Tìm Hiểu Tiêu Chuẩn ESD Về Chống Tĩnh điện
Có thể bạn quan tâm
Tĩnh điện là hiện tượng vật lý gây ra bởi người hoặc các vật có khả năng tích điện gây ra. ANSI/ESD S20.20 là tiêu chuẩn nhằm kiểm soát tĩnh điện giúp bảo vệ cho người lao động, thiết bị điện tử nhạy cảm với tĩnh điện. Vậy tiêu chuẩn Tiêu chuẩn ESD là gì?
Mục lục
- ESDA LÀ GÌ?
- GIỚI THIỆU TIÊU CHUẨN ESD
- QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN TIÊU CHUẨN ANSI/ESD S20.20
- PHẠM VI ÁP DỤNG TIÊU CHUẨN CHỐNG TĨNH ĐIỆN ANSI/ESD S20.20
- NHỮNG ĐIỂM MỚI CỦA BỘ TIÊU CHUẨN ESD
- Định nghĩa
- Ngoại lệ
- Đánh giá chất lượng đầu vào
- Đánh giá tuân thủ
- Hạng mục: Nối đất, cách điện, vật dẫn không được nối đất…..
- Packaging
- TẠI SAO NÊN ÁP DỤNG TIÊU CHUẨN CHỐNG TĨNH ĐIỆN?
ESDA LÀ GÌ?
Được thành lập vào năm 1982, ESDA là một hiệp hội tự nguyện chuyên nghiệp nhằm nâng cao hiểu biết về EOS cũng như lý thuyết và thực tiễn về tránh phóng tĩnh điện (ESD).
Hiệp hội ESDA. bắt đầu với ít hơn 100 thành viên, hiện đã phát triển lên hơn 15.869 thành viên và tình nguyện viên trên khắp thế giới. Để đáp ứng nhu cầu của một môi trường liên tục thay đổi, Hiệp hội ESDA. được phép mở rộng nhận thức về ESD thông qua các tiêu chuẩn, chương trình phát triển, giáo dục, chương địa phương, ấn phẩm, hướng dẫn, chứng nhận và hội thảo chuyên đề. Đây là tổ chức duy nhất được Viện Tiêu chuẩn Quốc gia Hoa Kỳ (ANSI) công nhận để viết và sản xuất các tiêu chuẩn về tĩnh điện.
GIỚI THIỆU TIÊU CHUẨN ESD
ANSI/ESD S20.20 là tiêu chuẩn của hiệp hội ESDA để phát triển một chương trình kiểm soát phóng điện tĩnh điện nhằm bảo vệ các bộ phận, cụm lắp ráp, thiết bị điện và điện tử (Không bao gồm các thiết bị nổ do điện)
Tiêu chuẩn đưa ra các yêu cầu về quản trị và kỹ thuật để thiết lập, thực hiện và duy trì một chương trình kiểm soát ESD.
QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN TIÊU CHUẨN ANSI/ESD S20.20
ANSI/ESD S20.20 được ban hành lần đầu tiên vào năm 1999 với tên gọi ANSI/ESD S20.20-1999. Theo thời gian, hiệp hội ESDA đã liên tục cập nhật các phiên bản mới cho tiêu chuẩn này, lần lượt là:
- ANSI/ESD S20.20-2007 (Năm 2007)
- ANSI/ESD S20.20-2014 (Năm 2014)
- ANSI/ESD S20.20-2021 (Năm 2021)
- ANSI/ESD S20.20-2022 (Năm 2022)
PHẠM VI ÁP DỤNG TIÊU CHUẨN CHỐNG TĨNH ĐIỆN ANSI/ESD S20.20
Ban đầu ESD chỉ tập trung vào các linh kiện điện tử nhưng hiện nay Hiệp hội ESDA đã mở rộng tầm nhìn của mình bao trùm các lĩnh vực như dệt may, nhựa, xử lý web, phòng sạch và nghệ thuật đồ họa. Có thể nói tất cả các Doanh Nghiệp / Tổ chức có nhu cầu chống tĩnh điện trong hoạt động sản xuất, kinh doanh đều có thể áp dụng tiêu chuẩn ESD.
NHỮNG ĐIỂM MỚI CỦA BỘ TIÊU CHUẨN ESD
Định nghĩa
- Isolated conductor: Vật dẫn điện có điện trở từ điểm tiếp xúc với linh kiện nhạy cảm tĩnh điện (ESDS) tới dây đất trên 1.0x10e9 Ohms.
- Worksurface: Khu vực làm việc có các đối tượng nhạy cảm tĩnh điện.
Ngoại lệ
Những tài liệu hoặc phần không đáp ứng được yêu cầu của tiêu chuẩn phải được tóm tắt trong chương trình kiểm soát tĩnh điện.
Đánh giá chất lượng đầu vào
- Bằng chứng đánh giá đầu vào phải là Test report. Datasheet không được chấp nhận.
- Điện trở sàn/ giày không phải là bằng chứng cho đánh giá chất lượng đầu vào.
- Dữ liệu đánh giá đầu vào phải bao gồm: Phương pháp đo, kết quả đo và giới hạn cho phép, điều kiện môi trường khi test và khu vực đánh giá.
- Không sử dụng dữ liệu đánh giá tuân thủ của giày/sàn để sử dụng làm dữ liệu đánh giá đầu vào.
- Không yêu cầu phải đánh giá lại đối với đánh giá chất lượng đầu vào.
Đánh giá tuân thủ
Bổ sung thêm bảng 4: Yêu cầu cho Packing
Hạng mục: Nối đất, cách điện, vật dẫn không được nối đất…..
Nối đất:
Hệ thống nối đất không yêu cầu bắt buộc phải đánh giá tuân thủ. Chủ cần có xác nhận đầu vào là đáp ứng yêu cầu. Nếu hệ thống nối đất có trạng bị GFCI thì không cần.
Cách điện:
- Điện trường xung quanh ESDS phải nhỏ hơn 5000V/m hặc 125V/in.
- Vật cách điện được đo ở trạng thái thông thường trong khu vực EPA. Không chấp nhận kết quả đo bằng cách cọ sát liên tục. Điện áp phải nhỏ hơn 125V/in
Vật dẫn điện không được nối đất:
- Nên sử dụng Voltmeter loại tiếp xúc để đo.
- Loại bỏ tiêu chuẩn STM4.2 khỏi tiêu chuẩn S2020
- Đo điện trở tới dây nối đất để xác định xem có phải vật dẫn không được nối đất không?
- Nếu vật dẫn điện không được nối đất không tiếp xúc trực tiếp với ESDS thì coi nó như vật cách điện.
Packaging
Bổ sung bảng dưới vào tiêu chuẩn:
TẠI SAO NÊN ÁP DỤNG TIÊU CHUẨN CHỐNG TĨNH ĐIỆN?
- Tăng nhận thức trong tổ chức về ESD.
- Cải thiện hiệu suất quá trình tổng thể và kiểm soát sản phẩm.
- Giảm tỷ lệ sai lỗi, giảm thiểu làm lại và giảm chi phí do khắc phục sự cố phóng điện.
- Cung cấp sự liên kết với các lĩnh vực khác trong ngành công nghiệp điện tử.
- Cung cấp bằng chứng rõ ràng cho khách hàng của bạn trong các lần họ tham quan nhà máy.
- Kiểm soát ESD thích hợp (quần áo, bàn tiếp đất, biển báo, v.v.).
- Chiếm được lòng tin của khách hàng trong việc kiểm soát phóng điện trong quá trình sản xuất và gia công hàng hóa.
- Tạo lợi thế cạnh tranh
Từ khóa » Esd Chống Tĩnh điện
-
ESD Là Gì ? Những Phương Pháp Chống Tĩnh điện Hiệu Quả
-
ESD Là Gì? Thế Nào Là Chống Tĩnh điện? - Cơ Khí Thành Công
-
ESD Là Gì? Tầm ảnh Hưởng Của ESD Trong Công Nghiệp - ECO3D
-
TÌM HIỂU PC CHỐNG TĨNH ĐIỆN (ESD) LÀ GÌ? - Plastic IDO
-
Chống Tĩnh điện (ESD) Hay Cách điện (Static)? - Bảo Hộ Toàn Diện
-
Chống Tĩnh điện – Wikipedia Tiếng Việt
-
Chứng Nhận ESD - Tiêu Chuẩn Chống Tĩnh điện - KNA Cert
-
ESD Là Gì? Tại Sao Phải Kiểm Soát ESD - Megaline
-
ESD Là Gì? 4 Kiến Thức Giúp Bạn Ngăn Ngừa Phóng Tĩnh điện
-
Chống Tĩnh điện (antistatic) Và Phóng Tĩnh điện ESD (Electrostatic ...
-
ESD Chống Tĩnh điện - HanoPro
-
Bỏ Qua Sự Phóng Tĩnh điện (ESD) Của Vật Liệu Sẽ Gây Ra ... - LORRIC
-
Phân Biệt ESD Và Conductive