Tìm Hiểu Những Thông Tin Cô Chín Giếng đầy đủ Nhất

Bài viết về cô Chín ở bài viết này, chúng tôi sẽ giúp bạn biết:

  • Cô Chín là ai?
  • Đền thờ của cô ở đâu?
  • Đi lễ Cô cần chuẩn bị những gì và cầu gì?

Cùng tất cả những câu hỏi khác….

nhung thong tin co chin gieng

Mục Lục Bài Viết

  • I. Thần tích cô Chín
  • 1. Cô Chín là ai ?
  • 2. Thần tích về Cô chín
  • II. Người có căn cô Chín và hầu đồng giá của cô
  • 1. Người sát căn cô Chín như thế nào?
  • 2. Tính cách của người có căn cô chín
  • 3. Hầu đồng giá căn cô Chín
  • 4. Bản văn cô Chín
  • III. Đền thờ và sắm lễ cô Chín giếng
  • 1. Các đền thờ cô Chín
  • 2. Sắm lễ cô Chín cần những gì ?
  • 3. Văn khấn cô Chín
  • IV. Tổng kết

I. Thần tích cô Chín

Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu đầy đủ những thông tin quan trọng để biết được Cô là ai? có những quyền phép gì ?

1. Cô Chín là ai ?

Cô Chín là thánh Cô thứ 9 trong hàng Tứ Phủ Thánh Cô. Cô được xem là người kề cận, hầu bên Mẫu Sòng.

Cô Chín Sòng Sơn là một Thánh Cô có nhiều quyền phép. Những người có căn Cô Chín thường có khả năng xem bói, chữa bệnh và gọi hồn.

Cô Chín còn có những tên gọi khác là Cô Chín Sòng, Cô Chín Sòng Sơn hoặc Cô Chín Giếng.

Vậy xuất thân của cô như thế nào ? hãy cùng xem tiếp ở nội dung dưới đây…

Mam le

2. Thần tích về Cô chín

Hiện chưa thấy tài liệu nói về việc Cô giáng sinh vào một nhân vật nào trên trần gian. Như vậy, thân thế của Cô nghiêng về phía thiên thần

Có truyền thuyết nói rằng Cô Chín là con gái thứ 9 của Ngọc Hoàng Thượng Đế. Vì đánh vỡ chén ngọc mà Cô giáng trần, bán nước ở cồng đền Ba Dọi.

Ban đầu những kẻ phàm trần không tin, nghĩ Cô là yêu quái nên quở trách, đánh đuối và tìm cách diệt trừ. Vì tức giận nên Cô về tâu với thiên đình, thu giam hồn phách họ, hành cho điên khùng.

Trong những năm chinh chiến loạn lạc, Cô đã phò vua giúp nước bằng cách tiên đoán trận mạc.Với công lao to lớn, vua đã truyền dân lập đền thờ Cô.

Trước đền lúc đó có đến 9 miệng giếng tự nhiên. Vì thế có câu: “Cô Chín quyền cai chín giếng” Vậy nên Cô Chín còn gọi với tên Cô Chín Giếng.

II. Người có căn cô Chín và hầu đồng giá của cô

nguoi co can co chin va hau dong gia cua co

1. Người sát căn cô Chín như thế nào?

Nếu sát căn cô Chín thì đi phủ hoặc đền của Cô sẽ bị hành nhẹ trên phủ, nhưng chưa bị ngay. Về đến nhà bắt đầu bị hành, sau đó ra đền tạ lễ các Ngài ốp về sang tai nói rõ căn quả và chỉ lối cho đi.

Bị bắt ở đền phủ mới rõ chính xác là căn quả, bị bắt sát ở mức độ như nào và ra sao.

Cũng có người đêm về nằm mơ được đi học âm. Được đưa đường dắt lối đi học v.v…. thường những người mơ rắn là bị bắt cũng khá là sát.

Nếu chỉ mới lâng lâng thôi vẫn còn nhẹ nhàng, khi nào đập đầu rồi lăn lê hay ăn mảnh sành mảnh sứ, làm điều điên dại như vậy mới là nặng.

Những người sát căn cô Chín hay bị bệnh tật thì không hẳn là do cơ hành mà do nhiều nguyên nhân khác. Có thể là do bệnh dương, cũng có thể do đất dữ nên chữa mãi không hết. Nếu căn quả, sát căn mà trốn không làm thì dễ bị hành.

Có một số thầy cho rằng: khi đã có căn quả chưa ra trình thì đừng lo đến chuyện lấy vợ gả chồng, phải lo xong việc Thánh mới yên bản mệnh. Không thì còn bị thử thách. Khi đã theo phải một lòng một dạ nhất tâm, không thì khổ… Tuy nhiên, đây là quan điểm dựa trên trải nghiệm thưc tế của một cá nhân nên không thể khẳng định điều này là đúng.

Nếu bạn tu tại gia tốt, thờ cha kính mẹ, kêu cầu gia tiên tốt thì sẽ được gia tiên chỉ lối để không bị cơ hành quá nặng, vẫn xin khất được để lấy chồng lấy vợ sinh con bình thường mà không sao.

2. Tính cách của người có căn cô chín

Người có căn cô Chín tính cách thường khá điệu đà, ung dung nhưng nóng và thẳng tính. Ưa làm đẹp, đặc biệt thích sạch sẽ, thương người và có giác quan thứ 6 rất nhạy.

Cô Chín là một thánh cô có nhiều quyền phép. Những người có căn Cô Chín thường có khả năng xem bói, chữa bệnh và gọi hồn. Tuy nhiên, trong khi giáng hầu Cô chỉ hay cho thuốc chữa bệnh.

3. Hầu đồng giá căn cô Chín

Khi ngự đồng mặc áo hồng phơn phớt màu đào phai; có khi cô múa quạt tiến Mẫu; múa cờ tiến Vua; cũng có khi cô thêu hoa dệt lụa; rồi lại múa cánh tiên.

Ai cầu đảo cô đều sắm sửa lễ vật: Nón đỏ hài hoa vòng hồng để dâng cô đều được cô chứng minh.

Tiên cô là 1 trong tứ vị thánh cô chấm lính nhận đồng.

4. Bản văn cô Chín

Chim kêu vượn hót trên ngànDưới khe cá bạc cá vàng chầu lênTam thai ngũ nhạc án tiềnTrăng thanh gió mát quần tiên hội đồng.Khi vui ngự chiếc xe rồngLúc buồn gảy khúc đàn thông,tỳ bàNgự đồng yến vũ,oanh caKhoan thai cô lại về tòa sơn trang.Rong chơi mười tám cửa ngànTam thập lục động sơn trang phép mầuTrở về Quán Cháo,Đền DâuDanh lam cổ tích một bầu cảnh tiên.Cửu Tỉnh,Mẫu đã ban truyềnQuyền cô chấp chính khắp miền trần gian.Dầu ai hữu sự kêu vanCô thương những kẻ trần phàm u mê.Những khi khuya sớm đi vềThập phương tiến bái cô xóa đi lỗi lầm.Ai mà ngạo ngược cường hungCoi thường cô Chín đền Sòng không thiêng.Hành cho điên đảo,đảo điênTrăm muôn thứ bệnh liên miên tháng ngày.Giận ai cô đã ra tayLàm cho đau ốm hẹn ngày mạng vongLàm cho bệnh ốp vào trongCơm ăn chẳng đựoc khiến lòng đầy vơiKhi lạnh lúc toát mồ hôiĐập đầu lạy đất bái trời mà kêuTìm cô cầu đảo bái kiềuCô về phán bảo những điều nhỏ toCô thương chỉ bảo dặn dòNước tiên chín giếng cô cho lại lành.Tiếng đồn cô Chín anh linhTrong Nam,ngoài Bắc phụng tình làm tôiTiên dù lánh hạc về trờiHồn thiêng vẫn ở lòng ngừoi thế gian

III. Đền thờ và sắm lễ cô Chín giếng

1. Các đền thờ cô Chín

Các đền thờ chính và vọng:

Đền Cô Chín Giếng

Đền Chín Giếng là nơi thờ Cửu Thiên Huyền Nữ – con gái thứ chín của Ngọc Hoàng Thượng Đế. Đền Chín Giếng cách đền Sòng Sơn 1km về phía Đông, thuộc Trang Cổ Đam, Phú Dương, Phủ Tống Sơn, Thanh Hóa; Nay là phường Bắc Sơn, thị xã Bỉm Sơn, Thanh Hóa.

Đền Sòng Sơn

Đền Được khởi dựng cùng thời với Đền Sòng Sơn (Thời Cảnh Hưng, triều vua Lê Hiển Tông 1740 -1786). Được tu sửa vào năm 1939. Năm 1993 được Bộ Văn Hóa – Thông tin công nhận là Di tích lịch sử – văn hóa cấp Quốc Gia. Năm 2004 được trùng tu tôn tạo.

Đền thờ cô Chín ở Hà Nội

Đền Sòng Sơn Vọng Từ toạ lạc ở số 35 phố Tôn Đức Thắng, phường Quốc Tử Giám, Quận Đống Đa, thành phố Hà Nội.

Sòng Sơn Vọng Từ cũng là nơi hiện nay đang lưu giữ bát hương của Miếu Hai Cô bên tường của Quốc Tử Giám xưa kia được chuyển về.

Đây là một ngôi đền cổ, nhưng không rõ được xây dựng vào thời nào. Năm 1947, thực dân Pháp đã đốt phá ngôi đền. Năm 1949 – 1951, ngôi đền được xây dựng lại. Sau này, bị dân cư lấn chiếm nên ngôi đền còn lại một khuôn viên nhỏ hẹp.

Các nơi thờ cô ở những địa phương khác

  • Đền thờ Cô Chín Thượng (Huyện Yên Thế – Bắc Giang)

Đền thờ được đặt trên đỉnh một ngọn đồi cao, đường lên là đường nhựa nên xe ô tô có thể chạy thẳng lên sân đền.

  • Đền thờ Cô Chín Suối Rồng (Đồ Sơn – Hải Phòng)

Vì đền Cô nằm cạnh Suối Rồng nên nơi đây còn gọi Đền Cô Chín Suối Rồng.

  • Đền Cô Chín Tây Thiên (Vĩnh Phúc)

Đây là ngôi đền mới xây gần đây nằm ở Quần thể du lịch tâm linh Tây Thiên.

  • Đền Cô Chín Đồng Mỏ (Lạng Sơn)

Đền là một ngôi đền nằm trên lưng chừng một ngọn núi. Để đến được đền Cô thì có hai cách: Đi dưới chân núi từ thị trấn Đồng Mỏ lên hoặc đi xuống từ Đền Chầu Mười Đồng Mỏ.

den co chin dong mo (lang son)

2. Sắm lễ cô Chín cần những gì ?

Sắm lễ Cô như sau:

  • Sắm lễ chay gồm: 1 bó bông, xôi chè, vàng mã (cành vàng, cành bạc),…
  • Sắm lễ mặn gồm: 1 bó bông, gà luộc hoặc heo quay, vàng mã (giày hoa, quần áo),…
sam le co chin

Lưu ý:

Tùy tâm của mỗi người mà lễ vật sẽ khác nhau, lễ vật có thể là đồ chay, đồ mặn hay trái cây, hàng mã, bạn cũng không nhất thiết phải quá cầu kì, cao sang về lễ vật.

Khi đặt lễ vật, thắp hương Cô bạn nên định sẵn những điều cần cầu may với tâm tịnh, thành kính thì những điều mà bạn cầu mong sẽ mỉm cười với bạn.

Ngoài ra, theo truyền thuyến kể lại rằng khi bạn dâng lễ đền Cô ở Thanh Hóa bạn chỉ nên chọn loại trái cây từng quả như bưởi, táo, lê,… Không nên chọn loại trái cây có chùm như nho, nhãn, vải,…

3. Văn khấn cô Chín

Nam mô a di đà phật! (3 lần)

Hương tử chúng con thành tâm kính lạy đức Hiệu Thiên Chí tôn Kim Quyết Ngọc Hoàng Huyền cung cao Thượng đế

Kính lạy

Đức Cửu Trùng Thánh Vân lục cung công chúa

Đức Thiên tiên Quỳnh Hoa Liễu Hạnh Mã Hoàng công chúa, sắc phong Chế Thắng Hỏa Diệu Đại Vương, gia phong Tiên Hương Thánh mẫu

Đức đệ nhị đỉnh thượng cao sơn triều Mường Sơn tinh công chúa Lê Mại Đại Vương

Đức đệ tam Thủy phủ, Lân nữ Công Chúa

Đức đệ tứ khâm sai Thánh Mẫu, tứ vị chầu bà, năm tòa quan lớn Mười dinh các quan, mười hai Tiên Cô

Con xin cung thỉnh Cô Chín Sòng Sơn, mười hai thánh cậu, Ngũ hổ Đại tướng, Thanh Hoàng Bạch Xà Đại tướng.

Hôm nay là …

Tín chủ con là ………..

Ngụ tại:……………………………

Cùng toàn thể gia đình đến điện (phủ, đền) chấp tay kính lễ khấu đầu vọng bái.

Lòng con thành khẩn, dạ con thiết tha kính dâng lễ vật con cúi xin các ngài xét thương cứu độ cho gia đình con tiêu trừ tai nạn điều lành thường tới, cầu tài được tài, cầu lộc được lộc, cầu bình an được bình an.

Nam mô a di đà phật! (3 lần)

IV. Tổng kết

Nguồn gốc: Tiên nữ trên thiên đình, con gái thứ 9 của Ngọc Hoàng Thượng Đế

Ngày khánh tiệc:

  • 09/09 (Âm lịch): Tiệc đản nhật của Cô
  • 19/09 (Âm lịch): Tiệc Cô Chín

Phủ: Thiên Phủ

Hầu cận: Mẫu Cửu Trùng Thiên, hoặc Mẫu Sòng Sơn và Chầu Chín Cửu Tỉnh

Quyền phép:

  • Xem bói
  • Cho thuốc chữa bệnh
  • Tâu với Thiên đình về những kẻ phạm tội, thu giam hồn phách cho dở điên dở dại

Cám ơn Bạn đã theo dõi bài viết này, chúc bạn luôn mạnh khỏe và gặp nhiều may mắn, thành công trong cuộc sống.

Từ khóa » Thờ Cô Chín Là Ai