Tìm Hiểu Tàu Xi Măng Lưới Thép đầu Tiên ở VN | Vũ Khí - Kiến Thức
Tìm hiểu tàu xi măng lưới thép đầu tiên ở VN Cập nhật lúc: 19:30 26/01/2013 (Kiến Thức) - Cách đây gần 40 năm, một nghiên cứu khoa học đã cho ra đời hàng ngàn tàu thuyền bằng "vật liệu mới".
PGS.TS Nguyễn Đức Ân, nguyên Vụ phó Vụ Kỹ thuật, Bộ GTVT, người trực tiếp tham gia nghiên cứu và chuyển giao công nghệ cho các tỉnh miền Bắc (lúc đó ông là Trưởng phòng Kỹ thuật, Viện Nghiên cứu thiết kế tàu thủy, Bộ GTVT), kể về thế hệ tàu thuyền này. Tìm vật liệu mới Trong tư liệu của PGS.TS Nguyễn Đức Ân còn duy nhất một bức ảnh đen trắng về con tàu trọng tải 300 tấn đầu tiên bằng xi măng lưới thép của Việt Nam. Ông bồi hồi nhớ lại: "Đó là vào những năm của thập niên 70, 80 của thế kỷ trước, kinh tế của cả nước còn vô cùng khó khăn, việc nhập khẩu vật liệu sắt thép đóng tàu rất đắt, giá cao nên chúng ta chưa thể có điều kiện. Nhà nước không có kinh phí, tư nhân thì không thể đầu tư lớn vào lĩnh vực đóng tàu thuyền. Miền Bắc không có gỗ, chỉ toàn gỗ tạp đóng tàu sử dụng vài tháng là hỏng. Lúc này, chúng tôi đã nghiên cứu cách ngâm tẩm gỗ loại 3, loại 4 để chống mối mọt. Lúc đó đường sắt cũng làm những thanh ngang (tà vẹt) bằng gỗ ngâm tẩm. Cách đó cũng có thể áp dụng cho tàu thuyền, nhưng nhận thấy việc nếu các chất chống mối mọt ngấm vào tôm cá, hải sản chứa trong thuyền thì rất nguy hiểm cho sức khoẻ, nên chúng tôi nghĩ đến hướng sử dụng vật liệu khác". Nhóm của PGS.TS Nguyễn Đức Ân thuộc Viện Nghiên cứu thiết kế tàu thủy của Cục Cơ khí, Bộ GTVT nhận nhiệm vụ nghiên cứu chế tạo tàu thuyền xi măng lưới thép. Đề tài chú trọng đến việc phương tiện phải phù hợp với thực tiễn sông ngòi, điều kiện giao thông thủy và trình độ đóng tàu thuyền ở các địa phương của Việt Nam. Công trình nghiên cứu đã thành công trong một thời gian ngắn.
Tàu xi măng lưới thép ra đời Sau khi nghiên cứu thành công, PGS.TS Nguyễn Đức Ân là một trong những người trực tiếp đưa công nghệ này đến với bà con và ứng dụng đầu tiên là tại tỉnh Hà Nam Ninh (cũ). Điểm chuyển giao kỹ thuật hướng dẫn bà con đóng tàu thuyền bằng xi măng lưới thép đầu tiên tại HTX vận tải Kênh Gà, Gia Viễn (Ninh Bình) và HTX đóng tàu thuyền Quyết Thắng (Nam Định). Sản xuất nhiều nhất là những tàu thuyền trọng tải 40 - 50 tấn vì nó phù hợp với khả năng đầu tư của các gia đình, của hợp tác xã và phù hợp với nhu cầu sử dụng. Con tàu trọng tải 300 tấn do nhóm nghiên cứu của Viện Tàu thủy thực hiện cũng ra đời tại miền quê Hà Nam Ninh này. Vật liệu thi công tàu thuyền chủ yếu gồm xi măng P400 + 500, thép tròn các loại, đá dăm, cát vàng, lưới thép. Thuyền kết cấu theo hệ thống ngang với khoảng sườn thực tế là 500mm. Các kết cấu trên khung sườn đều được đổ hỗn hợp vữa, xi măng, đá dăm làm tăng độ bền kết cấu. Ngoài ra, còn các loại vật liệu phụ như hắc ín, sơn. Thuyền có khả năng chuyên chở 40 - 50 tấn hàng như than, cát, đá, bao kiện... lưu thông trên sông có độ sâu trên 1,5m. Với trọng tải 50 tấn, tàu có vận tốc khoảng 9km/giờ, công suất máy trên dưới 50 mã lực. Đặc biệt là loại tàu này hầu như không có mối hàn nào mà mối nối được buộc bằng tay. Những thợ nề cũng thực hiện được dễ dàng nhờ sự hướng dẫn của cán bộ kỹ thuật. "Chúng tôi hướng dẫn bà con làm theo đúng kỹ thuật, với vật liệu xi măng đúng mác dùng cho đóng tàu thuyền thì tỷ lệ pha trộn với cát khác với xây nhà, yêu cầu phải chắc để khi va đập vào bất cứ điểm nào trên tàu cũng không bị vỡ", PGS.TS Nguyễn Đức Ân nói. Tận dụng triệt để khả năng sử dụng nguyên vật liệu trong nước như xi măng, thép, tự chế tạo từ phế liệu, tự nung kéo thành sợi, vải lưới tự dệt... nên giá thành con tàu thấp. Phong trào đóng tàu thuyền bằng xi măng lưới thép rầm rộ là vì thế. Tuy trọng lượng tàu hơi nặng nề, nhưng phù hợp với điều kiện đầu tư, tiếp nhận công nghệ của bà con thời điểm đó. Nguyên liệu tự chế, dễ làm, dễ sửa chữa, dùng được trong mọi hoàn cảnh thời tiết, bền lâu. Lượng sắt thép dùng cho mỗi con tàu chỉ bằng 1/4 so với lượng sắt thép dùng cho một con tàu cùng cỡ.
TIN BÀI LIÊN QUAN
TIN LIÊN QUAN
(Kiến Thức) - Cách đây gần 40 năm, một nghiên cứu khoa học đã cho ra đời hàng ngàn tàu thuyền bằng "vật liệu mới". - Xuất hiện thiết bị giúp ô tô tự thoát khỏi “giặc lửa”
- Sự thật về thiết bị lọc nước không dùng điện
PGS.TS Nguyễn Đức Ân, nguyên Vụ phó Vụ Kỹ thuật, Bộ GTVT, người trực tiếp tham gia nghiên cứu và chuyển giao công nghệ cho các tỉnh miền Bắc (lúc đó ông là Trưởng phòng Kỹ thuật, Viện Nghiên cứu thiết kế tàu thủy, Bộ GTVT), kể về thế hệ tàu thuyền này. Tìm vật liệu mới Trong tư liệu của PGS.TS Nguyễn Đức Ân còn duy nhất một bức ảnh đen trắng về con tàu trọng tải 300 tấn đầu tiên bằng xi măng lưới thép của Việt Nam. Ông bồi hồi nhớ lại: "Đó là vào những năm của thập niên 70, 80 của thế kỷ trước, kinh tế của cả nước còn vô cùng khó khăn, việc nhập khẩu vật liệu sắt thép đóng tàu rất đắt, giá cao nên chúng ta chưa thể có điều kiện. Nhà nước không có kinh phí, tư nhân thì không thể đầu tư lớn vào lĩnh vực đóng tàu thuyền. Miền Bắc không có gỗ, chỉ toàn gỗ tạp đóng tàu sử dụng vài tháng là hỏng. Lúc này, chúng tôi đã nghiên cứu cách ngâm tẩm gỗ loại 3, loại 4 để chống mối mọt. Lúc đó đường sắt cũng làm những thanh ngang (tà vẹt) bằng gỗ ngâm tẩm. Cách đó cũng có thể áp dụng cho tàu thuyền, nhưng nhận thấy việc nếu các chất chống mối mọt ngấm vào tôm cá, hải sản chứa trong thuyền thì rất nguy hiểm cho sức khoẻ, nên chúng tôi nghĩ đến hướng sử dụng vật liệu khác". Nhóm của PGS.TS Nguyễn Đức Ân thuộc Viện Nghiên cứu thiết kế tàu thủy của Cục Cơ khí, Bộ GTVT nhận nhiệm vụ nghiên cứu chế tạo tàu thuyền xi măng lưới thép. Đề tài chú trọng đến việc phương tiện phải phù hợp với thực tiễn sông ngòi, điều kiện giao thông thủy và trình độ đóng tàu thuyền ở các địa phương của Việt Nam. Công trình nghiên cứu đã thành công trong một thời gian ngắn. Ảnh tư liệu con tàu xi măng lưới thép trọng tải 300 tấn đầu tiên tại Việt Nam trong ngày ra khơi. |
Sau Hà Nam Ninh thì đến hầu hết các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ đều triển khai chế tạo loại tàu thuyền này, chỉ một thời gian ngắn chuyển giao và giám sát chế tạo tàu thuyền bằng vật liệu xi măng lưới thép, tới khoảng cuối năm 1980 toàn miền Bắc đã có hơn 3.000 tàu thuyền làm từ vật liệu này, góp phần phục vụ đắc lực cho vận tải đường thủy. Nghiên cứu ứng dụng này thực sự mang lại thành quả rất lớn cho miền Bắc trong kinh tế dân sinh. Ngày nay ở phía Bắc, một số địa phương vẫn đang sử dụng loại tàu này. |
- Những con số “khủng” về đường hầm Hải Vân
- "Tận mục" hầm chống bom nguyên tử ở Hoàng thành Thăng Long
- Khám phá hầm chống bom nguyên tử độc đáo giữa lòng thủ đô
- Hầm vượt sông Sài Gòn: Lai dắt, đánh chìm và đấu nối
- Chuyện chưa kể về hầm vượt sông Sài Gòn
- Đặt tên gì cho trẻ sinh năm Quý Tỵ?
- Ảnh sốc: Một ngày đẫm máu của lính Mỹ ở VN 1965
- Chuyện lạ về người giàu nhất VN thế kỷ XX
Tin tài trợ
-
F88 huy động thêm 50 tỷ từ trái phiếu lãi suất 10,5%/năm
Vì sao Promexco bị phạt gần nửa tỷ đồng?
Dầu khí Nam Sông Hậu chìm trong thua lỗ, Chủ tịch muốn bán 2 triệu cổ phiếu
-
Công bố thông tin sai lệch, Công trình Giao thông Đồng Nai bị phạt
TEDI giảm mục tiêu kinh doanh năm 2025 so thực hiện 2024
Lãi khủng quý 3, Sữa Quốc tế LOF mạnh tay chi cổ tức 50%
-
Bình Thuận: Nhà thầu nào thi công xây dựng chung cư sông Cà Ty?
‘Ông lớn’ xi măng Vicem lỗ 1.402 tỷ đồng trong năm 2024
Cổ phiếu KTT và TKG chính thức bị hủy niêm yết
Tin tức Vũ khí mới nhất
- [e-Magazine] Máy bay đa trục không đuôi X-44 MANTA, giấc mơ dang dở của Mỹ (16/11, 13:30)
- Dàn vũ khí được mệnh danh là 'sát thủ' của tàu sân bay (16/08, 17:00)
- Kho vũ khí 'đáng gờm' của Cuba sau 50 năm bị Mỹ cấm vận (15/08, 19:30)
- Vũ khí kinh điển Liên Xô từng chuẩn bị cho Thế chiến thứ ba (14/08, 14:00)
- Dàn chiến lợi phẩm “khủng” ta thu được sau kháng chiến chống Mỹ (13/08, 19:30)
- Vũ khí không điều khiển S-13, sức mạnh không thể đoán trước (17/06, 07:00)
- Ba Lan khởi động dây chuyền sản xuất trực thăng tấn công AW-149 (13/06, 07:00)
- Chuyên gia Anh: Mirage 2000-5 của Pháp “vô dụng” trong cuộc chiến tại Ukraine (12/06, 13:00)
- Mẫu pháo lựu chủ lực của Quân đội Liên Xô do người Đức thiết kế (01/05, 19:00)
- Cơn ác mộng trên chiến trường mang tên “lửa Mặt trời” TOS-1A (01/05, 06:30)
Bình luận(0)
Từ khóa » Xi Măng Lưới Thép
-
Quy Trình Thi Công Vật Liệu Xi Măng Lưới Thép - Bộ Giao Thông Vận Tải
-
Lưới Thép đổ Sàn Giả Đúc Tấm Xi Măng Cemboard Bê Tông Làm ...
-
Hướng Dẫn Sử Dụng Lưới Thép Chống Nứt Cho Vách Cemboard
-
LƯỚI THÉP CHỐNG NỨT TƯỜNG, NỨT SÀN - Vietpam
-
Lưới Thép Tô Tường Chống Nứt Chất Lượng Cao Giá Sỉ Và Lẻ
-
Định Mức Xây Dựng Công Trình Xi Măng Lưới Thép Của Trung Tâm Kết ...
-
Lưới Tô Tường Chống Nứt - Vật Liệu Trang Trí
-
Lưới Tô Tường Chống Nứt - Lưới Thép Đổ Sàn Bê Tông
-
QCVN 51:2012/BGTVT | Quy Chuẩn Kỹ Thuật Quốc Gia Về Quy Phạm ...
-
Lưới Tô Tường Chống Nứt Lưới Thép đổ Sàn Bê Tông - Đại Phú Vinh
-
Lưới Lót Tấm Xi Măng Cemboard Chống Nứt, ộp Sàn - 09 3333 0998
-
Một Nghiên Cứu Về Nứt Và Biến Dạng Của Cấu Kiện Xi Măng Lưới Thép ...
-
QUY PHẠM ĐÓNG TÀU XI MĂNG LƯỚI THÉP CỠ NHỎ - LuatVietnam