Tìm Hiểu Tiếng Hán-Việt Cổ - Báo Công An Nhân Dân điện Tử
Có thể bạn quan tâm
"Tôi là Nguyễn Bảo Quang, 73 tuổi, là cán bộ nghỉ hưu ở số nhà 3, ngõ 34, đường Trần Thái Tông, phường Thống Nhất, thành phố Nam Định, ĐT: 0350. 3680045.
Kính thưa Ban biên tập.
Báo CAND Cuối tuần đã có bài của tác giả Lê Trung Đản nhan đề "Tiếng Việt cổ thời hiện đại", tôi xin mạo muội có ý kiến như sau: Bác Hồ dặn cụ Huỳnh Thúc Kháng "Dĩ bất biến, ứng vạn biến", có nghĩa là lấy cái kiên định không đổi về lập trường, về mục đích cách mạng là độc lập dân tộc để ứng phó với ngàn vạn cái biến động của thời cuộc".
Ngay sau đó, ông Lê Trung Đản đã gặp một số chuyên viên Hán-Nôm, thuộc Viện Hán-Nôm trao đổi. Vì cụ Huỳnh Thúc Kháng lúc đó vừa là một bậc cao niên (70 tuổi), vừa là một bậc túc nho yêu nước (đỗ Giải nguyên năm 1900, đỗ Hoàng giáp năm 1904, không ra làm quan, ở nhà chuyên đọc tân thư, giao du với cụ Phan Chu Trinh, Phan Bội Châu, Trần Quý Cáp, v.v; là một trong những người đứng đầu phong trào Duy Tân ở Trung Bộ), nên Bác Hồ rất kính trọng và lấy một câu trong sách cổ của Trung Quốc, mà chỉ đổi một chữ (dĩ Nhất biến, thành dĩ Bất biến, cho phù hợp với hoàn cảnh đất nước ta ở thời điểm đó, cũng là lời gửi gắm niềm tin vào cụ Quyền Chủ tịch nước.
Việc giải thích như tác giả bài báo trên là đúng. Tuy nhiên, chữ Nho vốn thâm hậu và đa nghĩa, có nhiều cách để tiếp cận ngữ nghĩa của nó. Hiểu và giải thích như cụ Nguyễn Bảo Quang cũng rất hay, đã minh chứng cho điều đó.
Bạn đọc Phạm Ngọc Trường ở thôn 4, xã Thọ Diên, huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hoá, viết:
"Vừa qua, tôi được một người bạn cho mượn xem tờ Công an nhân dân Cuối tuần số 23 (1061) ra ngày Chủ nhật 22/6/2008, tôi rất tâm đắc với mục "Tiếng Việt cổ thời hiện đại" của tác giả Lê Trung Đản.
Vốn là người rất yêu mến Lịch sử nước nhà và rất thích tìm hiểu những từ Việt cổ. Sau khi đọc xong phần này, tôi có đôi lời xin được trình bày cùng quí Báo như sau: Ông Lê Trung Đản dẫn giải bộ tộc Nam Việt có cái tên như vậy là vì họ sống ở phía Nam sông Hoàng Hà, và vì họ thường dùng cái rìu để đi săn bắt (nên thêm bộ Tẩu, nghĩa là đi). Sự dẫn giải ở phần này của ông nghe chừng kém thuyết phục. Chúng ta ai cũng biết rằng, ở cái thuở khai sơ, bộ tộc nào mà chả đi bộ và sử dụng những dụng cụ thô sơ như búa, rìu để kiếm sống, chứ không cứ gì bộ tộc Nam Việt.
Như vậy có nghĩa là, theo ông Lê Trung Đản, khi vua Gia Long viết thư xin nhà Thanh được đặt Quốc hiệu Nam Việt cho nước mình là bắt nguồn từ những lý do trên. Vậy khi nước ta có Quốc hiệu là Đại Cồ Việt, là Đại Việt, thì ông giải thích ra sao? Chắc không phải vì dân tộc ta hay sử dụng những cái rìu to lớn chứ?
Tên gọi của một quốc gia chắc chắn không ai đặt theo sự tuỳ hứng, mà phải có một nguyên do chính đáng và một ý nghĩa sâu xa, thật chính xác và cụ thể ra sao, tôi xin được chờ đợi cao kiến từ quí Báo và ông Lê Trung Đản".
Về vấn đề này, tác giả bài báo trên, ông Lê Trung Đản, trả lời như sau:
Cái tên "Trung Quốc" được gọi sớm nhất vào thời Tây Châu Vũ Vương, mang ý nghĩa "Trung ương chi quốc", quốc gia ở trung tâm, cũng đồng nghĩa với việc dân tộc Hán tự cho mình là văn minh, còn bốn phía xung quanh là các bộ tộc man di mọi rợ, kém văn minh. Vì chữ Hán phần lớn mang tính chất tượng hình, nên người Trung Quốc cổ đã tượng hình hoá các bộ tộc ấy như sau: bắc Địch, chữ Địch chiết tự ra gồm bộ Khuyển (vật) và bộ Hoả, với hàm ý, bộ tộc này ăn thịt thú nướng; nam Man, chữ Man có bộ Trùng, là loài sâu bọ, hàm ý bộ tộc này còn lạc hậu, dã man; đông Di, chữ Di có bộ Nhân, bộ Đại, bộ Cung, hàm ý bộ tộc này dùng cung để săn bắn; tây Khương, chữ Khương có bộ Dương, là con dê, hàm ý bộ tộc này chăn nuôi dê.
Từ "Trung Quốc" tuy có từ thời cổ đại, nhưng mãi đến năm 1842, mới xuất hiện chính thức trên văn kiện ngoại giao trong Hiệp ước Nam Kinh, cùng năm đó. Sau cách mạng Tân Hợi, dân quốc được thành lập năm 1912, tập hợp 5 dân tộc lớn là Hán, Mãn, Mông, Hồi, Tạng thành một nhà, gọi là Trung Hoa. Ngày 1/10/1949, khi Trung Quốc mới được thành lập theo thể chế mới, gọi đầy đủ là "Trung Hoa nhân dân cộng hoà quốc".
Ở nước ta, trong quá trình dựng nước và giữ nước, cái tên Việt, Việt Nam, Đại Việt, Đại Cồ Việt (chữ Cồ trong từ Cồ Đàm, tiếng Phạn, là họ Đức Phật tổ), cũng xuất hiện từ rất sớm trong bi, ký, kinh nhà Phật, v.v, nhưng mãi tới năm 1804, khi vua Gia Long viết thư xin nhà Thanh đổi quốc hiệu là Nam Việt, nhưng vì tránh trùng tên với bộ tộc Nam Việt ở phía Nam sông Hoàng Hà, nên đảo lại hai từ đó thành Việt Nam. Tháng hai cùng năm đó, vua Gia Long ban chiếu về việc đặt quốc hiệu Việt Nam, như chúng ta đã biết
Từ khóa » Từ Dĩ Trong Hán Việt Nghĩa Là Gì
-
Tra Từ: Dĩ - Từ điển Hán Nôm
-
Dĩ Chữ Nôm Nghĩa Là Gì? - Từ điển Số
-
Dĩ Nghĩa Là Gì Trong Từ Hán Việt? - Từ điển Số
-
Từ Điển - Từ Dĩ Có ý Nghĩa Gì - Chữ Nôm
-
Tra Từ: Dĩ - Từ điển Hán Nôm - Gấu Đây
-
Dịch Thuật: Chữ "dĩ" Trong Hán Ngữ Cổ - Huỳnh Chương Hưng
-
Cách Viết, Từ Ghép Của Hán Tự DĨ 以 Trang 1-Từ Điển Anh Nhật Việt ...
-
Thành Ngữ Gốc Hán Trong Tiếng Việt - Wikipedia
-
Khả Dĩ Là Gì - Định Nghĩa
-
TCHN - Viện Nghiên Cứu Hán Nôm
-
Chi - Wiktionary Tiếng Việt
-
Lắt Léo Chữ Nghĩa: Hai Chữ 'đăng Cơ' Có Tồn Tại Không?
-
Khả Dĩ Nghĩa Là Gì Trong Từ Hán Việt? - ISeo1