Tìm Hiểu Phèn Chua Là Gì? Tác Dụng Của Phèn Chua đối Với Sức ...
Có thể bạn quan tâm
Khi nhắc tới phèn chua, nhiều người cảm thấy rất quen thuộc nhưng lại không biết đây là loại phèn gì? Những công dụng của phèn chua đối với đời sống hàng ngày. Bạn sẽ khá bất ngờ khi tìm hiểu về phèn chua.
Phèn chua vừa dễ kiếm, mất ít tiền mua, lại có nhiều công dụng hữu ích
1. Phèn chua là gì?
Phèn chua thực chất là tên gọi dân dã của một loại muối, được sử dụng phổ biến để ngâm rửa thực phẩm và lọc nước. Ở những vùng có nước đầu nguồn bị đục, nhất là các vùng lũ, người dân thường dùng phèn chua hòa với nước, sau đó để cho lắng xuống và gạn lấy nước trong.
Tuy nhiên hiện nay, việc sử dụng máy lọc nước đã trở nên phổ biến, người dân có thể dùng máy lọc để có được nước uống tinh khiết, an toàn với sức khỏe mà không cần phải mất nhiều thao tác lọc nước thủ công sử dụng phèn chua, chất lượng nước ăn uống, sinh hoạt cũng đảm bảo hơn.
Công thức hóa học của phèn chua là muối sulfat kép của kali và nhôm KAI(SO4)2. Chất này được tìm thấy ở dạng tinh thể khi ngậm 24 phân tử nước: KAl(SO4)2·12H2O hoặc K2SO4.Al2(SO4)3.24H2O.
Phèn chua được chiết xuất từ cây mía với thành phần hóa học chủ yếu là Saccharose
Khi nếm thử, bạn sẽ thấy phèn chua có vị chát chua. Kích cỡ của phèn chua to nhỏ không đều, màu trắng trong hoặc hơi đục. Tinh thể này lâu tan trong nước lạnh nhưng lại tan nhanh trong nước nóng, dễ tinh chế bằng kết tinh lại trong nước.
Mọi người hay nhầm lẫn phèn chua là đường phèn nhưng thực chất không phải vậy. Đường phèn có vị ngọt, được chiết xuất từ cây mía với thành phần hóa học chủ yếu là Saccharose, có thể phân giải thành glucose và frutose. Phèn chua là hợp chất vô cơ, còn dường phèn là hợp chất hữu cơ. Vì vậy, phèn chua không phải là đường phèn.
2. Tác dụng Phèn chua đối với sức khỏe con người
Nếu bạn chưa sử dụng phèn chua bao giờ và không biết hình thù của loại muối này ra sao, hay mua ngay phèn chua về dự trữ trong gia đình khi đọc những tác dụng của phèn chua đối với sức khỏe dưới dây:
Chữ vết loét ở ngoài da và niêm mạc
Nhờ các tác dụng sát trùng rất hiệu quả, phèn chua được dùng làm dược liệu chữa vùng da bị loét hoặc viêm loét ở niêm mạc miệng, giúp phục hồi các tế bào đang bị tổn thương và ức chế vi khuẩn, virus có hại.
Ngăn ngừa hôi miệng
Súc miệng bằng nước sạch có pha chút phèn chua giúp ngăn ngừa hôi miệng hiệu quảPhèn chua dùng để chữa hôi miệng hiệu quả. Bạn hãy súc miệng hàng ngày chỉ với một chút phèn chua hòa vào nước tinh khiết, có tác dụng loại bỏ các vi khuẩn và mảng bám tích tụ gây sâu răng, đặc biệt khử sạch mùi hôi miệng khi duy trì thói quen này hàng ngày.
Những người hay bị bệnh về tai – mũi – họng và có men răng, xương răng kém chắc khỏe, khi súc miệng với nước pha phèn chua thường xuyên sẽ giảm nguy cơ mắc các bệnh lý liên quan.
Giúp cầm máu vết thương hở, ngăn ngừa nhiễm trùng
Nếu vùng da của bạn bị trầy xước, chảy máu do va chạm, ngã xe… hãy nghiền nhỏ phèn chua thành bột mịn và rắc mỏng lên vết thương để cầm máu. Ngoài ra, phèn chua còn có công dụng ngăn ngừa nhiễm trùng vết cắt rất hiệu quả.
Hỗ trợ chữa bệnh nấm ngoài da
Phèn chua có khả năng ức chế vi khuẩn, kiếm soát các loại nấm gây bệnh ngoài da
Chỉ cần hòa 2- 3 thì phèn chua với nước ấm để ngâm chân vào mỗi tối, sẽ giúp bạn giảm cảm giác ngữa ngáy chân tay bị nấm ngoài da, nứt nẻ vì phèn chua có khả năng ức chế vi khuẩn, kiểm soát hoạt động của một số loại nấm gây bệnh ngoài da.
Hiệu quả khử mùi cơ thể
Tinh chất phèn chua có chứa nhôm với khả năng khử mùi hôi cơ thể hiệu quả, bởi vậy bạn có thể pha loãng phèn chua với nước tắm và lau rửa sạch bằng khăn mềm ở các vùng cơ thể có mùi. Tuy nhiên, không nên lạm dụng điều này vì nước phèn chua dùng thường xuyên có thể gây hiện tượng bong tróc, khô da, đặc biệt là vào mùa khô.
Chữa tiêu chảy, đi ngoài phân lỏng
Nếu bạn bị tiêu chảy nhưng trong nhà chưa có thuốc dự phòng, hãy hòa 1 thìa phèn chua vào nước ấm đun sôi, uống dung dịch này có tác dụng giảm lượng nước trong ruột kết, ngăn ngừa tình trạng đi phân lỏng.
Kết hợp dưỡng da, ngăn ngừa lão hóa
Bí quyết giữ gìn làn da căng bóng, mịn màng từ phèn chua
Với chị em phụ nữ, có thể massage da mặt bằng cách đắp tinh chất nha đam, nghệ hoặc khoai tay với một chút bột phèn chua, giúp làn da luôn căng bóng, đàn hồi, ngăn ngừa quá trình lão hóa sớm.
Trị mụn nhọt, trứng cá
Người thường xuyên bị mụn nhọt trứng cá ghé thăm có thể sử dụng phèn chua để ngăn ngừa mụn, giảm sưng viêm đáng kể.
Phòng ngừa viêm âm đạo
Công dụng sát trùng của phèn chua còn được áp dụng để hỗ trợ điều trị bệnh viêm nhiễm vùng âm đạo bằng cách hòa phèn chua với nước ấm để vệ sinh vùng kín. Tuy nhiên chỉ nên thực hiện 1 lần/tuần đề phòng hiện tượng khô rát âm đạo do lạm dụng phèn chua.
Làm se khít lỗ chân lông
Những người có làn da nhạy cảm có lỗ chân lông to, nên sử dụng phàn chua bởi đặc tính làm se, thu nhỏ lỗ chân lông.
>> Xem thêm: Than hoạt tính là gì? 5 công dụng tuyệt vời của than hoạt tính
3. Sử dụng phèn chua như thế nào cho hợp lý
Hướng dẫn bạn sử dụng phèn chua đúng cáchPhèn chua rất dễ kiếm và rẻ tiền, nhưng cách dùng phèn chua để đạt hiệu quả sử dụng tốt nhất thì bạn nên tham khảo những gợi ý dưới đây:
- Rửa mặt bằng phèn chua, hòa nước sạch với một chút phèn giúp làm sạch bụi bẩn bám trên da mặt, hỗ trợ giảm viêm và ngăn ngừa mụn trứng cá.
- Hòa phèn chua với nước đã đun sôi, cho thêm ít muối ăn, dùng để súc miệng, sát khuẩn nướu và vòm họng.
- Tán nhỏ phèn chua thành bột mịn rồi trộn đều với lòng trắng trứng, đắp lên vùng da bị viêm nhiễm do mụn hoặc bị sẹo khoảng 15 – 20 phút, sau đó rửa lại bằng nước sạch. Mỗi tuần đắp mặt nạ tối đa 2 lần.
- Massage da mặt với phèn chua đã được làm ướt bằng ướt, dùng tay xoa bóp da mặt nhẹ nhàng để rửa sạch bụi bẩn, ngăn ngừa lão hóa da.
- Với vết thương bị chảy máu, chà nhẹ phèn chua lên vùng da xây xát để cầm máu.
- Hòa phèn chua pha với nước tắm để giảm tiết mồ hôi, khử mùi cơ thể.
- Rau quả muốn bảo quản được lâu hơn, hãy ngâm rửa bằng nước có pha với phèn chua.
- Phèn chua được dùng trong chế biến thực phẩm, giúp giảm vị đắng, tăng độ dẻo và trong của món ăn.
4. Dược tính của phèn chua trong Đông y
Do có nhiều công dụng đối với sức khỏe, phèn chua còn được dùng trong Đông y. Theo nhiều tài liệu Đông y, phèn chua có tên gọi khác là minh phàn hay bạch phàn.
Đây là vị thuốc thuần khiết, không màu, vụ hơi chua chát dùng để bài chế thuốc chữa bệnh loét bao từ, ho khan ra máu, ngứa ngoài da, làm mau lành vết thương. Lưu ý, do có tính hàn, hơi độc nên chỉ dùng phèn chua để bôi ngoài da. Uống nước chứa phèn chua để chữa bệnh, chỉ pha một liều lượng nhỏ phèn theo đúng chỉ định của bác sĩ.
5. Những bài thuốc trị bênh hiệu quả với phèn chua
Bài thuốc dưới đây chỉ mang tính tham khảo cho bạn đọc để hiểu rõ hơn phèn chua có tác dụng gì. Để chữa bệnh, cần thiết phải hỏi ý kiến của bác sĩ.
Dùng phèn chua chữa bệnh cao huyết áp
Bệnh cao huyết áp ảnh hưởng nhiều tới sinh hoạt và sức khỏe của người có bệnh này, có thể chữa trị giúp cân bằng huyết áp theo phương pháp tự nhiên với phèn chua.
Bài thuốc Đông y đó là lấy một lượng nhỏ phèn chua phèn chua và uất kim với lượng đã tán mịn, trộn đều hỗn hợp, sau đó vo viên lại giống hình viên thuốc. Mỗi lần sử dụng khoảng 6g, uống ngày 3 lần. Mỗi đợt điều trị uống trong 20 ngày. Thực hiện sau 2 đợt sẽ có hiệu quả.
>> Xem thêm: Nước đậu đen rang: 7 lợi ích tuyệt vời tới sức khỏe gia đình
Chữa viêm tai giữa mạn tính từ phèn chua
Tham khảo bài thuốc chữa viêm tai giữa từ phèn chuaPhèn chua có chứa một lượng nhỏ muối nên cũng được dùng để kháng khuẩn rất tốt. Để chữa bệnh viêm tai giữa, có thể nhỏ nước phèn chua vào mỗi bên tai, ngày một lần. Tham khảo ý kiến bác sĩ điều trị trước khi thực hiện.
Chữa sốt rét nhẹ
Khi có dấu hiệu sốt rét nhẹ, lấy 2 gam phèn chua hòa vào nước ấm đun sôi để uống khi đang đói, tốt nhất vào sáng sớm, triệu chứng sốt sẽ giảm dần.
Bài thuốc chữa ho ra máu
Các thầy thuốc Đông y còn pha chế phèn chua bằng cách lấy 20 g phèn chua, cùng hài nhi trà 30 g, đem tán mịn, sau đó cho vào lọ thủy tinh đóng chặt nắp, để nơi khô thoáng. Khi bị ho khan ra máu, dùng thìa lấy ra 0.3 gam để uống ngày 3 lần.
Ngoài các bài thuốc nói trên, dân gian còn dùng phèn chua để điều trị bệnh trúng gió, đau nhức đầu, cổ họng có nhiều đờm, chữa rắn cắn, viêm dạ dày, nước ăn chân tay...
6. Một số lưu ý khi sử dụng phèn chua giúp an toàn sức khỏe
Dù có nhiều tác dụng như vậy, nhưng phèn chua có độc không cũng là câu hỏi được nhiều người quan tâm. Nhôm có trong phèn chua, nếu uống nhiều có thể ảnh hưởng tới hệ thần kinh do cơ thể không đào thải được hết lượng nhôm dư thừa ra ngoài. Bởi vậy, không nên lạm dụng phèn chua dùng để uống mà chỉ nên sử dụng một lượng nhỏ. Phèn chua có tác dụng để bôi, rửa ngoài da cho hiệu quả tốt nhất.
Ngoài ra, để có một cơ thể khỏe mạnh bạn cần phải uống đầy đủ nước và nước uống chứa Hydrogen từ máy lọc nước Kangaroo là một sự lựa chọn hoàn hảo cho bạn với những lợi ích tuyệt vời giúp bạn cải việc giảm năng lượng bằng cách trung hòa các gốc tự do là tác nhân trực tiếp gây ra các bệnh như:
(Ung thư, tiểu đường, tăng huyết áp...) và cung cấp những khoáng chất Ca2+, K+, Na+, Fe2+, và Mg2+ giúp cơ thể luôn mạnh khỏe bên cạnh đó nước giàu Hydro còn được sử dụng như một giải pháp giúp chúng ta luôn có làn da tươi trẻ nhờ những khoáng chất trong nước Hydro có thể thẩm thấu nhanh qua da giúp làm chậm quá trình lão hóa.
>> Tìm hiểu ngay: [Máy lọc nước Kangaroo ] Review, bảng giá top sản phẩm được nhiều người dùng ưa chuộng nhất hiện nay. Nếu bạn có những câu hỏi liên quan tính năng và các sản phẩm máy lọc nước, dịch vụ thay lõi lọc nước hay chế độ bảo hành Kangaroo vui lòng liên hệ Hotline: 1900 636406 - 0981.700.268 hoặc trực tiếp tới Showroom để được các chuyên viên tư hoàn toàn miễn phí.
Theo: https://kangaroovietnam.vn
Từ khóa » Người Phèn Chua
-
Phèn Là Gì? Bị Chê Trông Phèn Trên Facebook Nghĩa Là Gì?
-
Phèn Là Gì? Bị Chê Phèn Có Nghĩa Là Gì? - GhienCongNghe
-
Phèn Là Gì? Bị Chê Trông Phèn Trên Facebook Nghĩa Là Gì?
-
Chữ Với Nghĩa: Vì Sao "phèn" Kém Sang? | Vietcetera
-
Bị Chê Phèn Trên Facebook Có Nghĩa Là Gì?
-
Phèn Chua Là Gì? Có Tác Dụng Gì? Những ảnh Hưởng Của Phèn Chua ...
-
10 Công Dụng Của Phèn Chua Đối Với Sức Khỏe Và Cách Dùng
-
Công Dụng Và Tác Hại Của Phèn Chua Là Gì?
-
Phèn Chua - Tính Chất, Công Dụng, Cách điều Chế & Lưu ý Khi Sử Dụng
-
Phèn Chua Là Gì? Các Tác Dụng Tuyệt Vời Của Phèn Chua.
-
6 Công Dụng Chữa Bệnh Của Phèn Chua
-
6 Lợi ích Bất Ngờ Của Phèn Chua Trong Việc Làm đẹp
-
Những Công Dụng Bất Ngờ Của Phèn Chua Trong đời Sống Hàng Ngày