Tìm Hiểu Những Dấu Hiệu Cá Rồng Bị Stress - Cách Chữa

Đôi khi những biểu hiện của chú cá rồng như: Nằm yên một chỗ dưới đáy bể, biếng ăn, cắn mồi nhưng không nuốt, hay lao ầm ầm vào thành bể, cọ sát người vào bể… Khiến bạn không hiểu nó đang bị gì? Hãy xem những dấu hiệu cá rồng bị stress sau để xem, liệu có phải cá nhà bạn đang bị tình trạng đó không. Và một số cách chữa trị tốt nhất.

Nội dung bài viết

Toggle
  • Các dấu hiệu cá rồng bị stress
    • Những nguyên nhân cá rồng bị stress
      • 1/ Thay đổi môi trường sống.
      • 2/ Cá bị bệnh
      • 3/ Nguồn nước không đảm bảo tiêu chuẩn
  • Cách làm giảm stress cho cá rồng.
    • 1/ Nâng sở thích của cá rồng
      • + Thức ăn ưu thích
      • + Hướng đến màu sắc kích động của cá
    • 2/ Cải thiện môi trường sống
    • 3/ Sử dụng thuốc giảm stress cho cá rồng

Các dấu hiệu cá rồng bị stress

Cá rồng khi yếu hoặc bị thay đổi môi trường sống rất hay xảy ra hiện tượng lười vận động, biếng ăn. Đó chính là biểu hiện của tình trạng căng thẳng ở cá. Nó thường sinh ra các dấu hiệu dễ nhận biết sau:

dấu hiệu cá rồng bị stress

  • Nằm im trong nhiều ngày ở dưới đáy bể.
  • Bỏ ăn trong thời gian từ vài ngày thậm trí cả tháng.
  • Cắn các con cá nhỏ khác nhưng không ăn.
  • Tăng động: Bơi nhanh và vô định trong bể. Thậm trí đâm cả đầu và thân vào thành bể, các cây thủy sinh…
  • Cọ sát người vào thành bể liên tục…
  • Cá bơi những run run…

cá rồng ngân long 2

Những biểu hiện của cá rồng như thế này cho thấy nó đang bị bệnh hoặc bị stress. Khi đó, chúng ta cần tìm hiểu về nguyên nhân khiến cá bị căng thẳng như vậy. Từ đó, chúng ta mới có hướng giải quyết triệt để cho vấn đề này. Giúp cá sống tốt nhất có thể.

Những nguyên nhân cá rồng bị stress

Khi nhận thấy dấu hiệu cá rồng bị stress. Bạn sẽ rất băn khoăn không biết nguyên nhân từ đâu mà làm cá nhà bạn ra tình trạng này. Với kinh nghiệm của chúng tôi, nhận định chủ yếu cá rồng bị căng thẳng do các nguyên nhân chủ quan và khách quan sau đây:

1/ Thay đổi môi trường sống.

Khi bạn thay đổi môi trường sống của cá rồng. Nó bị lạ nước, nhiệt độ và khung cảnh. Từ đó nó rụt rè không dám di chuyển nhiều. Thức ăn mới cũng khiến nó để ý sự khác lạ mà không dám đớp.

bể cá rồng

Đây là nguyên nhân xảy ra khi bạn mới mua cá rồng về thả vào bể cá. Nhiệt độ của nước, nồng độ các chất của nước trong bể, khung cảnh thủy sinh trang trí… Khiến nó chưa kịp thích nghi ngay. Nó sẽ thường bỏ ăn và ít vận động. Bạn đừng quá lo vì cá rồng có khả năng nhịn ăn từ 30 ngày đến 45 ngày.

2/ Cá bị bệnh

Một nguyên nhân khác nữa đó là cá rồng của bạn bị bệnh. Khi bị bệnh nó sẽ khó chịu và thường ngứa ngáy. Nếu nhốt chúng chung với các loại cá con hay rỉa mồi. Cá con sẽ hay lao vào và cố đớp những chỗ xù của vết thương trên mình cá rồng. Nó bị đau sẽ theo phản xạ mà bơi nhiều, bơi nhanh vô định. Nhiều khi đập cả thân vào thành bể cá rồng

3/ Nguồn nước không đảm bảo tiêu chuẩn

Nguồn nước là môi trường sống chính của mọi loại cá không phải riêng cá rồng. Khi nguồn nước không đảm bảo được độ sạch và tỷ lệ khí oxy tốt cho cá rồng sinh sống. Nó khiến cá thiếu khí mà ức chế thần kinh. Khiến cá gặp những hiện tượng lừ đừ hoặc động kinh..

xử lý nước vào bể cá

Hiện tượng cá lười bơi là để nó tiết kiệm khí thở. Còn nó vùng vẫy bởi khi đó thần kinh không kiểm soát.

Còn những nguyên nhân khác có thể do chất kích thích lẫn trong thức ăn của cá….

Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về cách khắc phục hay chính là cách chữa cho cá rồng khi bị stress đơn giản, hiệu quả.

Cách làm giảm stress cho cá rồng.

Khi bạn nắm được dấu hiệu cá rồng bị stress rồi. Bạn sẽ có rất nhiều cách để thư giãn cho chú cá yêu thương của mình. Trong đó, có những cách dùng đến thuốc và có những cách dùng đến mẹo của người nuôi. Trước khi dùng đến thuốc trị bệnh, hãy thực hiện các mẹo trước nhé

1/ Nâng sở thích của cá rồng

Cá rồng cũng là một loài động vật do vậy nó cũng có những sở thích riêng. Nếu đạt được những sở thích đó thì tinh thần sẽ phấn chấn hơn nhiều. Khi cá rồng bị stress bạn nên kích thích những thú vui đó cho cá. Chúng sẽ có động lực hơn so với những ham muốn khác. Trong đó có:

+ Thức ăn ưu thích

Bạn nên cho cá rồng ăn những món tươi mà nó ưu thích nhất. Theo quan sát của chúng tôi, cá rồng thích ăn các loại như tôm, ếch – nhái, một số loại côn trùng. Những loại thức ăn giàu dinh dưỡng này vừa giúp cá rồng nhà bạn thèm muốn, vừa đáp ứng được lượng chất đưa vào cơ thể của cá. Dù nó có bị mệt nhưng vẫn đủ chất nuôi cơ thể.

tôm tươi

Tuy nhiên, bạn vẫn chỉ nên cho nó ăn tách rời với bữa ăn chính. Vì nếu bạn cho cùng thời điểm, cá rồng sẽ chỉ ăn món yêu thích mà bỏ qua đồ ăn hàng ngày bạn cho. Như vậy sẽ khiến bể bị bẩn nhanh, lại làm môi trường sống của cá kém chất lượng.

+ Hướng đến màu sắc kích động của cá

Cá rồng có một đặc điểm mà chỉ dựa trên kinh nghiệm của người chơi lâu năm mới biết đó là ưu màu vàng nhạt. Đó chính là màu của bóng đèn sợi đốt. Hay chính xác hơn, cá rồng kích động với ánh nắng mặt trời.

Khi chúng nhìn thấy những màu sắc đó, chúng sẽ vui hơn và bơi lội nhiều hơn. Phương pháp này dùng cho những chú cá bị stress dạng trầm cảm, ít hoạt động. Màu vàng nhạt sẽ đưa cá vào trạng thái muốn “nhảy nhót” quang những điểm sáng vàng đó hơn nhiều với màu sáng trong của bể cá.

2/ Cải thiện môi trường sống

Một cách điều trị những dấu hiệu cá rồng bị stress đó là cải thiện môi trường sống phù hợp.

Khi mới thả cá, nên thả kèm cả nước ở bể nuôi cũ một cách từ từ để cá tránh bị lạ nước. Cá rồng tuy là loài to lớn nhưng cũng nhút nhát. Vì vậy nếu không quen nó sẽ ít vận động. Dần dần sẽ bị trầm cảm. Bạn không nên để nó xảy ra ngay khi mới mua về. Hoặc bạn có thể tìm hiểu: Cách xử lý nước để nuôi cá cảnh tốt nhất

lọc nước bể cá

Ngoài nguồn nước, nhiệt độ và các loại cá nuôi kèm cũng rất quan trọng. Tránh nuôi cá rồng với các loại cá nhỏ. Bởi cá nhỏ rất hay rỉa những mảng thức ăn rơi vãi dính trên thân cá rồng. Khiến cá rồng dễ bị sây sát, vảy cá không còn được đẹp. Cá bị đau cũng hay tăng động lắm.

3/ Sử dụng thuốc giảm stress cho cá rồng

Nếu bạn thấy dấu hiệu cá rồng bị stress nặng. Những mẹo nhỏ trên không ăn thua nữa, bạn nên tìm hiểu đến những địa chỉ bán cá uy tín. Chuyên viên sẽ đến kiểm tra và đánh giá mức độ stress của nó. Sau đó mới hướng dẫn bạn chọn thuốc và liều lượng phù hợp.

Không nên làm theo cảm tính trong trường hợp này bạn nhé.

Sử dụng thuốc luôn cần đến những người hiểu biết, biết mình cần làm gì. Bạn phải thực sự khẳng định mình nên làm gì thì mới làm. Nếu không chỉ vài ngày sau trong bể cá cảnh treo tường cao cấp của bạn đã thấy chúng không còn bơi lội được nữa.

Chúc các bạn luôn chăm sóc được những chú cá rồng uy quý và giá trị của mình tốt nhất.

Từ khóa » Cá Rồng Không Bơi