trưởng của khối u ở chuột và rắn. Các thí nghiệm trong cơ thể động vật cũng rút ra kết luận khả năng chống tế bào ung thư niêm mạc thực quản. Protein từ Nấm Kim châm (F. Velutipes) cũng cho thấy hoạt động trực tiếp chống virus, bao gồm cả hoạt động bất hoạt ribosome và ức chế vi rút suy giảm miễn dịch ở người (HIV-1) sao chép ngược lại, betaglucosidase và beta-glucuronidase Tóm lại ngoài tác động chống viêm nhiểm, tác dụng chống tế bào ung thư của nấm Kim châm đang được ngành Tây y nghiên cứu để ly trích ra những hoạt chất chống ung thư và nấm Kim châm thực sự được chế biến thành thực phẩm chức năng để hổ trợ điều trị ung thư đang được phát triển ở Nhật Bản, Hàn Quốc và phương Tây. Trong thực phẩm chức năng, các nhà chuyên môn khuyên rằng nên dùng hàng ngày 3-5 g bột nấm Kim chi khô (tương đương 30-50 g nấm tươi) có tác dụng ngăn ngừa ung thư và hổ trợ trong điều trị bệnh ung thư. Nguồn: Brazilian Archives of Biology and Technology Print version ISSN 1516-8913. 2. KỸ THUẬT TRỒNG Vật liệu Trồng nấm Kim châm trong chai thủy tinh miệng rộng Quy trình trồng Nấm Kim Châm Chọn túi PE hay PP có kích thước 38-40x17-20cm, dày 0,05-0.06 mm. Cũng có thể dùng chai thủy tinh miệng rộng để nuôi trồng nấm kim châm. Khi dùng chai thủy tinh miệng rộng cần phải chuẩn bị thêm các miếng màng mỏng, giấy báo hay vải phin để phủ miệng bình trước khi khử trùng (diệt khuẩn). Chuẩn bị giống Trồng nấm kim châm từ lúc làm meo đến khi được thu hoạch mất khoảng 5 tháng Môi trường phân lập là PGA (gồm dịch chiết khoai tây, một ít đường glucose và một ít thạch – agar) Tiếp theo đó là công đoạn tách giống thuần khiết, môi trường nhân giống cấp 1 là PGA, bổ sung cao nấm men (1g/l) hoặc dịch trích: giá đỗ, bột cám, bột bắp, nấm, ủ tơ trong tối và phòng lạnh 200C. Thể tơ nấm sinh trưởng mạnh sau 8-11 ngày (kể lúc tách giống) thì lan đầy bề mặt môi trường thạch, có màu trắng tươi, đôi khi có sắc thái hồng nhạt, tơ khí sinh bung mạnh. Ngay sau đó cấy chuyển sang nuôi trong môi trường hạt ngũ cốc (meo hạt lúa nước) môi trường hạt bổ sung bột nhẹ CaCO3. Lúc này có thể tiến hành nhân giống sản xuất cấp 2, cấp 3… Khi nấm được khoảng 25 ngày tuổi thì chuyển sang môi trường trồng với cơ chất nền là xơ bông trộn với xác mía. Chuẩn bị giá thể Nguyên liệu trồng nấm kim châm tương đối đa dạng có thể là: Thân lá đậu , vỏ lạc, mùn cưa cao su, mùn cưa tạp, mùn cưa bồ đề, rơm rạ, lõi ngô, bã mía, vỏ chuối.... Một số công thức trộn nguyên liệu: Công thức 1: Mùn cưa 77%, Cám gạo 20%, Bột thạch cao 1%, Đường 1%, super lân 1% bổ sung nước đạt độ ẩm 60-70%, pH 6,5. Công thức 2: Rơm rạ cắt nhỏ 72%, cám gạo 20%, bột ngô 5%, Đường 1%, super lân 1%, bột thạch cao 1%. Bổ sung nước đạt độ ẩm 60-70%, pH 6,5. Cần lưu ý riêng với mùn cưa phải phải ủ đống sau 3-6 tháng mới nên sử dụng để trồng nấm kim châm. Nếu vội thì phải vừa phơi nắng vừa nhào trộn với nước, sau vài ngày Mùn cưa hoặc bã mía được làm ẩm 65% và ủ đống 5-7 ngày, đảo đều nguyên liệu sau đó ủ tiếp 5-7 ngày nữa. Sau đó trộn thêm phụ gia : Hạt bông, cám , đóng bịch Ni lông cỡ: 17x35cm, trọng lượng mỗi túi 1,3kg. - Hấp khử trùng trong lò hấp bằng hơi nước trong 12-14 giờ, nhiệt độ 100oC.Nếu hấp trong nồi áp xuất 1,2atm thì hấp trong 3-4 giờ. - Sau đó chuyển vào phòng cấy, để nguội, cấy giống, sau chuyển sang phòng nuôi sợi có nhiệt độ 17-25oC Điều kiện ngoại cảnh Nấm Kim châm thích hợp nhiệt độ lạnh, pha sợi thích hợp nhất: 15-17oC, (ở nhiệt độ 25oC cũng phát triển tốt) pha qủa thể thích hợp nhất ở nhiệt độ 8-10oC (dưới 20oC cũng phát triển quả thể được). Độ ẩm cơ chất 65-70%, độ ẩm không khí từ 65-70%. Ánh sáng : Pha sợi cũng như pha quả thể không cần ánh sáng. Thời gian nuôi sợi : 35- 50 ngày, hình thành quả thể từ 70-80ngày. pH thích hợp nhất cho sợi nấm phát triển từ 4-7. Mô hình phòng lạnh trồng nấm Kim châm Giải thích quy trình trồng nấm kim châm Cho nguyên liệu vào túi nilon màng mỏng tương tự như khi làm bịch nuôi trồng nấm sò, mộc nhĩ... có thể dùng tay hoặc dùng máy đùn. Mỗi túi nên chứa khoảng 0,4-0,5kg nguyên liệu. Chừa ra khoảng 20cm chiều cao ở phía trên để sau này cho cuống nấm kim châm có chỗ mọc. Làm phẳng bề mặt môi trường để tạo ra một lỗ giếng, sau này dùng để cấy giống. Làm cục bông tròn ruồi cuộn màng mỏng phía trên lại quanh nút bông, phủ một miếng giấy báo lên trên rồi buộc lại bằng dây nilon. Hấp khử trùng gián đoạn như đối với các nấm khác. Đợi nguội đến 25°C đưa vào buồng cấy giống. Thường một chai giống có thể dùng để cấy cho khoảng 30-40 túi. Cần dùng các chai hay bịch giống đã có sợi nấm mọc trắng đến đáy nhưng không nên dùng các loại để lâu tới quá 2 tháng. Sau khi cây giống vào túi đựng môi trường sản xuất ta đặt các bịch này vòa các giá gỗ hoặc trê nứa có chiều rộng 1m, chiều dài tùy diện tích của phòng, các tầng cách nhau 50-60cm. Duy trì nhiệt độ 20-23°C, sau 20-30 ngày (tùy từng cơ chất có thể lâu hơn) sợi nấm sẽ mọc đầy túi. Độ ẩm tương đối không khí trong phòng nuôi nấm dùy trì khoảng 80-90%. Khi nấm hình thành quả thể thì nhiệt độ thích hợp nhất là 13°C, không nên nuôi trồng nấm kim châm ở nhiệt độ quả 16°C. Khi quả thể mọc ra cần mở hết miệng túi, giữ độ ẩm, giữ độ ẩm tương đối của không khí khoảng 80-85%, duy trì ánh sáng khuyếch tán. Việc nới dần chiều dài phía trên của túi nên theo nguyên tắc khi nào túi cũng cao hơn quả thể 5cm. Nếu không làm như vậy quả thể sẽ bị nở sớm, cuống nấm ngắn. Lúc cuống nấm kim châm cao dần thì nên hạ độ ẩm tương đối của không khí xuống còn 75-80%, giữ phòng tối nuôi trồng nấm từ khi xuất hiện xuất hiện quả thể đến lúc thu hoạch. Thu hoạch Sau khi cuống nấm dài đến 15cm thì có thể thu hoạch đợt đầu. Sau khi thu hái nấm, kéo túi nấm lên cao hơn bề mặt môi trường khoảng 2cm, duy trì nhiệt độ khoảng 13°C, chỉ sau khoảng 3-4 ngày đã xuất hiện quả thể nấm đợt 2.Toàn bộ thời gian nuôi trồng kéo dài trong khoảng 75-90 ngày. Năng suất đạt khoảng 300600 gam/bịch Ngoài phương pháp cho nấm mọc ra từ một đầu bịch còn có phương pháp làm cho nấm kim châm mọc ra từ hai đầu bịch. Khi đó phải cho nguyên liệu vào ống dài, làm nút bông ở cả hai đầu và đặt ngang bịch nấm trên giá thể. Ngoài phương pháp trồng nấm kim châm trong túi màng mỏng còn có thể nuôi trồng trong các chai thủy tính. Khi bắt đầu chuẩn bị quả thể cần bỏ nút ra và gài miệng túi những tấm giấy sáp hình dẻ quạt cao 15cm, đường chu vi trên là 34cm, đường chu vi dưới là 20cm. NẤM KIM CHÂM TẠI VIỆT NAM Được trồng ở các vùng có khí hậu lạnh để đảm bảo kinh tế như: Đà Lạt, Đak Lak, Đak Nông, HTX Phú Lương (huyện Phú Vang, TT- Huế). Hoặc xây dựng các nhà trồng có điều kiện phù hợp với nấm như ở Đồng Nai và các tỉnh miền nam Cách chọn mua nấm Kim châm - Chọn mua nấm kim châm có ghi rõ trên bao bì về hạn sử dụng và nguồn gốc xuất xứ. - Chọn mua nấm còn tươi, không bị dập nát, gốc nấm không bị tách hoặc bở ra, nhất là nấm không có xuất hiện nước nhờn. - Cần xem xét kĩ trên bao bì nhà cung cấp sản phẩm để tránh mua phải nấm kim châm kém chất lượng. Bạn cũng cần lưu ý phân biệt nấm từ nơi sản xuất khác nhau dựa trên mã vạch của sản phẩm, mã vạch 880 là Hàn Quốc, mã vạch từ 690 đến 695 là nhập từ Trung Quốc. - Nấm kim châm nếu được bảo quản lạnh 1-5oC thì có thể sử dụng trong vòng 45 ngày. Nếu để nhiệt độ bình thường, tùy từng điều kiện thời tiết, bạn chỉ được sử dung nấm kim châm 1-3 ngày. - Các chuyên gia khuyên bạn nên sử dụng nấm ngay sau khi mua. Và chú ý là nấm cần được nấu chín, tránh việc ăn những món nấm còn tái, chưa chín kĩ. Đầu tiên là bao bì, chất liệu ni - lông bao bì của nấm Kim châm Hàn Quốc cầm vào mềm tay, chất liệu in rõ ràng, màu sắc tươi tắn. Trong khi, bao bì hàng Trung Quốc cứng và đục hơn. Thứ hai, thông tin về đơn vị phân phối, nhập khẩu in trên bao bì, có logo nhà phân phối được in đầy đủ, rõ ràng trên bao bì. Người tiêu dùng có thể phân biệt bằng cách xem mã vạch trên sản phẩm, mã vạch 880 là Hàn Quốc, mã vạch 690 đến 695 là của Trung Quốc. Về mặt cảm quan, nấm kim châm Hàn Quốc có màu trắng ngà voi chứ không trắng tinh như nấm kim châm Trung Quốc. Nấm không bắt buộc quy định phải bảo quản lạnh. Nếu bảo quản lạnh thì thời gian sử dụng sẽ được lâu hơn còn để ở nhiệt độ môi trường ngoài trời thì thời gian hỏng sẽ nhanh hơn. Theo đó, nấm kim châm Hàn Quốc thời gian bảo quản là 45 ngày kể từ ngày đóng gói. Trong giai đoạn phân phối bán tới tay người tiêu dùng, ví dụ những người bán rau tại chợ, họ nhập từ đại lý cấp 2, cấp 3 về và buộc phải bán hết trong ngày. Thường thì nấm không để được đến ngày hôm sau trong điều kiện nhiệt độ môi trường bình thường. Nếu nấm để đến ngày hôm sau, gốc nấm sẽ bị tách, bở ra, và nấm đó sẽ bị nhũn dần. Đó là lúc nấm bắt đầu hỏng, đến khi nấm hỏng hẳn sẽ có nước nhờn xuất hiện. PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh, Viện Công nghệ sinh học - Công nghệ thực phẩm, Đại học Bách Khoa Hà Nội cho biết: Bản thân nấm có hàm lượng dinh dưỡng như protein, vitamin, khoáng chất rất cao. Trên thực tế, nấm là một khối dựa trên sự liên kết của rất nhiều những sợi nấm tập hợp lại tạo thành một khối nấm, cây nấm. Bên cạnh đó, nấm là loại thực phẩm rất nhanh hỏng vì chứa nhiều protein có nguy cơ phát triển các vi sinh vật gây độc nhiều hơn. Do vậy, người tiêu dùng cần phân biệt được nấm khi đã bị hỏng, tránh tình trạng "tiếc của", sử dụng nấm khi không đảm bảo chất lượng dẫn đến nguy cơ nhiễm độc, thậm chí ngộ độc. tái phân lập giống từ một số mẫu nấm kim châm tươi trên môi trường PGA (gồm dịch chiết khoai tây, một ít đường glucose và một ít thạch – aga). TS Lê Xuân Thám, phó giám đốc Trung tâm Hạt nhân TP.HCM, cho biết với môi trường PGA, bổ sung cao nấm men (1g/l) và một số khoáng chất chỉ trong thời gian ngắn tơ nấm sinh trưởng mạnh, hệ tơ khí sinh bung trắng như bông. 3. TÀI LIỆU THAM KHẢO https://sites.google.com/site/raurungvietnam/nam-an-dhuoc/nam-kim-cham http://www.khuyennongvn.gov.vn/ http://suckhoedoisong.vn/ Phân biệt Nấm Kim Châm & Ngọc Châm: https://www.youtube.com/watch?v=AWw1lRojD4&feature=youtu.be Cách trồng Nấm Kim Châm: https://www.youtube.com/watch?v=_DHxw3tbk5s Trồng Nấm Kim Châm theo quy mô công nghiệp(của Hàn Quốc): https://www.youtube.com/watch?v=iFQOm8jPTZE Tải về bản full

Từ khóa » Tìm Hiểu Về Nấm Kim Châm