Tìm Hiểu Nguyên Lý Làm Việc Của ổ Cứng Bạn ... - GhienCongNghe

Tin học Nguyên lý làm việc của ổ cứng. Tưởng phức tạp ai ngờ không hề phức tạp chút nào

Với người sử dụng máy tính thường xuyên thì có lẽ đang không còn xa lạ với ổ cứng và nắm rõ chức năng của nó. Tuy nhiên hiểu rõ nguyên lý làm việc của ổ cứng là điều ít ai chú ý đến. Sau đây hãy cùng GhienCongNghe tìm hiểu vấn đề này nhé.

Jack - 14-Th3-2021

Nếu như CPU được xem là bộ điều khiển trung tâm, là nơi mọi mệnh lệnh được đưa ra để xử lý thông tin thì ổ cứng được xem như là nơi lưu trữ dữ liệu của bộ xử lý trung tâm đó. Sau đây, hãy cùng GhienCongNghe khám phá nguyên lý làm việc của ổ cứng như thế nào để hiểu hơn cách máy tính của bạn vận hành. Bắt đầu thôi.

Cùng tìm hiểu về nguyên lý làm việc của ổ cứng

Cùng tìm hiểu về nguyên lý làm việc của ổ cứng

Mục Lục1. Nguyên lý làm việc của ổ cứng HDD là gì?2. Nguyên lý làm việc của ổ cứng SSD là gì?3. Cách các ổ cứng tương tác với máy tính

Nguyên lý làm việc của ổ cứng HDD là gì?

Việc đọc và ghi dữ liệu trên ổ cứng diễn ra không quá phức tạp, các bạn quan sát hình minh họa bên dưới.

Nguyên lý làm việc của ổ cứng. Tưởng phức tạp ai ngờ không hề phức tạp chút nào

Hoạt động đọc và ghi dữ liệu trên ổ cứng

Advertisements

Quá trình đọc và ghi dữ liệu của ổ cứng được dựa trên 2 chuyển động. Đó là chuyển động quay của đĩa từ và chuyển động của đầu độc. Hai hành động này diễn ra đồng thời với nhau khi thực hiện quá trình đọc hay ghi.

Khi đĩa từ quay, trục quay có nhiệm vụ giữ cố định và tác động làm cho đĩa từ quay theo một vận tốc nhất định. Khi đĩa từ đã quay đều, cần di chuyển đầu độc sẽ di chuyển đến và tiếp xúc với bề mặt của đĩa từ. Bắt đầu quá trình đọc hoặc ghi dữ liệu.

Trong đầu đọc/ghi có bộ phận cảm biến điện trường giúp nó đọc dữ liệu tại bất kỳ vị trí nào trên bề mặt đĩa. Dữ liệu đồng thời được đọc và ghi trên mọi đĩa đang hoạt động.

Xem thêm:

Advertisements
  • Hướng dẫn đo nhiệt độ CPU máy tính

Nguyên lý làm việc của ổ cứng SSD là gì?

Không giống như HDD phải ghi toàn bộ thông tin trên đĩa từ, SSD thực hiện luôn việc ghi thông tin vào luôn các tấm nhớ được lưu trên bảng mạch và đây chính là nơi lưu trữ dữ liệu trên máy tính của bạn. Các tấm nhớ này phân chia thành từng trang, và các trang được xếp chồng lên nhau và gọi là các khối.

  • Xác định vị trí một khối có đủ số trang “không sử dụng”.
  • Lập danh sách các trang trong khối đó mà bạn vẫn cần.
  • Làm trống tất cả các trang trong khối đó.
  • Viết lại các trang cần thiêt với khối mới.
  • Điền thông tin mới vào chỗ trống trên các trang còn lại.

Nguyên lý làm việc của ổ cứng. Tưởng phức tạp ai ngờ không hề phức tạp chút nào

Nói cách khác, khi bạn đã sử dụng hết các trang trống trên SSD mới của mình, nó sẽ phải trải qua giai đoạn này bất cứ lúc nào nó muốn ghi dữ liệu mới. Đây là cách bộ nhớ flash hoạt động. Tuy nhiên, nó vẫn nhanh hơn ổ cứng HDD tiêu chuẩn và tốc độ đạt được với ổ SSD chắc chắn đáng mua hơn ổ cứng HDD.

Cách các ổ cứng tương tác với máy tính

Các bạn nên nhớ rằng toàn bộ hoạt động đọc và ghi dữ liệu trên máy tính đều chịu sự điều khiển của CPU. Khi CPU hay đúng hơn là người dùng có như cầu trích xuất dữ liệu thì ổ cứng mới thực hiện việc đọc hoặc ghi.

Advertisements

Một điều tiếp theo các bạn nên biết đó là máy tính hoạt động tương tác với dữ liệu thường xuyên, do đó việc đọc và ghi dữ liệu diện ra liên tục và cực kỳ ngẫu nhiên. Do đó nó có thể đọc và ghi ở bất cứ đâu trên bề mặt đĩa.

Nguyên lý làm việc của ổ cứng. Tưởng phức tạp ai ngờ không hề phức tạp chút nào

Khi tương tác với máy tính, nếu CPU yêu cầu trích xuất, những yêu cầu đó tạm thời sẽ được lưu vào bộ nhớ đệm cache, từ đây đĩa cứng có thể cùng lúc trích xuất nhiều tác vụ khác nhau cùng lúc làm cho tốc độ xử lý của toàn bộ hệ thống được đẩy lên nhanh hơn.

Một số bài viết có liên quan bạn có thể tham khảo:

Advertisements
  • Tìm hiểu kỹ hơn xem ổ cứng là gì?
  • Phần mềm hỗ trợ sửa lỗi bad sector ổ cứng bạn nên biết
  • Phần mềm kiểm tra tốc độ đọc của ổ cứng hoàn toàn miễn phí 

Và trên đây là những chia sẻ của chúng mình về nguyên lý làm việc của ổ cứng. Mong rằng những thông tin trên hữu ích với bạn. Đừng quên Like, Share và ghé thăm GhienCongNghe thường xuyên để có được những kiến thức mới mẻ mỗi ngày.

Tham khảo Wikipedia

Từ khóa » Nguyên Lý Hdd