Tìm Hiểu Ngành Nghề: Ngành Sư Phạm Lịch Sử - Địa Lý - TrangEdu

Ngành Sư phạm Lịch sử – Địa lý là một trong những ngành học đào tạo giáo viên sư phạm có chuyên môn và nghiệp vụ giảng dạy bộ môn kết hợp giữa lịch sử và địa lí bậc THCS.

Cùng TrangEdu tìm hiểu ngay thông tin về ngành học này trong bài viết dưới đây.

nganh su pham lich su dia ly

1. Giới thiệu chung về ngành

Ngành Sư phạm Lịch sử – Địa lý là gì?

Sư phạm Lịch sử – Địa lý là ngành học đào tạo giáo viên bậc trung học cơ sở có kiến thức lí thuyết và thực tiễn về ngành Lịch sử và Địa lí, phát hiện và giải quyết những vấn đề liên quan đến các nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức dạy và học môn Lịch sử và Địa lí bậc THCS; có tư duy phản biện, phê phán và đề xuất được các giải pháp giải quyết các vấn đề nhằm nâng cao hiệu quả dạy và học môn Lịch sử và Địa lí bậc THCS.

Người học ngành Sư phạm Lịch sử – Địa lý sẽ được đào tạo các kiến thức chuyên ngành như Dẫn luận ngôn ngữ học, Lịch sử văn minh thế giới, Địa lí kinh tế – xã hội, Lịch sử Việt Nam, Lịch sử thế giới, Bản đồ, Địa lí tự nhiên Việt Nam và thế giới, Biển và hải đảo Việt Nam, Các cuộc phát kiến địa lí, Các tôn giáo trên thế giới, Địa lí du lịch, Địa phương học, Phương pháp dạy học liên môn, Thực hành dạy học liên môn, Nghiệp vụ sư phạm…

Ngành Sư phạm Lịch sử – Địa lý có mã ngành xét tuyển đại học là 7140249.

2. Các trường đào tạo và điểm chuẩn ngành Sư phạm Lịch sử – Địa lý

Có thể học Ngành Sư phạm Lịch sử – Địa lý ở những trường nào?

TrangEdu cung cấp danh sách các trường tuyển sinh và đào tạo ngành Sư phạm Lịch sử – Địa lý mới nhất, được cập nhật trước mùa tuyển sinh hàng năm. Các bạn có thể dựa vào đó để lựa chọn một trường phù hợp nhất với bản thân.

Các trường tuyển sinh ngành Sư phạm Lịch sử – Địa lý năm 2023 và điểm chuẩn mới nhất như sau:

TTTên trườngĐiểm chuẩn 2023
1Trường Đại học Sư phạm Thái Nguyên26.25
2Trường Đại học Giáo dục – ĐHQGHN27.17
3Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 227.43
4Trường Đại học Hoa Lư26.2
5Trường Đại học Sư phạm Đà Nẵng25.8
6Trường Đại học Sư phạm Huế26
7Trường Đại học Quy Nhơn24.25
8Trường Đại học Sư phạm TPHCM26.03
9Trường Đại học Sài Gòn24.21
10Trường Đại học Đồng Tháp20.25
11Trường Đại học An Giang27.21

3. Các tổ hợp xét tuyển ngành Sư phạm Lịch sử – Địa lý

Thi ngành Sư phạm Lịch sử – Địa lý theo khối nào?

Để đăng ký xét tuyển vào ngành Sư phạm Lịch sử – Địa lý của một trong các trường phía trên, các bạn có thể sử dụng một trong các tổ hợp xét tuyển sau đây tùy trường:

  • Khối C00 (Văn, Lịch sử, Địa lí)
  • Khối C19 (Văn, Lịch sử, Giáo dục công dân)
  • Khối C20 (Văn, Địa lí, Giáo dục công dân)
  • Khối D01 (Văn, Toán, tiếng Anh)
  • Khối D14 (Văn, Lịch sử, Tiếng Anh)
  • Khối D15 (Văn, Địa lí, Tiếng Anh)
  • Khối D78 (Văn, Khoa học xã hội, Tiếng Anh)
  • Khối A07 (Toán, Lịch sử, Địa lí)
  • Khối A09 (Toán, Địa lí, Giáo dục công dân)

4. Chương trình đào tạo ngành Sư phạm Lịch sử – Địa lý

Ngành Sư phạm Lịch sử – Địa lý sẽ được học những môn gì?

Theo học ngành Sư phạm Lịch sử – Địa lý của trường Đại học Giáo dục – ĐHQGHN, sinh viên sẽ được đào tạo theo chương trình học như sau:

I. KHỐI KIẾN THỨC CHUNG
Triết học Mác – Lênin
Kinh tế chính trị Mác – Lênin
Chủ nghĩa xã hội khoa học
Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam
Tư tưởng Hồ Chí Minh
Ngoại ngữ B1 (Tiếng Anh B1, Tiếng Pháp B1, Tiếng Trung B1)
Giáo dục thể chất
Giáo dục Quốc phòng – An ninh
II. KHỐI KIẾN THỨC THEO LĨNH VỰC
Nhập môn Công nghệ giáo dục
Ứng dụng ICT trong giáo dục
Tâm lí học giáo dục
Nhập môn Khoa học giáo dục
Phương pháp nghiên cứu khoa học trong giáo dục
Nhập môn khoa học quản lí trong giáo dục
Nhập môn thống kê ứng dụng trong giáo dục
Nhập môn đo lường và đánh giá trong giáo dục
III. KHỐI KIẾN THỨC THEO KHỐI NGÀNH
Học phần bắt buộc:
Quy tắc đạo đức nghề nghiệp trong lĩnh vực giáo dục
Lí luận dạy học
Quản lí hành chính nhà nước và quản lí ngành Giáo dục và đào tạo
Học phần tự chọn:
Thực hành sư phạm và phát triển kỹ năng cá nhân, xã hội
Tư vấn tâm lí học đường
Phát triển chương trình giáo dục
Phương pháp và thực hành kĩ thuật dạy học hiện đại
IV. KHỐI KIẾN THỨC THEO NHÓM NGÀNH
Học phần bắt buộc:
Dẫn luận ngôn ngữ học
Lịch sử văn minh thế giới
Địa lí kinh tế – xã hội Việt Nam
Lịch sử Việt Nam cổ – trung đại
Lịch sử Việt Nam cận đại
Lịch sử Việt Nam hiện đại
Lịch sử Thế giới cổ – trung đại
Lịch sử Thế giới cận đại
Bản đồ
Địa lí tự nhiên đại cương
Địa lí kinh tế xã hội đại cương
Địa lí thế giới và khu vực
Địa lí tự nhiên Việt Nam
Học phần tự chọn:
Biển và hải đảo Việt Nam
Các cuộc phát kiến địa lí
Đô thị: Lịch sử và hiện tại
Châu thổ Sông Hồng và Sông Cửu Long
Làng xã Việt Nam trong lịch sử
Các tôn giáo trên thế giới
Địa lí du lịch
Địa phương học
V. KHỐI KIẾN THỨC NGÀNH
Học phần bắt buộc:
Phương pháp dạy học liên môn
Thực hành dạy học liên môn
Ứng dụng GIS trong giảng dạy Lịch sử và Địa lí
Học phần tự chọn:
Các dự án STEAM trong dạy học liên môn Lịch sử và Địa lí
Kiểm tra đánh giá theo hướng phát triển năng lực trong dạy học tích hợp Lịch sử và Địa lí
Giáo dục vì sự phát triển bền vững
Tiếng Anh chuyên ngành Lịch sử và Địa lí
Kiến thức thực tập và tốt nghiệp
Thực tập sư phạm và rèn luyện
Khóa luận tốt nghiệp

5. Cơ hội việc làm sau tốt nghiệp

Cử nhân ngành Sư phạm Lịch sử – Địa lí sau khi tốt nghiệp có thể đảm nhận các vị trí công việc như sau:

  • Giáo viên trong các trường THCS quốc tế, THCS công lập, tư thục, các trường THCS hoặc cơ sở giáo dục liên quan đến nước ngoài
  • Cán bộ, chuyên viên trong các cơ quan quản lý giáo dục
  • Tiếp tục học tập và nâng cao bồi dưỡng cán bộ nghiên cứu trong các viện nghiên cứu, các cơ quan khoa học của các tỉnh, thành phố, quận, huyện, tổ chức theo hướng phát triển khoa học xã hội, cơ quan trong lĩnh vực báo chí, du lịch, văn hóa hoặc cơ sở giáo dục đại học, cao đẳng liên quan đến giáo dục bậc THCS.
  • Tiếp tục học tập nâng cao trình độ bậc đào tạo sau đại học các ngành/chuyên ngành phù hợp.

6. Mức lương ngành Sư phạm Lịch sử – Địa lý

Mức lương bình quân với các giáo viên sư phạm Lịch sử – Địa lý là từ 7 – 8 triệu đồng/tháng tại các cơ sở công lập.

Từ khóa » đại Học Sư Phạm Lịch Sử