Tìm Hiểu Oxy Trong Hóa Chất Nhuộm Tóc Là Gì?

Khi nói đến hóa chất nhuộm tóc, bạn sẽ nghe nói đến thuốc nhuộm, thuốc oxy trợ nhuộm/ thuốc tẩy tóc. Vậy thực chất thuốc oxy trợ nhuộm là gì, nó có công dụng và nguyên lý hoạt động như thế nào? Nó có vai trò gì trong quá trình nhuộm tóc?

Bài viết hôm nay từ World Nail School sẽ giúp bạn hiểu hơn về loại hóa chất này.

THUỐC OXY TRỢ NHUỘM LÀ GÌ?

Thuốc oxy trợ nhuộm tóc, hay còn gọi là thuốc tẩy tóc, có tên khoa học là Hydrogen Peroxide (H2O2). Chúng là một loại oxit có 2 phần hydro và 2 phần oxy. Trong nghề làm tóc, chúng thường được sử dụng để làm mềm sợi tóc, làm nhạt màu sợi tóc tự nhiên, và oxy hóa tóc.

Thuốc oxy trợ nhuộm tóc thường được dùng dưới 2 dạng: dạng lỏng hoặc dạng kem. Tùy vào mục đích sử dụng mà người thợ làm tóc sẽ chọn loại phù hợp. Dạng lỏng sẽ dễ pha thuốc nhuộm, nhanh chóng hòa tan, còn dạng kem thì sẽ không bị chảy.

Ngoài ra, đi kèm trên chai thuốc Oxy trợ nhuộm, thuốc tẩy tóc thường sẽ có từ Volume (vol) nghĩa là cường độ của hóa chất.

NGUYÊN LÝ HOẠT ĐỘNG CỦA THUỐC OXY

Trong thuốc oxy trợ nhuộm (H2O2) có chứa H2O là nước, bao gồm các phân tử hydro và oxy có công dụng là đưa thuốc nhuộm vào tế bào tóc. Trong đó:

  • Oxy sẽ vây quanh lấy sắc tố tự nhiên melanin của tóc, làm cho chúng bị tan ra,
  • Nước sẽ làm mở biểu bì tóc, cho việc tạo sắc tố màu mới dễ dàng hơn.
  • Nồng độ oxy càng cao, nước càng nhiều thì màu nhuộm sẽ lên mạnh, ăn thuốc hơn.

Và cách thức hoạt động của Oxy là: Amoniac của thuốc nhuộm sẽ tách Thuốc Oxy trợ nhuộm H2O2 thành oxy và nước. Oxy kết hợp với chất oxy hóa trong tóc sẽ tạo ra phản ứng hóa học ra màu Oxy hóa, tạo nên màu nhuộm tóc.

Có thể hiểu một cách đơn giản, Thuốc oxy trợ nhuộm kết hợp với thuốc nhuộm sẽ lấy đi hạt màu nguyên thủy ở tóc, tạo nên sắc tố mới. Như vậy, màu thuốc nhuộm được giữ lại trên tóc cho tới khi phần tóc mới mọc ra.

Người thợ làm tóc có thể canh thời gian để xả tóc sau khi phủ thuốc nhuộm với oxy theo công thức sau:

Thời gian xả tóc = Số Volume của thuốc Oxy + 10 Phút vào màu tóc + 5 Phút dưỡng.

Ví dụ bạn chọn Oxy có chỉ số Volume là 20, thì thời gian sẽ là: 20 + 10 +5 =35 phút.

Ý NGHĨA VÀ CÁCH DÙNG CỦA THÔNG SỐ THUỐC TRỢ NHUỘM

Bạn sẽ thấy thông số Volume của thuốc Oxy sẽ phổ biến từ 10 đến 40 Vol. Volume càng cao thì thuốc sẽ càng mạnh, và thời gian xúc tác càng dài.

Cụ thể, công dụng của một số loại Oxy trợ nhuộm chia theo nồng độ như sau:

  • Oxy 10 Vol (Oxy 3):  Có công dụng làm hạ tông màu tóc, nhuộm ngang tông, dùng để nhuộm phủ bạc, nhuộm màu mix. Khả năng giữ màu tóc tốt, tỷ lệ đưa hạt màu vào tóc 100%
  • Oxy 20 Vol (Oxy 6): Có tác dụng làm hạ tông màu tóc, dùng để nhuộm ngang tông, nhuộm nâng 1 tông, nhuộm màu mix. Khả năng giữ màu cũng tốt, tỷ lệ đưa hạt màu vào tóc 75%.
  • Oxy 30 Vol (Oxy 9): Tác dụng làm nâng màu tóc từ 1-2 tông. Khả năng giữ màu ở mức trung bình, vì tỷ lệ đưa hạt màu vào tóc chỉ 50%.
  • Oxy 40 Vol (Oxy 12): Tác dụng làm nâng màu tóc từ 3 – 4 tông, dùng cho những màu nhuộm sáng. Khả năng giữ màu kém, mau bay, vì chỉ đưa được 25% hạt màu vào tóc.

Việc lựa chọn nồng độ oxy như thế nào sẽ tùy thuộc vào tình trạng, màu tóc của bạn hiện tại, và màu tóc bạn mong muốn khi nhuộm. Một người thợ làm tóc chuyên nghiệp sẽ biết cách pha hóa chất phù hợp để tạo ra màu tóc ưng ý nhất.

BẢO QUẢN THUỐC OXY TRỢ NHUỘM NHƯ THẾ NÀO?

Loại hóa chất này cần được bảo quản đậy kín ở nơi khô ráo, mát mẻ và ít ánh sáng. Vì khi nó tiếp xúc với không khí quá lâu, bị nóng sẽ làm giảm nồng độ, hiệu quả đi.

Do tác dụng hóa học, nên bạn phải pha thuốc nhuộm, thuốc tẩy tóc bằng dụng cụ bằng nhựa, thủy tinh, không được sử dụng đồ kim loại.

Khi thực hiện pha chế hay vào thuốc phải mang bao tay, tránh thuốc vào mắt, vết thương hở, vùng da đang kích ứng nữa nhé!

Để trở thành một người thợ làm tóc chuyên nghiệp, bạn không chỉ phải khéo léo ở kỹ thuật, mà còn phải hiểu rõ các loại hóa chất ngành tóc, vững lý thuyết, chắc tay nghề thì mới thành thạo được. Thế nên, một người thợ được đào tạo chuyên nghiệp sẽ có tay nghề khác hẳn với những người thợ đào tạo theo kiểu cũ, không chuyên.

 

Từ khóa » Nguyên Lý Tẩy Tóc