Tìm Hiểu Nguyên Tắc Bầu Cử Trong Luật Bầu Cử Đại Biểu Quốc Hội Và ...
Có thể bạn quan tâm
Cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khoá XV và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021-2026 diễn ra cùng một ngày (23/5/2021) trên phạm vi cả nước, là sự kiện chính trị quan trọng của đất nước, diễn ra sau thành công của Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng là nơi để cử tri phát huy quyền làm chủ của công dân, lựa chọn bầu ra những người tiêu biểu, xứng đáng đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của mình trong Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ mới, góp phần tích cực vào việc xây dựng, củng cố và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền Xã hội chủ nghĩa của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam. Một trong những nội dung góp phần thành công của Cuộc bầu cử phải tuân thủ triệt để nguyên tắc bầu cử.
1. Nguyên tắc bầu cử phổ thông
Bầu cử theo nguyên tắc phổ thông có nghĩa là bầu cử được tổ chức cho tất cả mọi công dân tham gia không phân biệt dân tộc, nam, nữ, thành phần xã hội, tín ngưỡng, tôn giáo, trình độ văn hoá, nghề nghiệp, thời hạn cư trú, không hạn chế đối với bất kỳ một đối tượng công dân nào, nếu con người đạt được mức độ hoàn chỉnh về mặt nhận thức đều được trao quyền bầu cử: “Tính đến ngày bầu cử được công bố, công dân nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đủ mười tám tuổi trở lên có quyền bầu cử và đủ hai mươi mốt tuổi trở lên có quyền ứng cử vào Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp” trừ những trường hợp nhất định không được bầu cử như mất năng lực hành vi dân sự hoặc bị tước quyền bầu cử[1].
Nguyên tắc bầu cử phổ thông cũng được quy định trong Luật bầu cử Đại biểu Quốc hội và Đại biểu Hội đồng nhân dân năm 2015 cụ thể:
-Ngày bầu cử phải là ngày chủ nhật và được công bố chậm nhất là 115 ngày trước ngày bầu cử.
-Trong thời hạn 10 ngày trước ngày bầu cử, Tổ bầu cử phải thường xuyên thông báo cho cử tri biết ngày bầu cử, nơi bỏ phiếu, thời gian bỏ phiếu bằng hình thức niêm yết, phát thanh và các phương tiện thông tin đại chúng khác của địa phương.
-Việc bỏ phiếu bắt đầu từ bảy giờ sáng đến bảy giờ tối cùng ngày. Mọi công dân có quyền bầu cử đều được ghi tên vào danh sách cử tri và được phát thẻ cử tri.
- Chậm nhất là 20 ngày trước ngày bầu cử, Tổ bầu cử phải niêm yết danh sách chính thức những người ứng cử đại biểu Quốc hội, ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân ở khu vực bỏ phiếu. Chậm nhất là 40 ngày trước ngày bầu cử, cơ quan lập danh sách cử tri niêm yết danh sách cử tri tại trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã và tại những địa điểm công cộng của khu vực bỏ phiếu, đồng thời thông báo rộng rãi danh sách cử tri và việc niêm yết để Nhân dân kiểm tra.
-Kết quả bầu cử được tính, trên số phiếu bầu hợp lệ và chỉ được công nhận khi đã có quá một nửa tổng số cử tri trong danh sách cử tri tại đơn vị bầu cử tham gia bầu cử…” [2]
Nguyên tắc này nhằm bảo đảm để cuộc bầu cử trở thành một cuộc sinh hoạt chính trị rộng lớn, tạo điều kiện thuận lợi để công dân thực hiện quyền bầu cử của mình.
2. Nguyên tắc bầu cử bình đẳng
Bình đẳng là ngang hàng nhau về địa vị, về quyền lợi. Bình đẳng trong bầu cử là nguyên tắc nhằm bảo đảm để mọi công dân đều có cơ hội ngang nhau tham gia bầu cử không phụ thuộc vào giới tính, địa vị xã hội, sắc tộc, tôn giáo ..., nghiêm cấm mọi sự phân biệt dưới bất cứ hình thức nào. Nguyên tắc này được thể hiện trong các quy định của Luật bầu cử Đại biểu Quốc hội và Đại biểu Hội đồng nhân dân năm 2015:
- “Mỗi công dân chỉ được ghi tên vào một danh sách cử tri ở nơi mình thường trú hoặc tạm trú.
-Mỗi cử tri có quyền bỏ một phiếu bầu đại biểu Quốc hội và bỏ một phiếu bầu đại biểu Hội đồng nhân dân tương ứng với mỗi cấp Hội đồng nhân dân.
-Người ứng cử đại biểu Quốc hội chỉ được ghi tên vào danh sách ứng cử đại biểu Quốc hội ở một đơn vị bầu cử.”[3]
3. Nguyên tắc bầu cử trực tiếp
Bầu cử trực tiếp có nghĩa là công dân trực tiếp thể hiện ý chí của mình qua lá phiếu, công dân trực tiếp bầu ra đại biểu của mình chứ không qua một cấp đại diện cử tri nào. Nguyên tắc bầu cử trực tiếp quy định:
“Cử tri phải tự mình, đi bầu cử, không được nhờ người khác bầu cử thay, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 và khoản 4 Điều này; khi bầu cử phải xuất trình thẻ cử tri.
Cử tri không thể tự viết được phiếu bầu thì nhờ người khác viết hộ, nhưng phải tự mình bỏ phiếu; người viết hộ phải bảo đảm bí mật phiếu bầu của cử tri. Trường hợp cử tri vì khuyết tật không tự bỏ phiếu được thì nhờ người khác bỏ phiếu vào hòm phiếu.
Trong trường hợp cử tri ốm đau, già yếu, khuyết tật không thể đến phòng bỏ phiếu được thì Tổ bầu cử mang hòm phiếu phụ và phiếu bầu đến chỗ ở, chỗ điều trị của cử tri để cử tri nhận phiếu bầu và thực hiện việc bầu cử. Đối với cử tri là người đang bị tạm giam, người đang chấp hành biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc mà trại tạm giam, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc không tổ chức khu vực bỏ phiếu riêng hoặc cử tri là người đang bị tạm giữ tại nhà tạm giữ thì Tổ bầu cử mang hòm phiếu phụ và phiếu bầu đến trại tạm giam, nhà tạm giữ, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc để cử tri nhận phiếu bầu và thực hiện việc bầu cử”. [4]
4. Nguyên tắc bỏ phiếu kín
Bỏ phiếu kín là phương pháp bỏ phiếu trong đó lựa chọn của cử tri trong một cuộc bầu cử được giữ bí mật, việc bỏ phiếu kín sẽ loại trừ sự theo dõi và kiểm soát từ bên ngoài ảnh hưởng đến việc bỏ phiếu của cử tri. Mục đích của nguyên tắc này là nhằm đảm bảo tự do trong thể hiện ý chí của cử tri.
Nguyên tắc bỏ phiếu kín được quy định như sau: “Khi cử tri viết phiếu bầu, không ai được xem, kể cả thành viên Tổ bầu cử. Cử tri không thể tự viết được phiếu bầu thì nhờ người khác viết hộ, nhưng phải tự mình bỏ phiếu; người viết hộ phải bảo đảm bí mật phiếu bầu của cử tri” [5]
Bên cạnh trách nhiệm của các cấp, các ngành, các cơ quan, đoàn thể trong công tác tuyên truyền, vận động đối với các tầng lớp nhân dân. Đòi hỏi mỗi người dân với tư cách là công dân Việt Nam cũng cần có trách nhiệm trong việc nghiên cứu, tìm hiểu pháp luật về bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân để cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khoá XV và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021-2026 diễn ra thành công và thực sự là một ngày hội của Toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta.
[1] Điều 2, Điều 30 Luật bầu cử Đại biểu Quốc hội và Đại biểu Hội đồng nhân dân năm 2015
[2] Điều 5, 29, 30, 32, 59, 70, 71, 78 Luật bầu cử Đại biểu Quốc hội và Đại biểu Hội đồng nhân dân năm 2015
[3] Điều 29, Điều 57, 69 Luật bầu cử Đại biểu Quốc hội và Đại biểu Hội đồng nhân dân năm 2015
[4], [5] Điều 69 Luật bầu cử Đại biểu Quốc hội và Đại biểu Hội đồng nhân dân năm 2015
Từ khóa » Giải Thích Từ Bầu Cử
-
Bầu Cử – Wikipedia Tiếng Việt
-
Bầu Cử Là Gì ? Nội Dung, Vai Trò, Yêu Cầu Của Chế độ Bầu Cử
-
[PDF] 1. Bầu Cử Là Gì, ứng Cử Là Gì? Bầu Cử Là Phương Thức Lựa Chọn ...
-
Bầu Cử Là Quyền Và Nghĩa Vụ Của Công Dân
-
Bầu Cử VN: Thực Chất Bỏ Phiếu Là Quyền Hay Nghĩa Vụ? - BBC
-
Nghịch Lý Bầu Cử Việt Nam: Cử Tri đi Bầu Chỉ để Cho Xong? - BBC
-
Các Nguyên Tắc Cơ Bản Của Bầu Cử ở Nước Ta Hiện Nay
-
Phần 1: Những Vấn đề Chung Về Bầu Cử
-
Quyền Bầu Cử Là Gì? Quyền ứng Cử Là Gì? Tại Sao Nói Bầu Cử Là ...
-
[PDF] Cách Thức Bỏ Phiếu Tại Phòng Phiếu - Australian Electoral Commission
-
Khiếu Nại Của Cử Tri - Virginia Department Of Elections
-
Bốn Nguyên Tắc Lớn Trong Bầu Cử - Tạp Chí Tòa án
-
Tài Liệu Hỏi - Đáp Về Bầu Cử đại Biểu Quốc Hội Khóa XV Và đại Biểu ...
-
Thành Công Của Cuộc Bầu Cử: Sức Mạnh Từ Lòng Dân - Quốc Hội