Tìm Hiểu Thoái Hóa đốt Sống Cổ C1 C2 C3 C4 C5 C6 - Thuốc Dân Tộc

Tìm hiểu thoái hóa đốt sống cổ C1 C2 C3 C4 C5 C6

Tìm hiểu thoái hóa đốt sống cổ C1 C2 C3 C4 C5 C6

Đặt lịch

Thoái hóa đốt sống cổ C1 C2 C3 C4 C5 C6 là tình trạng các đốt sống bị bào mòn do quá trình lão hóa xương khớp. Để điều trị tình trạng này, bác sĩ sẽ đề nghị bệnh nhân điều trị nội khoa trước khi can thiệp phẫu thuật.

thoái hóa đốt sống cổ c1 c2
Tìm hiểu thoái hóa đốt sống cổ C1 C2 C3 C4 C5 C6

Cấu trúc của đốt sống cổ

Cột sống cổ bao gồm bảy đốt sống: C1, C2, C3, C4, C5, C6, C7. Các đốt sống này bắt đầu ở đáy hộp sọ và kéo dài xuống cột sống ngực.

Đốt sống có vai trò bảo vệ tủy sống và kết hợp với cơ, gân, dây chằng nhằm giúp cổ hoạt động.

Đốt sống C1 C2

C1 và C2 được coi là đốt sống không điển hình vì hai đốt sống này có cấu trúc khác biệt so với các đốt sống còn lại.

  • Đốt sống C1: Đây là đốt sống trên cùng và là đốt sống duy nhất không có thân đốt sống. C1 có hình dạng như chiếc nhẫn.
  • Đốt sống C2: Đốt sống thứ hai có phần xương lớn nhô ra.

Đốt sống C3 C4 C5 C6

Các đốt sống từ C3 đến C6 được gọi là đốt sống điển hình vì có chung đặc điểm cơ bản của các đốt sống còn lại trong cơ thể.

Cấu tạo của các đốt sống này, bao gồm:

  • Thân đốt sống
  • Vòm đỉnh
  • Khớp xương mặt

Ở giữa các đốt sống là đĩa đệm, có vai trò giảm xóc và giảm ma sát khi vận động.

Xem thêm: 7 bài thuốc nam chữa thoái hóa đốt sống cổ của ông bà ta

Thoái hóa đốt sống cổ C1 C2 C3 C4 C5 C6

Thoái hóa đốt sống cổ C1 C2 C3 C4 C5 C6 là tình trạng các đốt sống bị bào mòn do quá trình lão hóa xương khớp. Tình trạng này thường là hệ quả của quá trình lão hóa. Tuy nhiên, một số yếu tố có thể thúc đẩy quá trình thoái hóa diễn ra nhanh hơn.

1. Nguyên nhân

Khi cơ thể già đi, đốt sống và đĩa đệm tạo trở nên suy yếu. Những thay đổi này khiến cột sống giảm phạm vi chuyển động và tính linh hoạt. Dần dần, đốt sống có thể bị hao mòn do các áp lực từ cơ thể và các hoạt động sinh hoạt, lao động.

thoái hóa đốt sống cổ c3 c4
Thoái hóa đốt sống cổ là hệ quả do nhiều nguyên nhân khác nhau

Bên cạnh đó, một số yếu tố có thể thúc đẩy quá trình thoái hóa đốt sống cổ C1 C2 C3 C4 C5 C6:

  • Nghề nghiệp
  • Di truyền
  • Hút thuốc
  • Nghiện rượu
  • Chấn thương cổ

2. Triệu chứng

Khi bị thoái hóa đốt sống cổ C1 C2 C3 C4 C5 C6, bạn sẽ nhận thấy các triệu chứng lâm sàng sau:

  • Đau nhức cổ
  • Mỏi cổ và vai gáy
  • Cứng cổ – nhất là khi vừa thức dậy
  • Cơn đau xuất hiện khi xoay đầu đột ngột
  • Yếu cánh tay

Chẩn đoán thoái hóa đốt sống cổ C1 C2 C3 C4 C5 C6

Để chẩn đoán thoái hóa đốt sống cổ, bác sĩ sẽ đặt câu hỏi về các dấu hiệu lâm sàng, tiền sử bệnh lý của bạn và người thân cận huyết.

Sau đó bạn có thể phải thực hiện bài tập thể chất để bác sĩ xác định chính xác vị trí cơn đau, phạm vi chuyển động của cổ, phản xạ và sức mạnh của cơ bắp xung quanh.

thoái hóa đốt sống cổ c5 c6
Chẩn đoán thoái hóa đốt sống cổ C1 C2 C3 C4 C5 C6

Nếu nghi ngờ bạn bị thoái hóa đốt sống cổ, bác sĩ sẽ đề nghị thực hiện xét nghiệm hình ảnh:

  • X-Quang
  • CT
  • MRI

Hình ảnh từ các xét nghiệm này cho phép bác sĩ quan sát được dấu hiệu hao mòn và tổn thương ở đốt sống C1, C2, C3, C4, C5, C6.

Sau khi xác định được tình trạng thoái hóa ở đốt sống cổ, bác sĩ sẽ tiến hành xét nghiệm chức năng thần kinh để xác định có đốt sống chèn ép lên dây chằng và dây thần kinh hay không.

Xét nghiệm thần kinh bao gồm:

  • Điện cơ
  • Đo dẫn truyền thần kinh

Thoái hóa đốt sống cổ C1 C2 C3 C4 C5 C6 điều trị ra sao?

Hầu hết các trường hợp thoái hóa đốt sống cổ C1 C2 C3 C4 C5 C6 đều được điều trị bằng phương pháp nội khoa.

Bác sĩ sẽ kê toa thuốc giảm đau, chống viêm, thuốc giãn cơ, thuốc chống trầm cảm,… để kiểm soát triệu chứng của bệnh.

thoái hóa đốt sống cổ 4 5 6
Thuốc giảm đau, chống viêm, thuốc giãn cơ,… được sử dụng để làm giảm cơn đau do thoái hóa đốt sống cổ

Bên cạnh đó, bệnh nhân có thể thực hiện các bài tập vật lý trị liệu để tăng phạm vi chuyển động của đốt sống và ngăn chặn tiến triển của quá trình thoái hóa.

Nếu điều trị bảo tồn thất bại và các triệu chứng trở nên nghiêm trọng hơn, phẫu thuật có thể được cân nhắc thực hiện.

Dựa vào tình trạng của từng trường hợp mà bác sĩ có thể lựa chọn loại bỏ một phần đốt sống/ loại bỏ đĩa đệm hoặc đốt sống bị tổn thương/ cắt bỏ gai xương.

Lối sống và biện pháp khắc phục tại nhà

Nếu thoái hóa đốt sống cổ C1 C2 C3 C4 C5 C6 ở mức độ nhẹ và bác sĩ không yêu cầu điều trị, bạn có thể thực hiện các biện pháp tại nhà để cải thiện.

  • Tập thể dục thường xuyên: Tập thể dục giúp tăng cường hoạt động của đốt sống, cải thiện phạm vi vận động và làm chậm quá trình thoái hóa. Bạn có thể trao đổi với bác sĩ để được hướng dẫn những bài tập tác động trực tiếp đến đốt sống cổ.
  • Chườm nóng hoặc chườm lạnh: Nhiệt độ có thể làm giảm sưng viêm và giảm đau ở vùng cổ. Nên chườm nóng/ lạnh 2 lần/ ngày để kiểm soát cơn đau.
  • Nghỉ ngơi: Khác với các đốt sống khỏe mạnh, đốt sống bị thoái hóa rất dễ đau nhức khi vận động quá mức. Do đó bạn cần dành thời nghỉ ngơi để đốt sống phục hồi và tái tạo.
  • Thuốc giảm đau không kê đơn: Nếu triệu chứng không thuyên giảm khi chườm nóng/ lạnh, bạn có thể sử dụng thuốc giảm đau không kê đơn. Tuy nhiên chỉ dùng thuốc khi thực sự cần thiết. Đồng thời không dùng liên tục trong vòng 10 ngày nếu không có sự cho phép của bác sĩ.

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, không phải tư vấn chuyên môn. Chúng tôi không đưa ra lời khuyên thay thế cho chỉ định từ nhân viên y tế!

Có thể bạn quan tâm

  • Biến chứng thoái hóa đốt sống cổ dẫn đến đau đầu, thiếu máu não
  • Mổ thoái hóa đốt sống cổ – những điều cần biết trước khi mổ

Từ khóa » C2 à C3