Tìm Hiểu Ngành Nghề: Kinh Tế Là Gì? Ra Trường Làm Gì? - TrangEdu

Kinh tế học (hay ngành Kinh tế) là ngành học đào tạo ra rất nhiều người tài giỏi đang phục vụ cho đất nước ta. Học vị Cử nhân kinh tế hay cao hơn là Thạc sĩ và Tiến sĩ Kinh tế học là những học vị nhiều người mơ ước. Phi thương bất phú, muốn giàu hãy học làm kinh tế nhé.

ngành kinh tế học

1. Giới thiệu chung về ngành Kinh tế

Ngành Kinh tế là gì?

Ngành Kinh tế học là một ngành khoa học xã hội nghiên cứu về cách mà con người, tổ chức và xã hội quyết định phân phối tài nguyên có hạn để đáp ứng nhu cầu và mong muốn không giới hạn.

Ngành kinh tế giúp bạn hiểu rõ cách thức hoạt động của các hệ thống kinh tế, đưa ra các quyết định quan trọng trong chính sách kinh tế và góp phần vào sự phát triển bền vững của xã hội.

Bắt đầu từ thế kỷ 18 với các nhà kinh tế học như Adam Smith, ngành kinh tế đã trải qua nhiều giai đoạn và hướng nghiên cứu khác nhau.

Ngày nay, ngành kinh tế đã trở thành một lĩnh vực quan trọng và đa dạng, với nhiều chuyên ngành khác khác.

Kinh tế là trung tâm của hầu hết các quyết định trong xã hội từ chính phủ, doanh nghiệp đến các hộ gia đình. Ngành Kinh tế giúp định rõ các mục tiêu và chiến lược kinh tế, tạo ra các cơ chế hiệu quả để đảm bảo tăng trưởng và sự công bằng.

Ngành Kinh tế có mã ngành xét tuyển đại học là 7310101.

2. Các chuyên ngành của ngành Kinh tế

Ngành Kinh tế rộng lớn và đa dạng, bao gồm nhiều chuyên ngành khác nhau, dưới đây là một số chuyên ngành chính:

  • Chuyên ngành Kinh tế Chính trị
  • Chuyên ngành Kinh tế Phát triển
  • Chuyên ngành Kinh tế Tài chính
  • Chuyên ngành Quản lý kinh tế

3. Các tố chất phù hợp với ngành

Có một số tố chất dưới đây rất quan trọng với những bạn muốn theo đuổi ngành kinh tế và bạn nên cân nhắc lựa chọn nếu có chúng.

Khả năng phân tích và lập luận logic

Ngành kinh tế yêu cầu bạn phải có hiểu biết sâu sắc về cách thức mà các yếu tố kinh tế tương tác với nhau. Điều này đòi hỏi khả năng phân tích dữ liệu, đưa ra các luận điểm chặt chẽ cũng như sử dụng lập luận logic để giải thích và dự đoán các hiện tượng kinh tế.

Sự tinh tế

Việc nắm bắt được những biến động nhỏ của thị trường và xu hướng kinh tế cần sự quan sát tinh tế. Điều này giúp các chuyên viên kinh tế đưa ra những dự báo chính xác và đề xuất các chính sách hiệu quả.

Có kỹ năng số học và thống kê

Kinh tế học sử dụng nhiều kỹ thuật số học và thống kê để phân tích dữ liệu, mô phỏng hóa các vấn đề trong kinh tế. Nếu bạn muốn theo đuổi ngành học này thì bạn cần có kỹ năng này để hiểu và áp dụng các phương pháp phân tích.

Có hiểu biết về thị trường và xu hướng kinh tế

Hiểu biết về cách thức hoạt động của thị trường và nhận biết các xu hướng kinh tế giúp các nhà kinh tế đưa ra các quyết định thông minh và chiến lược hoạt động sao cho hiệu quả.

Đây cũng là một yếu tố quan trọng trong việc đánh giá và đưa ra các giải pháp cho các vấn đề kinh tế cụ thể.

Những tố chất trên đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành và phát triển sự nghiệp trong lĩnh vực kinh tế nói chung và cũng giúp các bạn thích ứng nhanh chóng với các công việc đòi hỏi các phân tích sâu rộng về thị trường và xã hội.

4. Chương trình đào tạo ngành Kinh tế học

Ngành Kinh tế học sẽ học trong bao lâu và học những gì?

Chương trình cử nhân Kinh tế học của các trường thường sẽ kéo dài trong 4 năm. Các môn học trong 1-2 năm đầu thường là những môn về kiến thức cơ bản, đại cương. Bắt đầu từ năm học thứ 2 các bạn sẽ dần làm quen với kiến thức ngành và chuyên ngành nhé.

Tham khảo ngay chương trình đào tạo ngành Kinh tế học của trường Đại học Kinh tế quốc dân nhé.

I. KIẾN THỨC GIÁO DỤC ĐẠI CƯƠNG
1. Học phần chung
Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin 1, 2
Tư tưởng Hồ Chí Minh
Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam
Ngoại ngữ
Giáo dục thể chất
Giáo dục quốc phòng và an ninh
2. Học phần của trường
Toán cho các nhà kinh tế
Pháp luật đại cương
Kinh tế vi mô 1
Kinh tế vĩ mô 1
3. Các học phần của ngành
Lý thuyết xác suất và thống kê toán
Tin học đại cương
Lý thuyết tài chính tiền tệ 1
Quản lý học 1
II. KIẾN THỨC GIÁO DỤC CHUYÊN NGHIỆP
1. Kiến thức cơ sở ngành
Kinh tế lượng 1
Nguyên lý kế toán
Kinh tế phát triển
Kinh tế quốc tế
2. Kiến thức ngành
Học phần bắt buộc
Kinh tế vi mô 2
Kinh tế vĩ mô 2
Kinh tế và quản lý môi trường
Kinh tế lao động
Lịch sử các học thuyết kinh tế
Thống kê trong Kinh tế và Kinh doanh
Kinh tế đầu tư
Xã hội học
Đề án chuyên ngành
Học phần tự chọn
Kinh tế Việt Nam
Dân số và Phát triển
Kinh tế lượng 2
Marketing căn bản
Kinh tế học tăng trưởng
Kinh tế học về các vấn đề xã hội
Quản trị nhân lực
Kinh tế lao động nâng cao
Đô thị hóa và phát triển
Kinh tế học biến đổi khí hậu
3. Kiến thức chuyên sâu Kinh tế học
(Tự chọn 7 học phần trong các môn sau)
Phân tích kinh tế vi mô 1, 2
Phân tích kinh tế vĩ mô 1, 2
Chuyên đề ứng dụng phân tích định lượng trong kinh tế học 1, 2
Kinh tế học nguồn thu ngân sách chính phủ
Phân tích đầu tư trong thị trường tài chính
Kinh tế học chi tiêu Chính phủ
Chuyên đề Những vấn đề cập nhật về Kinh tế Vi mô
Chuyên đề Những vấn đề cập nhật về Kinh tế Vĩ mô
4. Chuyên đề thực tập

5. Các trường đào tạo ngành Kinh tế học

Điểm chuẩn ngành Kinh tế học năm 2022 của từng trường cũng đã được cập nhật trong cột bên cạnh để các bạn có thể tiện tham khảo hơn.

Danh sách các trường tuyển sinh ngành Kinh tế học năm 2023 và điểm chuẩn mới nhất như sau:

a. Khu vực Hà Nội & các tỉnh miền Bắc

TTTên trườngĐiểm chuẩn 2023
1Trường Đại học Kinh tế – ĐHQG Hà Nội34.83
2Trường Đại học Ngoại thương27.8 – 28.3
3Trường Đại học Kinh tế quốc dân27.05 – 27.15
4Học viện Ngân hàng21.6
5Trường Đại học Thương mại25.7
6Học viện Tài chính25.85
7Học viện Báo chí và Tuyên truyền24.48 – 26.3
8Trường Đại học Giao thông vận tải24.96
9Học viện Chính sách và Phát triển24.4
10Trường Đại học Thủy Lợi24.6
11Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội19
12Học viện Hành chính Quốc gia23.6
13Học viện Nông nghiệp Việt Nam18
14Trường Đại học Lâm nghiệp Việt Nam15
15Trường Đại học Sư phạm kỹ thuật Hưng Yên15
16Trường Đại học Hải Dương15
17Trường Đại học Công nghiệp Việt – Hung16
18Học viện Quản lý Giáo dục15
19Trường Đại học Lao động – Xã hội23.25
20Trường Đại học Thái Bình17.5
21Trường Đại học Tài chính – Quản trị kinh doanh15
22Trường Đại học Hải Phòng17

b. Khu vực miền Trung & Tây Nguyên

TTTên trườngĐiểm chuẩn 2023
1Trường Đại học Kinh tế – Đại học Đà Nẵng24
2Trường Đại học Tây Nguyên18
3Trường Đại học Nha Trang18
4Trường Đại học Kinh tế – Đại học Huế17
5Trường Đại học Vinh19
6Trường Đại học Quy Nhơn18.5
7Trường Đại học Hồng Đức15
8Trường Đại học Quang Trung15

c. Khu vực TPHCM & các tỉnh miền Nam

TTTên trườngĐiểm chuẩn 2023
1Trường Đại học Kinh tế – Luật – ĐHQG TPHCM24.93 – 26.41
2Trường Đại học Kinh tế TPHCM26.1
3Trường Đại học Mở TPHCM24
4Trường Đại học Tài chính – Marketing24.8
5Trường Đại học Cần Thơ24.26
6Trường Đại học Nông lâm TPHCM22.25
7Trường Đại học Lạc Hồng
8Trường Đại học Tiền Giang15
9Trường Đại học Sư phạm kỹ thuật Vĩnh Long15
10Trường Đại học Văn Hiến16

6. Các khối thi ngành Kinh tế

Có thể xét tuyển ngành Kinh tế theo những khối nào?

Toàn bộ những tổ hợp khối xét tuyển vào ngành Kinh tế học năm 2022 của các trường đều được tổng hợp trong bảng dưới đây.

Các khối xét tuyển ngành Kinh tế học năm 2022 bao gồm:

  • Khối A00 (Toán, Lý, Hóa)
  • Khối A01 (Toán, Lý, Anh)
  • Khối D01 (Văn, Toán, Anh)
  • Khối D07 (Toán, Hóa, Anh)
  • Khối C01 (Toán, Lý, Văn)
  • Khối C04 (Văn, Toán, Địa)
  • Khối C14 (Toán, Văn, GDCD)
  • Khối C15 (Văn, Địa, Anh)
  • Khối D90 (Toán, KHTN, Anh)

7. Công việc, mức lương và cơ hội nghề nghiệp của ngành

Ngành Kinh tế có rất nhiều cơ hội nghề nghiệp và mức thu nhập hấp dẫn. Đưới dây là những vị trí công việc trong ngành bạn có thể tham khảo:

  • Chuyên viên tư vấn tài chính: Hỗ trợ các cá nhân, doanh nghiệp trong quản lý tài chính và đầu tư.
  • Nhà phân tích kinh tế: Phân tích dữ liệu và xu hướng kinh tế để đưa ra dự báo và gợi ý về chính sách.
  • Chuyên viên nghiên cứu thị trường: Phân tích thị trường để giúp doanh nghiệp hiểu rõ hơn về khách hàng và đối thủ cạnh tranh.
  • Giảng viên, nghiên cứu: Dạy và nghiên cứu về lĩnh vực kinh tế tại các trường đại học, viện nghiên cứu.
  • Quản lý dự án, quản lý sản phẩm: Lập kế hoạch, thực hiện và quản lý các dự án kinh tế, sản phẩm trong các công ty.

>> Xem thêm: Quản lý sản phẩm (PM) là gì? Cơ hội nghề nghiệp và mức lương hấp dẫn

Mức lương các công việc trong ngành kinh tế có sự biến động lớn, tùy thuộc vào vị trí, kinh nghiệm, trình độ học vấn. Các vị trí công việc trong ngân hàng, tư vấn tài chính thường có mức thu nhập tốt hơn mức bình quân ngành.

Những vị trí cao cấp như Giám đốc kinh doanh, Quản lý dự án, Chuyên viên tài chính có thể có mức lương hàng tháng trên 20 triệu đồng. Tuy nhiên, mức lương chung của ngành kinh tế thường trung bình từ 10-15 triệu đồng một tháng.

Ngành kinh tế mở ra nhiều cơ hội nghề nghiệp trong các lĩnh vực khác nhau, từ tài chính, thị trường, giáo dục, nghiên cứu và nhiều hơn thế nữa.

>> Xem thêm: Tìm hiểu thông tin về nghề Chuyên viên tài chính

8. Các thách thức và khó khăn của ngành

Ngành kinh tế không chỉ có những cơ hội nghề nghiệp đầy hứa hẹn mà còn tồn tại nhiều khó khăn, thách thức khác nhau.

Sự cạnh tranh gay gắt

Do nhu cầu cao và mức lương hấp dẫn, nhiều lĩnh vực trong ngành kinh tế có tính cạnh tranh khốc liệt, đòi hỏi người lao động phải có kỹ năng, kiến thức và kinh nghiệm vượt trội.

Áp lực về thời gian và hiệu suất

Các vị trí liên quan đến phân tích thị trường, tài chính và quản lý thường đòi hỏi mức độ tập trung làm việc cao, có thể khiến bạn cảm thấy áp lực và mệt mỏi.

Sự thay đổi nhanh chóng

Thị trường và nền kinh tế thế giới thay đổi hàng giờ, yêu cầu các chuyên viên kinh tế phải cập nhật kiến thức, theo dõi xu hướng và đảm bảo kỹ năng của mình không bị lạc hậu.

Khủng hoảng kinh tế

Các chuyên viên kinh tế cần đối diện và có cách đối phó với những cuộc khủng hoảng kinh tế không lường trước được, có thể gây mất ổn định trong công việc và thị trường.

Trên đây là một số thông tin tổng hợp quan trọng về ngành Kinh tế học. Chúc các bạn đưa ra những lựa chọn đúng đắn và phù hợp nhất trong chọn trường, chọn ngành trước kì tuyển sinh đại học sắp tới.

Từ khóa » đại Học Kinh Tế Xét Tuyển Khối Nào