Tìm Hiểu Những Kỹ Năng Khám Phá Bản Thân: đơn Giản Mà Hiệu Quả

1. Tại sao phải khám phá bản thân?

Nhà triết học Aristoteles từng nói: “Thấu hiểu bản thân là khởi nguồn của mọi sự thông thái.” Quan điểm này của ông vẫn giữ vững tính thời đại và luôn được vận hành, tôi luyện trong những chương trình, khóa học dạy kỹ năng sống. 

Tại sao phải khám phá bản thân?
Tại sao phải khám phá bản thân?

Khám phá bản thân chính là một cách làm bạn với chính mình, hiểu được những mặt ưu - khuyết trong tính cách, năng lực của bản thân. Việc khám phá bản thân sẽ đem lại cho bạn rất nhiều lợi ích. Trước tiên có thể kể đến việc giữ vững sự ổn định về sức khỏe tinh thần, bạn sẽ dễ dàng giải quyết các vấn đề, tình huống trong cuộc sống. Tiếp theo, bạn sẽ biết cân nhắc và lựa chọn giữa cái bạn muốn và cái bạn cần. Điều này là vô cùng cần thiết trong cuộc sống hiện đại với nhiều xô bồ và cạm bẫy. 

Việc khám phá bản thân là một cách để bạn bảo vệ chính mình và xây dựng một lối sống lành mạnh, phù hợp với bản thân bạn. Ngoài ra, những kỹ năng khám phá bản thân sẽ song hành và bổ trợ những kỹ năng mềm khác giúp bạn hoàn thành công việc một cách dễ dàng hơn. 

Tiếp theo, chúng ta hãy cùng đến với những kỹ năng khám phá bản thân đơn giản nhưng hiệu quả nhé. 

2. Tự nhìn nhận, đánh giá hành động và lời nói của bản thân trong mọi tình huống

Đây là kỹ năng đầu tiên nhưng không phải là một kỹ năng đơn giản. Mỗi người trong chúng ta đều có cái “tôi” cá nhân và không phải ai cũng biết dung hòa, tiết chế để không gây ảnh hưởng đến cảm xúc của người khác. 

Tự nhìn nhận, đánh giá hành động và lời nói của bản thân trong mọi tình huống
Tự nhìn nhận, đánh giá hành động và lời nói của bản thân trong mọi tình huống

Việc tự đánh giá hành động và lời nói của bản thân sẽ giúp bạn thay đổi được những tính cách xấu, chín chắn và trưởng thành hơn trong lời nói và hành động. Thêm vào đó, bạn sẽ vì những phút bốc đồng mà gây ảnh hưởng đến tập thể. 

Để rèn luyện kỹ năng này bạn nên tập viết lại cảm xúc tiêu cực của bản thân sau những cuộc cãi vã. Sau khi đọc lại, bạn sẽ tìm ra cách tiết chế những hành động của bản thân. Thêm vào đó, viết chính là một cách giải tỏa cảm xúc rất tốt. Bạn nên hình thành thói quen này ngay cả khi đã biết cách nhìn nhận bản thân mình. 

Xem thêm: Việc làm sinh viên làm thêm

3. Lắng nghe bản thân và lắng nghe những người xung quanh

Trong kỹ năng này, nhiều người từng chia sẻ việc lắng nghe bản thân luôn khiến họ gặp khó khăn hơn so với lắng nghe những người xung quanh. 

Lắng nghe bản thân và lắng nghe những người xung quanh
Lắng nghe bản thân và lắng nghe những người xung quanh

Trong quan niệm của nhiều người, việc nghe những thông tin, chia sẻ, tâm sự của người khác được coi như một nghĩa vụ đối với họ. Họ cần làm vậy để thể hiện lòng tốt và sự quan tâm của mình với người khác. Trên thực tế, không phải ai cũng có thể lắng nghe chia sẻ từ người khác mà không muộn phiền hoặc bị ảnh hưởng bởi những cảm xúc người đó mang lại. 

Chính vì vậy, việc lắng nghe những cảm xúc, tiếng nói trong con tim bạn rất quan trọng. Bạn không thể gỡ rối những khúc mắc của người khác khi chính bản thân bạn còn rất nhiều khó khăn trong lòng. Việc lắng nghe bản thân có thể xây dựng dựa trên nhiều phương pháp: lắng nghe cơ thể để điều chỉnh chế độ sinh hoạt, lắng nghe cảm xúc để thay đổi cách hành xử,... 

Mẫu cv xin việc

4. Nhìn nhận bản thân để cố gắng hơn mỗi ngày

Yêu cầu kỹ năng này bạn phải thể hiện sự trung thực với bản thân. Việc nhìn nhận ở đây không chỉ ở vẻ bề ngoài mà cả tính cách, năng lực trí tuệ bên trong. 

Bạn cần biết điểm mạnh của bản thân là gì để tiếp tục phát huy. Hãy viết ra những điều dưới đây và luôn đọc lại mỗi khi thấy hoài nghi về bản thân mình nhé:

- Viết ra những nét đẹp về ngoại hình của chính mình mà bản thân bạn yêu thích

- Viết ra những nét đẹp trong tính cách của bạn

- Viết ra những thành tích bạn đã đạt được trong quá trình học tập, làm việc

- Nêu sở trường của bản thân bạn 

Nhìn nhận bản thân để cố gắng hơn mỗi ngày
Nhìn nhận bản thân để cố gắng hơn mỗi ngày

Tiếp theo, hãy nêu ra những điểm yếu bạn cần tự nhận thức để sửa đổi và hạn chế. Việc rèn luyện một thói quen tốt luôn dễ hơn từ bỏ những thói quen xấu. Nhưng đừng vì vậy mà nản lòng nhé. Cũng như trên, hãy viết ra những điều dưới đây: 

- Viết ra những điều khiến bạn tự ti và cách giải quyết

- Viết ra những khuyết điểm về tính cách của bạn và cách khắc phục

- Viết ra những sai phạm của bản thân bạn trong công việc và khi học tập

- Nêu sở đoản của bản thân bạn

Xem thêm: Chuyển kỹ năng giao tiếp thành nghệ thuật, thành công sẽ đến với bạn

5. Xây dựng kế hoạch trong tương lai

Bạn đã bao giờ từ hỏi mình muốn là người như thế nào trong 3 năm sau? Trong 5 năm sau? Trong 10 năm sau? Bạn đã bao giờ nghĩ nếu bạn của 3 năm sau nhìn thấy bạn của bây giờ, họ sẽ có cảm giác như thế nào không? 

Việc xây dựng một kế hoạch trong tương lai dù là tương lai ngắn hay tương lai dài cũng sẽ giúp bạn có kỷ luật với bản thân và biết phấn đấu hơn. Khi bạn tự ý thức được hành động của bạn trong hiện tại sẽ ảnh hưởng đến bạn của tương lai, bạn sẽ biết cách tự điều chỉnh và tốt lên mỗi ngày. 

Xây dựng kế hoạch trong tương lai
Xây dựng kế hoạch trong tương lai

Bạn của quá khứ - bạn của hiện tại - bạn của tương lai có mối liên kết vô cùng sâu sắc. Bạn hãy tự hỏi sứ mệnh của bản thân là gì? Bạn muốn cống hiến những gì cho xã hội. Tầm nhìn của bạn trong tương lai sẽ ra sao? Những câu trả lời sẽ là kim chỉ nam để bạn tiến về phía trước. 

6. Hình thành thói quen lập thời gian biểu

Dù bạn là học sinh sinh viên hay đã là người trưởng thành, đang là nhân sự tại các doanh nghiệp, thời gian biểu vẫn là một công cụ hữu hiệu dành cho bạn. 

Việc lập thời gian biểu đem lại rất nhiều lợi ích, một trong số đó có thể kể đến là việc bạn sẽ tiết kiệm được thời gian khi bạn biết mình phải làm gì theo kế hoạch. “Thời gian là vàng bạc”, bạn có thể tận dụng những thời gian mình tiết kiệm được để nghỉ ngơi hoặc giải trí, học hỏi những điều mới. 

Thói quen lập thời gian biểu cũng sẽ giúp bạn có nề nếp, quy củ, tránh những sai lầm, thiếu sót trong công việc. Hiện nay, trên internet có rất nhiều bảng thời gian biểu mẫu phù hợp với nhu cầu, lượng công việc cũng như tính cách của từng người. Bạn có thể tham khảo và in ấn, viết thành sổ tay, đánh máy trực tuyến một cách dễ dàng. 

7. Tự học thêm những kiến thức mới

Internet đã trở thành một công cụ hữu hiệu giúp việc học không còn ranh giới. Chỉ với một thiết bị điện tử có kết nối mạng, bạn có thể tự học được những ngôn ngữ mới, những kỹ năng thiết kế cơ bản, lập bản thuyết trình trên các công cụ PowerPoint,...

Tự học thêm những kiến thức mới
Tự học thêm những kiến thức mới

Trong nền kinh tế hiện đại, tự học là một trong những vũ khí quan trong giúp bạn khám phá được tiềm năng của bản thân. Thêm vào đó, tự học là cách giúp bạn cạnh tranh với những người khác trên thị trường tuyển dụng, trên trường lớp và thể hiện năng lực của chính mình. 

Có thể nói, kỹ năng khám phá bản thân thường không được quan tâm như những kỹ năng mềm khác. Tuy nhiên, lợi ích của việc khám phá bản thân sẽ không chỉ hỗ trợ bạn trong việc hoàn thành công việc mà còn giúp bạn luôn biết được giá trị của chính mình, tự tin, yêu bản thân hơn. 

Mong rằng những chia sẻ của timviec365.vn đã giúp các bạn có thêm những thông tin về kỹ năng khám phá bản thân. Hẹn gặp lại các bạn trong những bài viết tiếp theo của chúng tôi.

Xem thêm: Kỹ năng giải quyết vấn đề là gì và các bước giải quyết vấn đề

Từ khóa » Khám Phá Bản Thân Là Khám Phá Những Gì