Tìm Hiểu Ngành Nghề: Ngành Công Nghệ Thông Tin (IT) - TrangEdu
Có thể bạn quan tâm
Trong thời đại số hóa ngày nay, ngành công nghệ thông tin đã và đang trở thành một trong những ngành học quan trọng nhất, đóng góp không nhỏ vào sự phát triển của nền kinh tế toàn cầu.
Từ việc quản lý dữ liệu lớn, bảo mật thông tin, tận dụng trí tuệ nhân tạo cho đến việc phát triển ứng dụng di động và web, IT đóng một vai trò quan trọng trong việc định hình cách chúng ta làm việc, học tập và giao tiếp.
Bài viết dưới đây sẽ giới thiệu sâu hơn về ngành công nghệ thông tin, mang đến một cái nhìn tổng quan về ngành học này với cơ hội và xu hướng trong tương lai.
1. Ngành công nghệ thông tin là gì?
1.1 Khái niệm
Công nghệ thông tin (Information Technology – IT) là một ngành học thuộc lĩnh vực khoa học máy tính và công nghệ thông tin. Đây là ngành học nghiên cứu, phát triển, áp dụng, cài đặt và quản lý các hệ thống thông tin dựa trên máy tính.
Mục tiêu chính của IT là giải quyết các vấn đề và yêu cầu cụ thể của doanh nghiệp và tổ chức thông qua việc sử dụng công nghệ.
Ngành Công nghệ thông tin có mã ngành xét tuyển đại học là 7480201.
1.2 Lịch sử phát triển ngắn gọn của ngành IT
Ngành Công nghệ thông tin đã có sự phát triển đáng kể từ thập kỷ 1960, khi máy tính xuất hiện lần đầu. Tuy nhiên, sự bùng nổ thực sự chỉ diễn ra từ những năm 1980 và 1990, khi máy tính cá nhân và internet trở nên phổ biến hơn.
Từ đó, IT đã trở thành một trong những yếu tố quan trọng hàng đầu với bất kỳ tổ chức nào, từ doanh nghiệp, giáo dục, chính phủ đến y tế.
1.3 Tầm quan trọng của IT trong xã hội hiện nay
Ngành Công nghệ thông tin đóng vai trò quan trọng trong mỗi khía cạnh của cuộc sống hiện đại. Từ việc tạo ra hiệu quả trong doanh nghiệp thông qua việc tự động hóa quy trình, cung cấp nền tảng cho việc truy cập thông tin trên toàn cầu qua internet cho đến việc giúp chúng ta giữ liên lạc với nhau thông qua các phương tiện truyền thông xã hội.
Ngành IT cũng đã tạo ra một lượng lớn cơ hội việc làm và định hình lại cấu trúc kinh tế, xã hội của thế giới.
Ngoài ra, ngành công nghệ thông tin cũng đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy tiến bộ khoa học và nghiên cứu, đặc biệt trong lĩnh vực như genomics, học máy và trí tuệ nhân tạo.
2. Các chuyên ngành của công nghệ thông tin
Ngành Công nghệ thông tin có nhiều lĩnh vực chuyên môn khác nhau. Dưới đây là một số lĩnh vực phổ biến trong ngành IT:
- Phát triển phần mềm và Lập trình ứng dụng
- An toàn thông tin và Bảo mật mạng
- Trí tuệ nhân tạo (AI) và Học máy (Machine Learning)
- Mạng máy tính và Hệ thống phân tán
- Quản lý dự án công nghệ thông tin
- Cơ sở dữ liệu và Quản lý dữ liệu
- Quản lý dịch vụ và Hỗ trợ người dùng
- Công nghệ Web và Ứng dụng di động
- Khoa học dữ liệu và Phân tích dữ liệu
- Truyền thông và Đồ họa máy tính
Trên đây chỉ là một số lĩnh vực chuyên môn trong ngành Công nghệ thông tin. Ngành học này vô cùng rộng lớn và liên quan mật thiết đến sự phát triển công nghệ và cuộc sống hàng ngày của chúng ta.
Một câu hỏi mà nhiều người có thể quan tâm đó là “Con gái nên học chuyên ngành nào của công nghệ thông tin?”
Theo mình, các bạn nữ có thể học và thành công trong bất kỳ chuyên ngành nào của công nghệ thông tin nếu có đủ năng lực và đam mê. IT không phân biệt giới tính và cũng mang đến nhiều cơ hội để các bạn có thể phát triển sự nghiệp trong lĩnh vực này.
Tuy nhiên, có một số chuyên ngành công nghệ thông tin mà các bạn nữ có thể tham khảo lựa chọn như: Phát triển phần mềm, Mạng và bảo mật, Khoa học dữ liệu và trí tuệ nhân tạo, Thiết kế giao diện người dùng (UX/UI), Quản lý dự án công nghệ thông tin.
>> Xem thêm: Phân biệt ngành Công nghệ thông tin và Khoa học máy tính
3. Những tố chất phù hợp với ngành công nghệ thông tin
Để học ngành công nghệ thông tin, tốt hơn hết là bạn cần rèn giũa các tố chất và kỹ năng dưới đây:
- Tư duy logic và giải quyết vấn đề kỹ thuật phức tạp, khắc phục sự cố hệ thống, phát triển thuật toán mới cho phần mềm.
- Kiến thức kỹ thuật chuyên sâu, hiểu biết đa lĩnh vực như lập trình, quản lý dữ liệu, phân tích hệ thống, thông thạo ít nhất một hoặc nhiều ngôn ngữ lập trình.
- Linh hoạt, luôn học hỏi kiến thức mới bởi công nghệ thay đổi từng ngày, những người làm trong lĩnh vực IT cần phải theo kịp.
- Kỹ năng giao tiếp giúp bạn có thể làm việc nhóm suôn sẻ cũng như giao tiếp tốt với khách hàng, người dùng và các bộ phận liên quan.
- Tính kiên nhẫn, tỉ mỉ trong công việc.
- Khả năng ra quyết định dựa trên việc phân tích dữ liệu.
4. Chương trình đào tạo ngành công nghệ thông tin
Để hiểu rõ hơn về ngành IT sẽ được đào tạo những gì, bạn có thể cùng TrangEdu tham khảo chương trình đào tạo ngành CNTT của trường Đại học Công nghệ – ĐHQGHN, một trong những trường đại học hàng đầu về công nghệ thông tin hiện nay tại Việt Nam.
Chi tiết chương trình học như sau:
TT | Tên học phần | Số tín chỉ |
I | KHỐI KIẾN THỨC CHUNG | 16 |
1 | Triết học Mác – Lênin | 3 |
2 | Kinh tế chính trị Mác – Lênin | 2 |
3 | Chủ nghĩa xã hội khoa học | 2 |
4 | Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam | 2 |
5 | Tư tưởng Hồ Chí Minh | 2 |
6 | Tiếng Anh B1 | 5 |
7 | Giáo dục thể chất | 4 |
8 | Giáo dục quốc phòng – an ninh | 8 |
II | KHỐI KIẾN THỨC THEO LĨNH VỰC | 22 |
9 | Đại số | 4 |
10 | Giải tích 1 | 4 |
11 | Giải tích 2 | 4 |
12 | Vật lý đại cương 1 | 2 |
13 | Vật lý đại cương 2 | 2 |
14 | Giới thiệu về Công nghệ thông tin | 3 |
15 | Nhập môn lập trình | 3 |
III | KHỐI KIẾN THỨC THEO KHỐI NGÀNH | 10 |
16 | Tín hiệu và hệ thống | 3 |
17 | Cấu trúc dữ liệu và giải thuật | 4 |
18 | Chọn 1 trong 2 học phần: | 3/6 |
Toán trong công nghệ | ||
Xác suất thống kê | ||
IV | KHỐI KIẾN THỨC THEO NHÓM NGÀNH | 30 |
19 | Lập trình nâng cao | 4 |
20 | Toán học rời rạc | 4 |
21 | Kiến trúc máy tính | 4 |
22 | Nguyên lý hệ điều hành | 4 |
23 | Cơ sở dữ liệu | 4 |
24 | Mạng máy tính | 4 |
25 | Công nghệ phần mềm | 3 |
26 | Lập trình hướng đối tượng | 3 |
V | KHỐI KIẾN THỨC NGÀNH | 48 |
a | Các học phần bắt buộc | 18 |
27 | Hệ quản trị cơ sở dữ liệu | 3 |
28 | Phân tích và thiết kế hướng đối tượng | 3 |
29 | Phát triển ứng dụng Web | 3 |
30 | Trí tuệ nhân tạo | 3 |
31 | Các vấn đề hiện đại Công nghệ thông tin | 3 |
32 | Thực tập chuyên ngành | 3 |
b | Các học phần tự chọn | 18/90 |
b1 | Học phần chuyên ngành Công nghệ phần mềm | |
33 | Kiểm thử và đảm bảo chất lượng phần mềm | 3 |
34 | Kiến trúc phần mềm | 3 |
35 | Phương pháp hình thức | 3 |
36 | Lập trình nhúng và thời gian thực | 3 |
37 | Thu thập và phân tích yêu cầu | 3 |
38 | Quản lý dự án phần mềm | 3 |
39 | Thiết kế giao diện người dùng | 3 |
40 | Phát triển ứng dụng di động | 3 |
41 | Phát triển ứng dụng di động nâng cao | 3 |
b2 | Học phần chuyên ngành Hệ thống thông tin | |
42 | Cơ sở dữ liệu phân tán | 3 |
43 | Kho dữ liệu | 3 |
44 | Khai phá dữ liệu | 3 |
45 | Nhập môn an toàn thông tin | 3 |
46 | Phân tích, đánh giá hiệu năng hệ thống | 3 |
47 | Tích hợp hệ thống | 3 |
48 | Phân tích thiết kế các HTTT | 3 |
b3 | Học phần chuyên ngành Mạng và truyền thông máy tính | |
49 | Thực hành hệ điều hành mạng | 3 |
50 | Mạng không dây | 3 |
51 | Lập trình mạng | 3 |
52 | Truyền thông đa phương tiện | 3 |
53 | An toàn và an ninh mạng | 3 |
54 | Điện toán đám mây | 3 |
55 | Quản trị mạng | 3 |
b4 | Học phần chuyên ngành Khoa học máy tính và dịch vụ | |
56 | Khoa học dịch vụ | 3 |
57 | Kiến trúc hướng dịch vụ | 3 |
58 | Các hệ thống thương mại điện tử | 3 |
59 | Xử lý ảnh | 3 |
60 | Lập trình thi đấu | 33 |
61 | Tin sinh học | 3 |
62 | Dự án công nghệ | 3 |
c | Các học phần bổ trợ | 5 |
c1 | Các học phần bắt buộc | 2 |
63 | Pháp luật và đạo đức nghề nghiệp trong Công nghệ thông tin | 2 |
c2 | Các học phần bắt buộc | 3/50 |
64 | Phương pháp tính | 3 |
65 | Tối ưu hóa | 3 |
66 | Tiếng Anh bổ trợ | 4 |
67 | Các học phần thuộc Ngành Công nghệ kỹ thuật Điện tử – Viễn thông | |
Xử lý tín hiệu số | 4 | |
Linh kiện điện tử | 3 | |
Kỹ thuật điện | 3 | |
Điện tử tương tự | 3 | |
Điện tử số | 3 | |
68 | Các học phần thuộc Khối ngành Kinh tế | |
Kinh tế vi mô | 3 | |
Nguyên lý quản trị kinh doanh | 3 | |
Nguyên lý Marketing | 3 | |
Khởi sự và tạo lập doanh nghiệp | 3 | |
69 | Các học phần thuộc Khối ngành Luật kinh doanh | |
Lý luận về nhà nước và pháp luật | 3 | |
Lịch sử nhà nước và pháp luật | 3 | |
Luật hiến pháp | 3 | |
Luật hành chính | 3 | |
d | Khóa luận tốt nghiệp/ Các học phần thay thế khóa luận tốt nghiệp | 7 |
70 | Khóa luận tốt nghiệp | 7 |
Các học phần thay thế khóa luận tốt nghiệp | ||
71 | Dự án (bắt buộc) | 4 |
72 | 3 tín chỉ từ danh sách các học phần tự chọn theo các định hướng mà sinh viên chưa học | 3 |
5. Học ngành công nghệ thông tin ở trường nào?
Ở Việt Nam, có rất nhiều trường đại học có chương trình đào tạo trong lĩnh vực Công nghệ thông tin (CNTT) với chất lượng giảng dạy tốt.
Dưới đây là một số gợi ý về các trường đào tạo ngành công nghệ thông tin uy tín hàng đầu hiện nay tại Việt Nam:
Khu vực Miền Bắc
- Đại học Công nghệ – Đại học Quốc gia Hà Nội
- Đại học Bách khoa Hà Nội
- Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông
- Đại học Khoa học và Công nghệ Hà nội
- Đại học Công nghệ thông tin và Truyền thông – Đại học Thái Nguyên
- Học viện Kỹ thuật Mật mã
- Đại học Công nghiệp Hà Nội
- Đại học FPT Hà Nội
- Đại học Sư phạm Hà Nội
- Đại học Giao thông vận tải
- Đại học Thái Bình
- Đại học Hải Phòng
- Đại học Hải Dương
- Đại học Tân Trào
Khu vực Miền Trung
- Đại học Bách khoa – Đại học Đà Nẵng
- Đại học Sư phạm Kỹ thuật – Đại học Đà Nẵng
- Đại học Vinh
- Đại học Quy Nhơn
- Đại học Nha Trang
- Đại học Phan Thiết
Khu vực Miền Nam
- Đại học Khoa học tự nhiên – Đại học Quốc gia TPHCM
- Đại học Bách khoa – Đại học Quốc gia TPHCM
- Đại học Sư phạm Kỹ thuật TPHCM
- Đại học Công nghệ TPHCM
- Đại học Công nghiệp TPHCM
- Đại học Cần Thơ
- Đại học An Giang
- Đại học Tiền Giang
- Đại học Bạc Liêu
- Đại học Công nghệ Miền Đông
Những trường trên đều có chương trình đào tạo đại học và sau đại học trong lĩnh vực CNTT. Tuy nhiên, bạn cần xem xét kỹ lưỡng các yếu tố như môi trường học tập, chương trình học, cơ hội nghề nghiệp, và mục tiêu cá nhân của mình khi lựa chọn trường đại học.
>> Tham khảo: Danh sách đầy đủ các trường đào tạo và điểm chuẩn ngành Công nghệ thông tin
6. Ngành công nghệ thông tin thi khối nào?
Để xét tuyển vào ngành IT, các khối phổ biến nhất chính là A00, A01 và D01. Hầu hết các trường kỹ thuật trên toàn quốc hiện nay sử dụng chính là khối A00 và A01 để xét tuyển ngành Công nghệ thông tin.
Ngoài ra, các bạn cũng có thể cân nhắc một số tổ hợp khác như A02, C01, D07, D90 và K01.
Tuy nhiên, có nhiều trường sử dụng những tổ hợp “lạ” hơn để xét ngành học này, thậm chí có cả tổ hợp có môn “Ngữ văn”.
Để biết chi tiết các khối xét tuyển ngành công nghệ thông tin của mỗi trường, bạn hãy ấn vào tên trường trong bảng trên để xem chi tiết thông tin tuyển sinh của trường đó nhé.
7. Cơ hội nghề nghiệp và mức lương ngành công nghệ thông tin
Ngành Công nghệ thông tin hiện nay được nhiều bạn đùa vui là “vua” của các nghề. IT mang tới nhiều cơ hội nghề nghiệp đa dạng. Với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ, nhu cầu nhân lực với các chuyên gia IT ngày càng tăng lên một cách đáng kể.
Dưới đây là một số cơ hội nghề nghiệp của ngành công nghệ thông tin bạn có thể tham khảo:
- Các vị trí công việc phổ biến trong lĩnh vực công nghệ như Phân tích hệ thống, Lập trình viên, Kiểm thử phần mềm, Chuyên viên bảo mật, Quản trị hệ thống, Chuyên gia phân tích dữ liệu và một số vị trí khác.
- Cơ hội làm việc cho các công ty, tập đoàn công nghệ hàng đầu như Google, Microsoft, Apple.
- IT cung cấp một nền tảng kiến thức tuyệt vời để bạn có thể bắt đầu khởi nghiệp với rất nhiều ứng dụng và dịch vụ tiềm năng mà bạn có thể mang tới cho thị trường.
>> Tham khảo: Nghề lập trình viên là gì? Công việc của một LTV là gì?
>> Xem thêm: Top 07 việc làm ngành Công nghệ thông tin hot nhất
Mức lương trung bình ngành công nghệ thông tin có thể khác nhau ở mỗi quốc gia và lệ thuộc vào từng vị trí, kinh nghiệm và địa điểm làm việc.
- Mức lương bình quân ngành công nghệ thông tin ở nước ngoài: Tại các nước như Hoa Kỳ, Anh, Australia, Đức, mức lương có thể dao động từ $60.000 – $120.000 mỗi năm hoặc hơn thế nữa.
- Mức lương bình quân ngành công nghệ thông tin tại Việt Nam: Theo các trang tìm kiếm việc làm, mức lương nhân sự IT có thể dao động từ 12 triệu – 50 triệu đồng mỗi tháng.
Mức lương trên chỉ mang tính chất tham khảo và có thể thay đổi theo thời gian. Nhiều bạn trẻ có năng lực hiện nay có thể kiếm hàng trăm triệu đồng mỗi tháng với nhiều công việc khác nhau.
8. Khó khăn và thách thức của ngành
Công nghệ luôn thay đổi và tiến bộ nhanh chóng, điều này khiến người làm trong lĩnh vực IT phải cập nhật, học hỏi kiến thức mới liên tục.
Ngành Công nghệ thông tin cũng thường đòi hỏi phải làm việc trong thời gian dài và đôi khi khiến họ cảm thấy mệt mỏi, áp lực vì deadline hoặc yêu cầu về chất lượng công việc.
Với sự gia tăng nhanh chóng của dữ liệu số và mạng lưới kết nối, việc bảo mật thông tin đã trở thành một thách thức lớn, đặc biệt là lĩnh vực liên quan đến dữ liệu cá nhân và những thông tin quan trọng.
Nhu cầu nhân lực lớn kéo theo lượng người theo đuổi ngành IT tăng cao, do vậy ngành học này ngày càng cạnh tranh về vị trí công việc cũng như cơ hội thăng tiến khốc liệt.
9. Xu hướng của ngành công nghệ thông tin trong tương lai
Công nghệ thông tin sẽ tiếp tục phát triển mạnh mẽ trong tương lai. Dưới đây là một số xu hướng phát triển của ngành công nghệ thông tin được các chuyên gia dự báo:
- Công nghệ đám mây: Dịch vụ đám mây sẽ tiếp tục phát triển mạnh mẽ với sự bùng nổ của các dịch vụ như IaaS (Infrastructure as a Service), PaaS (Platform as a Service) và SaaS (Software as a Service). Các doanh nghiệp càng ngày càng tìm kiếm giải pháp linh hoạt, tiết kiệm chi phí và hiệu quả về mặt công nghệ thông qua công nghệ đám mây.
- Dữ liệu lớn (Big Data): Việc thu thập, lưu trữ và phân tích dữ liệu lớn sẽ trở nên phổ biến hơn. Nhu cầu về các chuyên gia phân tích dữ liệu, khoa học dữ liệu sẽ tăng cao.
- Trí tuệ nhân tạo (AI) và học máy: AI và học máy đang mở ra nhiều cơ hội mới trong tự động hóa quy trình, nhận biết mô hình dữ liệu, dự đoán xu hướng và nhiều ứng dụng khác.
- Blockchain và tiền mã hóa: Blockchain không chỉ được sử dụng trong lĩnh vực tiền điện tử mà còn được áp dụng rộng rãi trong các lĩnh vực như quản lý chuỗi cung ứng, bảo mật dữ liệu…
- An ninh mạng: Cùng với sự gia tăng của tội phạm công nghệ cao và việc số hóa ngày càng nhiều quy trình, nhu cầu về an ninh mạng sẽ ngày càng cao.
- Công nghệ 5G và IoT (Internet of Things): Với tốc độ truyền tải dữ liệu nhanh hơn và khả năng kết nối đa dạng hơn, công nghệ 5G sẽ mở rộng khả năng của IoT, mang đến sự cải tiến trong nhiều lĩnh vực từ sản xuất đến y tế.
- Tự động hóa và RPA (Robotic Process Automation): Tự động hóa quy trình công việc thông qua RPA sẽ giúp doanh nghiệp gia tăng năng suất và giảm chi phí, đồng thời giảm các lỗi do con người.
Những xu hướng trên khoog chỉ tạo ra cơ hội mà cũng đặt ra thách thức cho ngành công nghệ thông tin trong tương lai. Chúng ta cần chuẩn bị cho việc thay đổi, học hỏi và phát triển không ngừng để tận dụng tối đa những xu hướng mới này mang lại.
Qua bài viết này, chúng ta có thể thấy rằng công nghệ thông tin không chỉ là một ngành đang phát triển mạnh mẽ mà còn đóng vai trò thiết yếu trong việc thúc đẩy sự tiến bộ của xã hội hiện đại.
Chúng ta có thể mong đợi rằng công nghệ thông tin sẽ tiếp tục tạo ra những xu hướng mới, thách thức và cơ hội trong những năm tới.
Từ khóa » Các Khối Thi đại Học Ngành Công Nghệ Thông Tin
-
Tuyển Sinh Đại Học 2022 - Ngành Công Nghệ Thông Tin Thi Khối Nào?
-
Ngành Công Nghệ Thông Tin Thi Khối Nào? Điểm Chuẩn Ra Sao?
-
Năm 2022 Ngành Công Nghệ Thông Tin Thi Khối Nào? - Việc Làm Hà Nội
-
Công Nghệ Thông Tin Thi Khối Nào? Cẩm Nang Hướng Nghiệp Ngành ...
-
Ngành Công Nghệ Thông Tin Thi Khối Nào - Những điều Bạn Cần Biết
-
Ngành Công Nghệ Thông Tin Thi Khối Nào? Điểm Chuẩn Bao Nhiêu
-
Ngành Công Nghệ Thông Tin Thi Khối Nào? - VTI Education
-
Ngành Công Nghệ Thông Tin Thi Môn Gì? - Greenwich
-
Ngành Công Nghệ Thông Tin Thi Khối Nào? Điểm Chuẩn Và Tổ ...
-
Ngành Công Nghệ Thông Tin Thi Khối Gì? Ra Trường Làm Gì?
-
[:vi]Ngành Công Nghệ Thông Tin Thi Khối Nào?[:] - EAUT
-
Trường Đại Học Công Nghệ Thông Tin - ĐH Quốc Gia TP.HCM
-
108 Trường Đại Học Có Ngành Công Nghệ Thông Tin Tại Việt Nam
-
Học Công Nghệ Thông Tin Thì Thi Khối Nào? | Ngành CNTT