Tìm Hiểu Thủ Tục Nhập Khẩu Linh Kiện điện Tử - Zship
Có thể bạn quan tâm
Linh kiện điện tử có vai trò quan trọng trong rất nhiều lĩnh vực sản xuất, đặc biệt là ngành công nghiệp điện tử. Chính vì thế, nhu cầu nhập khẩu mặt hàng này tăng vọt trong những năm gần đây. Vậy thủ tục nhập khẩu linh kiện điện tử có phức tạp không? Thuế nhập khẩu mặt hàng này như thế nào? Những linh kiện điện tử nào được hưởng thuế nhập khẩu ưu đãi? Những mặt hàng nào được phép nhập khẩu vào Việt Nam? Tất cả những thắc mắc của doanh nghiệp sẽ được giải đáp ngay trong bài viết dưới đây.
Linh kiện điện tử là gì?
Linh kiện điện tử được biết đến là thành phần điện tử cơ bản. Chúng có thể là một linh kiện rời rạc hoặc có thể có trong một thiết bị riêng lẻ với những tính năng xác định. Các linh kiện điện tử thường có 2 hay nhiều đầu nối điện. Chúng sẽ được kết nối với nhau để tạo nên một mạch điện tử riêng biệt bằng cách hàn vào một bảng mạch in.
Những mạch điện tử này sẽ có chức năng cụ thể và riêng biệt. Đó có thể là một máy thu radio, một bộ khuếch đại….Các linh kiện điện tử có nhiều dạng đóng gói. Chúng có thể được đóng gói riêng biệt hoặc tích hợp vào các gói như mạch tích hợp lai, mạch tích hợp bán dẫn IC….
Linh kiện điện tử là một phần không thể thiếu trong các mạch điện. Trong khi đó mạch điện chính là bộ não để các máy móc, thiết bị hoạt động. Tuy nhiên ở Việt Nam, việc sản xuất linh kiện điện tử chưa đáp ứng đủ nhu cầu sản xuất. Do đó nhập khẩu mặt hàng này là điều cần thiết để phát triển ngành công nghiệp điện tử nước nhà.
Một số loại linh kiện điện tử phổ biến hiện nay
- Linh kiện điện tử thụ động: Đây là loại linh kiện không thể tự cung cấp năng lượng cho chính nó. Chúng không có khả năng phát năng lượng vào trong các mạch được kết nối. Linh kiện điện tử thụ động cũng không thể dựa vào một nguồn năng lượng nếu không có nguồn kết nối các mạch AC. Vì thế linh kiện điện tử loại thụ động không thể tăng cường độ của một tín hiệu. Thông thường các loại linh kiện điện tử thường có 2 đầu kết nối. Điển hình như tụ điện, cuộn cảm, điện trở,…
- Linh kiện điện tử chủ động: Linh kiện này dựa vào một nguồn năng lượng, có khả năng đưa điện vào một mạch điện. Điển hình của loại linh kiện điện tử chủ động là Transistor (bóng bán dẫn) và các ống chân không triode.
- Linh kiện điện cơ: Các linh kiện điện cơ như cầu chì, đầu nối, công tắc, chuyển mạch,….
Ưu nhược điểm của linh kiện điện tử
Các linh kiện điện tử có vô số loại. Do đó rất khó để đưa ra những ưu nhược điểm chung cho tất cả các loại linh kiện. Bởi vì mỗi loại linh kiện điện tử lại có những đặc tính, chức năng khác nhau. Chính vì thế bài viết sẽ tổng hợp những ưu nhược điểm của một vài linh kiện điện tử phổ biến nhất:
Ưu nhược điểm của IC
IC là các mạch tích hợp. Đây là con chip nhỏ hoạt động như bộ vi xử lý hay bộ nhớ máy tính. Một IC là một mảnh nhỏ gắn hàng trăm, thậm chí hàng triệu tụ điện, điện trở, bóng bán dẫn.
Ưu điểm:
- IC có kích thước và trọng lượng vô cùng nhỏ gọn, chỉ bằng một phần nghìn lần so với một mạch rời rạc.
- Chi phí và thời gian sản xuất linh kiện điện tử IC ít hơn nhiều do với việc sản xuất mạch rời rạc trên PCB.
- IC có độ bền cao hơn do chúng có ít kết nối hơn và không có mối hàn.
- Nhờ có kích thước nhỏ nên IC tiêu thụ năng lượng và điện rất ít.
- Vơi một mạch điện rời rạc, người dùng gặp rất nhiều khó khăn khi mạch điện có một bóng bán dẫn bị lỗi. Chúng làm toàn bộ mạch không thể hoạt động. Việc tìm ra bóng bị lỗi để thay thế không hề đơn giản. Tuy nhiên nếu IC hỏng, bạn có thể thay thế toàn bộ IC vì nó có chi phí thấp.
- IC được sản xuất hàng hoạt vì thế các thông số sẽ được phù hợp với nhau một cách tuyệt đối.
- IC có hiệu suất chức năng được cải thiện tốt hơn với các đặc tính ưu việt hơn. Chúng được kiểm tra phạm vi hoạt động ở cả nhiệt độ thấp và nhiệt độ cao.
Nhược điểm
- Một số IC có cấu tạo phức tạp. Vì thế việc chế tạo có thể khá tốn kém. Trường hợp mạch tích hợp bị lỗi, cần phải thay thế một mạch mới mà không thể sửa chữa được. Đó là vì các thành phần bên trong IC quá nhỏ.
- IC có công suất nhỏ.
- IC không hoạt động đúng nếu xử lý sai hoặc trường hợp tiếp xúc với nhiệt độ quá cao.
- IC thường có độ ồn cao và khó đạt được hệ số nhiệt thấp.
Ưu nhược điểm của Transistor
Transistor cũng là linh kiện điện tử phổ biến. Đây là linh kiện bán dẫn chủ động. Chúng là thành phần quan trọng trong cấu trúc mạch của tất cả các thiết bị điện tử. Transistor được ứng dụng nhiều trong các ứng dụng tương tự và số. Các sản phẩm như điện thoại, tivi, các sản phẩm có bộ khuếch đại hình ảnh hay âm thanh đều không thể thiếu Transistor.
Ưu điểm
- Transistor không chứa chất độc hại
- Mức tiêu thụ điện năng không lớn
- Kích thước nhỏ và nhẹ hơn nhiều
- Điện áp hoạt động của chúng nhỏ chỉ gần với pin tiểu, do đó Transistor rất thích hợp với các thiết bị hiện đại.
- Transistor có hiệu suất cao, ít bị vỡ, tuổi thọ dài nên rất được ưa chuộng sử dụng.
Nhược điểm:
Khả năng hoạt động của linh kiện này sẽ suy giảm theo thời gian. Chúng chỉ hoạt động tốt khi sử dụng với tần số nhỏ. Không thích hợp khi sử dụng ở công suất lớn và tần số cao.
Transistor dễ hỏng nếu sốc điện hay nhiệt. Ngoài ra chúng cũng rất nhạy cảm với bức xạ nhiệt.
Ưu nhược điểm của IGBT
IGBT được ứng dụng rộng rãi trong điện dân dụng. Phổ biến nhất là dùng để chuyển mạch điện của bếp điện từ. Nhờ có linh kiện này bếp điện từ sẽ hoạt động ổn định và kéo dài tuổi thọ hơn.
Ưu điểm
- IGBT có thiết kế nhỏ gọn, không chiếm quá nhiều diện tích trong bo mạch.
- Tải dòng lớn, xấp xỉ 1KA .
- Giúp điều khiển nhanh chóng, đóng cắt dễ dàng.
Nhược điểm
- Công suất vừa và nhỏ
- Giá thành cao hơn so với một số linh kiện khác
- Tần số thấp hơn MOS. IGBT khi hoạt động ở tần số cao sẽ bị sụt áp.
Căn cứ pháp lý và chính sách nhập khẩu linh kiện điện tử
Theo quy định của các văn bản pháp luật, mặt hàng linh kiện điện tử khi nhập khẩu vào Việt Nam phải mới 100%. Hàng hóa mới hoàn toàn không thuộc diện quản lý chuyên ngành. Đồng thời không phải xin giấy phép nhập khẩu. Vì thế doanh nghiệp làm thủ tục nhập khẩu linh kiện điện tử bình thường.
Dẫn chứng pháp lý
Dưới đây là một số thông tư, văn bản quy định cấm nhập khẩu đối với các một số mặt hàng công nghệ thông tin đã qua sử dụng và các linh kiện thiết bị điện tử của các mặt hàng này.
- Nghị định 187/2013/NĐ-CP: Nghị định này quy định chi tiết về thi hành Luật Thương mại. Quy định về các loại hàng hóa được phép xuất nhập khẩu và các loại hàng bị cấm xuất nhập khẩu.
- Thông tư 18/2014/TT-BTTTT: Thông tư này quy định cụ thể hơn nghị định 187/2013/NĐ-CP về việc cấp giấy phép nhập khẩu cho thiết bị phát và thu-phát sóng vô tuyến điện.
- Thông tư 31/2015/TT-BTTTT: Hướng dẫn cụ thể về hoạt động xuất nhập khẩu các mặt hàng công nghệ thông tin đã qua sử dụng.
Các thông tư văn bản về nhập khẩu linh kiện điện tử
Chắc hẳn nhiều doanh nghiệp khi có ý định nhập khẩu linh kiện điện tử vẫn băn khoăn không biết thủ tục nhập khẩu linh kiện điện tử bao gồm những gì? Có cần làm giấy phép nhập khẩu không? Mặt hàng linh kiện điện tử có cần kiểm tra chuyên ngành không? Vậy thì bạn hãy tìm hiểu ngay những điều khoản chi tiết dưới đây:
- Phần II, Phụ lục I, Nghị định 187/2013/NĐ-CP nêu rõ các mặt hàng cấm nhập khẩu là hàng điện tử và hàng hóa công nghệ thông tin đã qua sử dụng.
- Điều 2, Thông tư 18/2014/TT-BTTTT quy định thiết bị phát, thu phát sóng vô tuyến điện là thiết bị hoàn chỉnh, có đặc tính kỹ thuật, có thể hoạt động động lập mới phải có giấy phép nhập khẩu. Các loại linh kiện, phụ kiện của các thiết bị này không cần giấy phép nhập khẩu.
- Mục b, khoản 2, điều 3, Thông tư 31/2015/TT-BTTTT quy định: Linh kiện, cụm linh kiện, phụ tùng của các sản phẩm công nghệ thông tin đã qua sử dụng cũng bị cấm nhập khẩu.
Như vậy có thể thấy các văn bản thông tư đã nêu rõ: Việc cấm nhập khẩu chỉ áp dụng với các sản phẩm điện tử, sản phẩm công nghệ thông tin đã qua sử dụng và các phụ tùng, linh kiện điện tử của chúng. Nếu doanh nghiệp nhập khẩu các linh kiện điện tử mới 100% thì thủ tục nhập khẩu hoàn toàn bình thường.
Quy định về thuế nhập khẩu và HS code
Cùng với thủ tục nhập khẩu linh kiện điện tử thì thuế và HS code cũng là mối quan tâm của doanh nghiệp. Vậy với mặt hàng linh kiện điện tử thì thuế và mã HS code được quy định như thế nào?
Quy định về thuế nhập khẩu
Thuế nhập khẩu được áp dụng với các loại hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam. Mục đích thu thuế nhập khẩu là để bảo hộ nền sản xuất trong nước. Cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp, tổ chức nhận ủy thác nhập khẩu….là những người phải nộp thuế.
Theo Nghị định 57/2020/NĐ-CP thì thuế suất nhập khẩu một số linh kiện để sản xuất lắp ráp ô tô sẽ giảm về 0%. Quy định này áp dụng với những linh kiện trong nước không sản xuất được. Vậy thuế nhập khẩu các linh kiện điện tử nói chung sẽ được tính như thế nào?
Linh kiện điện tử là là các phần tách biệt. Chúng được ghép nối thành mạch điện và các thiết bị điện tử. Những linh kiện điện tử này đa số được nhập khẩu từ nước ngoài do việc sản xuất trong nước vẫn còn gặp nhiều hạn chế. Chính vì thế một số linh kiện được hưởng chính sách ưu đãi về thuế nhập khẩu. Có thể được áp dụng mức thuế nhập khẩu rất thấp hoặc miễn thuế.
Khoản 18, điều 16 Luật thuế xuất nhập khẩu năm 2016 quy định một số mặt hàng nhập khẩu là các vật tư, linh kiện phục vụ sản xuất phần mềm, nội dung số hay các sản phẩm công nghệ thông tin được miễn thuế nhập khẩu.
Như vậy có thể thấy thuế suất nhập khẩu của nhiều loại linh kiện điện tử trong lĩnh vực sản xuất ô tô, công nghệ thông tin, lĩnh vực nội dung số, phần mềm,….có mức thuế nhập khẩu ưu đãi chỉ 0%. Thuế VAT là 10%. Các loại linh kiện khác thuế nhập khẩu co thể dao động từ 3% – 25%.
Mã HS Code của linh kiện điện tử
Nhìn chung mặt hàng linh kiện điện tử vô cùng phong phú với nhiều loại khác nhau. Do đó việc xác định mã HS cho sản phẩm không hề đơn giản. Để xác định chính xác mã HS của các linh kiện cần phải dựa trên đặc điểm, chức năng của chúng. Có những linh kiện điện tử được áp mã đích danh nhưng cũng có những linh kiện được áp theo phụ tùng và máy. Người nhập khẩu cần dựa vào lô hàng thực tế để xác định mã HS cho đúng.
Để xác định mã HS cho mặt hàng linh kiện điện tử, bạn có thể tham khảo chương 84, 85 của biểu thuế xuất nhập khẩu năm 2020. Đa số thuế nhập khẩu ưu đãi của mặt hàng này là 0%, thuế VAT là 10%.
Dưới đây là bảng HS code của một số mặt hàng linh kiện điện tử:
Hướng dẫn thủ tục hải quan linh kiện điện tử
Như đã nói ở trên, mặt hàng linh kiện điện tử nếu được nhập khẩu mới 100% thì không cần phải có giấy phép nhập khẩu. Thủ tục nhập khẩu linh kiện điện tử cũng khá đơn giản.
Các loại hồ sơ cần chuẩn bị
Commercial Invoice còn được gọi là hóa đơn thương mại
- Bill of Lading còn được gọi là vận đơn đường biển hoặc chứng từ vận tải khác nếu vận chuyển bằng đường hàng không, đường sắt,…
- Packing List còn được gọi là phiếu đóng gói hàng hóa
- Sales Contract còn được gọi là hợp đồng thương mại
- C/O- giấy chứng nhận nguồn gốc mặt hàng linh kiện điện tử
- Catalogue mặt hàng
- Tờ khai hàng hóa nhập khẩu
Nơi đăng ký / ban ngành
Với bộ hồ sơ hải quan như trên, doanh nghiệp sẽ đăng ký tại Chi cục Hải quan nơi hàng hóa nhập đến.
Đến đây bạn đã biết thủ tục nhập khẩu linh kiện điện tử bao gồm những loại hồ sơ giấy tờ gì. Bạn cũng biết thuế nhập khẩu dành cho mặt hàng này là bao nhiêu. Ngoài doanh nghiệp cần lưu ý, đây là mức thuế và chính sách nhập khẩu áp dụng cho các mặt hàng hoàn toàn mới.
Nếu doanh nghiệp gặp khó khăn trong việc nhập khẩu linh kiện điện tử thì hãy liên hệ với dịch vụ hải quan và vận chuyển hàng Zship Logistics. Với nhiều năm kinh nghiệm xử lý mọi tình huống phức tạp và quy trình làm việc chuyên nghiệp, Zship Logistics chắc chắn sẽ giúp các doanh nghiệp làm thủ tục thông quan nhanh nhất.
Liên hệ hỗ trợ và tư vấn dịch vụ miễn phí
Zship là một đơn vị cung cấp dịch vụ trong lĩnh vực logistics và cũng là một trang blog chuyên chia sẻ kiến thức về xuất nhập khẩu. Từ góc độ của người dùng, Zship có thể được xem như một blog cung cấp thông tin chuyên sâu về logistics. Trang web này chứa đựng nhiều bài viết phong phú về các chủ đề như hải quan, vận chuyển hàng hóa, quản lý kho bãi, và nhiều khía cạnh khác liên quan đến logistics.
Không chỉ đơn thuần cung cấp thông tin, Zship còn mang đến những lời khuyên thực tế và kinh nghiệm quý báu, giúp người đọc cải thiện kiến thức và kỹ năng trong lĩnh vực này. Do đó, nếu bạn đang tìm kiếm một nguồn thông tin tin cậy về logistics, Zship chính là điểm khởi đầu lý tưởng cho hành trình khám phá của bạn.
- Blog: Zship Logistics - Địa chỉ: Hà Nội - Hotline: 09.2121.1123 (Zalo/Viber/Telegram) - Email liên hệ: info@zship.vn - Zalo Warehouse & Trucking Service Vietnam: https://zalo.me/g/vjxmnw989
Các dịch vụ đang được chúng tôi cung cấp và hỗ trợ khách hàng:
- Dịch vụ order và mua hộ hàng hóa quốc tế - Dịch vụ xin giấy phép quá cảnh (siêu tốc 24h): Lào, Cam, Trung Quốc. - Báo giá vận tải quốc tế hàng lẻ và container - Dịch vụ khai báo hải quan - Cho thuê kho bãi và vận hành phân phối - Dịch vụ tư vấn và ủy thác xuất nhập khẩu: dành cho người mới
Từ khóa » Bo Mạch Máy Tính Hs Code
-
Mô Tả Chi Tiết Mã HS 85423100 - Caselaw Việt Nam
-
Mô Tả Chi Tiết Mã HS 85371013 - Caselaw Việt Nam
-
Mã Hs Của Bo Mạch điện Tử - Luật Trần Và Liên Danh
-
TRA CỨU MÃ HS
-
Mã Hs Của Bo Mạch điện Tử - Luật Rong Ba
-
Thủ Tục Nhập Khẩu Bo Mạch Của Máy In - HP Toàn Cầu
-
Phân Nhóm 8472 - Mã HS 84723010
-
Công Văn 4862/TCHQ-KTTT áp Mã Thiết Bị Vi Tính - Thư Viện Pháp Luật
-
Giải đáp Thủ Tục Hải Quan | Chào Các Anh Chị - Facebook
-
Quy Trình Và Thủ Tục Nhập Khẩu Bo Mạch điều Khiển - Vĩnh Cát Logistics
-
Thông Báo 8413/TB-TCHQ Của Tổng Cục Hải Quan Về Kết Quả Xác ...
-
Thủ Tục Nhập Khẩu Quạt Tản Nhiệt Bo Mạch điện Tử
-
Mã HS Việt Nam 84798920 | HTS Mã Máy Lắp Ráp Các Bo Mạch Nh
-
Thủ Tục Nhập Khẩu Quạt Tản Nhiệt Bo Mạch điện Tử Mới Nhất
-
MAIN BOARD DÙNG CHO VÒNG TAY THÔNG MINH
-
Hỏi đáp CSTC - Bộ Tài Chính