Tìm Hiểu NPV Là Gì? Các Bài Tập Tính NPV Thường Gặp Nhất Hiện Nay

NPV (net present value) là giá trị hiện tại ròng. Chỉ số npv là một biến số thường gặp trong những môn kinh tế tại chương trình đại học như toán cao cấp, tài chính hoặc tin học văn phòng. Để tính NPV ta có các cách tính sau đây.

Chỉ số NPV là gì?

Chỉ số NPV là gì?

Ta thường gặp chỉ số PV (past value) là giá trị hiện tại của một khoản tiền được nhận hoặc phải trả trong tương lai.

Vậy NPV là giá trị hiện tại ròng của chuỗi giá trị trong tương lai trong đó bao gồm cả tiền ra (chi) và tiền vào (thu). NPV thường được dùng để đánh giá một dự án trong dài hạn có tạo được lợi nhuận hay không bằng cách đưa tất cả dòng tiền theo thời gian về một thời điểm tại hiện tại.

- NPV > 0 nghĩa là việc đầu tư có lãi và doanh nghiệp nên đầu tư vào dự án đó

- NPV = 0 doanh nghiệp có thể xem xét đầu tư vì theo thời gian tiền sẽ mất giá vì lạm phát, vì vậy dù không đem lại khoản lợi nhuận nhưng là một cách để giữ giá trị của tiền theo thời gian

- NPV < 0 nghĩa là việc đầu tư bị lỗ, doanh nghiệp không nên đầu tư vào dự án này.

Tham khảo thêm: Có tiền nên đầu tư gì?

Cách tính NPV và các bài toán thường gặp

Có hai cách tính NPV thông thường là theo tài chính và theo tin học

Theo tài chính

Để tính NPV, ta đưa tất cả các khoản thu và chi về cùng 1 thời điểm là hiện tại và đánh giá

Công thức: PV = C (t) / (1+r) ^ t

NPV = PV (thu) – PV (chi)

trong đó :

NPV là giá trị hiện tại ròng

PV là giá trị hiện tại của khoản tiền

C (t) là giá trị tương lai của khoản tiền đang xét tới dự tính nhận được

r là lãi suất

t là thời gian tính từ thời điểm hiện tại đến tương lai đang xét

chú ý: Số tiền ta bỏ ra sẽ mang dấu ấn, số tiền ta nhận được sẽ mang dấu dương.

VD: Tính NPV của dự án sau: Ông A định đầu tư 550 triệu đồng vào một dự án kéo dài 5 năm. Trong đó ông dự tính nhận được 150 triệu vào năm thứ 2, 200 triệu vào năm thứ 3, 220 triệu năm thứ 5 và 250 triệu vào năm cuối.

Với lãi suất thị trường là 10% / năm và không đổi trong thời gian đầu tư.

Giải: Để giải bài toán này ta cần áp dụng công thức NPV = PV (thu) + PV (chi)

Ta có: PV chi = -550 triệu đồng ( vì tính ở hiện tại ông đầu tư 550 triệu đồng)

PV thu năm 1 = 0 (do không nhận được gì và không đầu tư thêm gì)

PV thu năm 2 = 150/ (1+10%)^2

PV thu năm 3 = 200/ (1+10%)^3

PV thu năm 4 = 220/ (1+10%)^4

PV thu năm 5 = 250/ (1+10%)^5

Vậy NPV = PV thu + PV chi = 29,72 > 0 , ông A nên đầu tư vào dự án này.

Với trường hợp khoản tiền nhận được là như nhau, ta có thể áp dụng công thức tính nhanh như sau:

PV (t) = C/r x [ 1- 1/ (1+r)^t ]

trong đó:

C: khoản tiền nhận được đều đặn như nhau

r: lãi suất

t: thời gian nhận được khoản tiền đó

VD: Tính NPV của dự án sau: Ông A định đầu tư 550 triệu đồng vào một dự án kéo dài 5 năm. Trong đó ông dự tính nhận được 150 triệu đều đặn vào năm thứ 1, 2, 3, 4, 5. Với lãi suất thị trường là 10% / năm và không đổi trong thời gian đầu tư.

Giải: Để giải bài toán này ta cần áp dụng công thức NPV = PV (thu) + PV (chi)

Ta có: PV chi = -550 triệu đồng ( vì tính ở hiện tại ông đầu tư 550 triệu đồng)

PV thu = 150/ 10% x [1- 1/(1+10%) ^ 5= 568,6 triệu đồng

Vậy NPV = PV chi + PV thu = 18, 6 triệu đồng >0 , ông A nên đầu tư vào dự án này.

Tham khảo thêm: Doanh thu thuần là gì? Cách tính doanh thu thuần

Công thức tính NPV

Theo tin học văn phòng

Trong môn tin học đại cương chúng ta sẽ được học cách tính NPV trong Excel bằng cách sử dụng hàm NPV

= NPV( rate;value 1; value 2; value 3; …)

trong đó:

r là lãi suất

value 1 là số tiền bỏ ra (mang dấu âm)

value 2, value 3, … lần lượt là số tiền nhận được mỗi năm (mang dấu dương).

Sử dụng cách tính này chúng ta chỉ cần kê khai đúng số tiền lần lượt theo các năm và chú ý đến dấu của các khoản tiền. Bạn chỉ cần viết công thức =NPV, sau đó Exel sẽ đưa ra gợi ý các biến số cần liệt kê và bạn chỉ cần khai địa chỉ ô theo hướng dẫn.

Đối với sinh viên kinh tế, đặc biệt là sinh viên học tài chính thì NPV là một biến số quen thuộc nên hãy nắm chắc công thức từ ban đầu để bạn có thể dễ dàng trong việc tính toán những vấn đề khó hơn sau này nhé. Chúc bạn thành công.

>>> Xem thêm các bài viết:

  • Magento là gì? Chức năng và nguyên lý hoạt động của magento
  • Hợp đồng nguyên tắc là gì? Có quan trọng trong kinh doanh?

Từ khóa » Các Bài Toán Tính Npv