Tìm Hiểu Tính Từ Chỉ Màu Sắc Trong Truyện Ngắn Của Thạch Lam - 123doc

Tải bản đầy đủ (.pdf) (115 trang)
  1. Trang chủ
  2. >>
  3. Luận Văn - Báo Cáo
  4. >>
  5. Thạc sĩ - Cao học
Tìm hiểu tính từ chỉ màu sắc trong truyện ngắn của thạch lam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (998.34 KB, 115 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠKHOA KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂNBỘ MÔN NGỮ VĂNNGUYỄN KIÊN NHẨNLuận văn tốt nghiệp đại họcNgành Ngữ VănNiên khóa: 2007 – 2011Cán bộ hướng dẫn: GV. NGUYỄN VĂN TƯCần Thơ, năm 2011A. PHẦN MỞ ĐẦU1. Lí do chọn đề tàiTừ loại là một trong những lĩnh vực của ngữ pháp học nói chung và ngữ pháp tiếngViệt nói riêng. Riêng đối với tiếng Việt của chúng ta thì từ loại càng có nhiều điều cầnchú ý. Thật vậy, mỗi ngôn ngữ điều có một vốn từ vựng riêng rất lớn và phức tạp. Dokhối lượng, tính chất, chức năng của mỗi vốn từ rất đa dạng, nó khiến cho những ai quantâm đến, nghiên cứu về nó điều phải tiến hành phân loại từ theo mục đích riêng và khácnhau của mỗi người. Cũng do nhiều mục đích khác nhau này của các nhà ngôn ngữ họcmà việc phân định từ loại cho đến ngày nay vẫn chưa có sự thống nhất nhất định. Và ngàynay đề tài này vẫn là đề tài thu hút sự quan tâm của nhiều người không chỉ đối với các nhàViệt ngữ mà còn đối với những người quan tâm đến sự phong phú, giàu đẹp đến kì lạ củatiếng Việt.Được học văn và tìm hiểu về văn chương nên chúng tôi càng yêu mến tiếng Việthơn. Nó có một sức hút mạnh mẽ, nó còn có thể giúp chúng ta cảm nghiệm được mọi sắcthái phức tạp của cuộc sống, trong đó có đóng góp không nhỏ của lớp tính từ chỉ màu sắc.Ai đã từng ngắm nước biển Cô Tô chắc hẳn sẽ ấn tượng với cách mà Nguyễn Tuân dùngngôn từ để miêu tả sự huyền diệu của màu xanh nước biển: “Nước biển Cô Tô sao chiềunay nó xanh quá quắt vậy? (…) Cái màu xanh luôn luôn biến đổi của nước bể chiều naytrên mặt Cô Tô như là thử thách cái vốn vị của mỗi đứa chúng tôi như đang nổi gió tronglòng. Biển xanh như là gì nhỉ? Xanh như lá chuối non? Xanh như lá chuối già? Xanh nhưmùa thu ngả cốm làng vòng? Nước biển Cô Tô đang đổi từ vẻ xanh này sang vẻ xanhkhác. Nó xanh như cái màu áo Kim Trọng trong tiết Thanh Minh? Đúng một phần thôi.Bởi vì con sóng vừa dội lên kia đã gia giảm thêm một chút gì, đã pha biến sang màu khác.Thế thì nước biển xanh như cái vạt áo nước mắt của ông quan Tư Mã nge đàn tì bà trênsông Giang Châu thì có đúng không? (…) Sóng cứ kế tiếp cái xanh muôn vẻ mới, và nắngchiều luôn luôn thay mầu cho sóng. Mà chữ thì không tài nào tuôn ra kịp với nhịp sóng”[12;45]. Hay cũng chính nhờ vào lớp tính từ chỉ màu sắc này mà chúng ta mới có thể cảmnhận hết được nỗi đau u uất, đầy thâm trầm của Nguyễn Khuyến:“Da trời ai nhuộm mà xanh ngắtMắt lão không vầy cũng đỏ hoe”(Thu ẩm – Nguyễn Khuyến)Chúng ta không thể thay thế từ “đỏ hoe” bằng một từ có cùng trường nghĩa, vì nhưthế sẽ làm thay đổi sắc thái biểu cảm của bài thơ. Những từ cùng nghĩa khác sẽ không gợilên được màu của đôi mắt đang khóc như màu “đỏ hoe”. Cái màu đỏ này đã thể hiện đượcnỗi đau đời, sự xót xa của một người luôn cảm thấy mình bất lực trước thực tại. Và đóchính là thế mạnh của lớp tính từ chỉ màu sắc đem lại cho ngôn ngữ tiếng Việt của chúngta. Chính vì thế mà chúng tôi đã chọn đề tài này làm đề tài nghiên cứu cho luận văn cuốikhóa, mà cụ thể là đề tài: “Tìm hiểu tính từ chỉ màu sắc trong truyện ngắn của ThạchLam”.2. Lịch sử vấn đềTính từ là từ loại rất quan trọng trong hệ thống từ loại tiếng Việt của chúng ta. Và từtrước đến nay đã có rất nhiều công trình nghiên cứu của những nhà Việt ngữ về đề tàinày.Các nhà Đông phương học cho rằng tính từ trong các ngôn ngữ đơn lập có khuynhhướng gần với động từ về phương diện đặc điểm cú pháp về khả năng kết hợp và chứcnăng thành phần câu.Người đầu tiên mà chúng ta cần nhắc đến đó là Đào Thản, ông là một trong nhữngngười có nhiều đóng góp trong việc xác lập hệ thống tính từ mà cụ thể là hệ thống lớp từchỉ màu sắc. Trong bài viết “Hệ thống từ chỉ màu sắc của tiếng Việt trong sự liên hệ vớimấy điều phổ quát” [15;11], ông đã đưa ra một số kết luận trong tiếng Việt. Trong đó ôngđưa ra bảy màu cơ bản trong tiếng Việt và các màu phụ bổ sung cho nó.Ngoài ra còn phải kể đến bài viết của Nguyễn Xuân Bình “Về các màu sắc trong thơca” [4;237]. Tác giả đi vào phân tích màu xanh trong giai đoạn thơ ca Việt Nam 1945 –1975 để thấy rõ “mỗi giai đoạn thơ lại có sự biểu trưng riêng về màu sắc” [4;238].Trong “Ngôn ngữ màu sắc và màu sắc ngôn ngữ thơ của Nguyễn Khuyến” [6;16].Biện Minh Điền đã đi vào thống kê, miêu tả từ chỉ màu sắc trong thơ của NguyễnKhuyến. Qua đó, người đọc thấy được cảm quan màu sắc và tâm hồn của nhà nho yêunước, thấy được khát vọng thẩm mỹ của Nguyễn Khuyến thông qua cách dùng từ chỉ màucủa ông.Vấn đề màu sắc trong tiếng Việt là vấn đề hết sức phức tạp nhưng cũng đầy thú vị.Công việc nghiên cứu về thành ngữ được tìm hiểu trong bài viết của Trịnh Thu Hiền về“Các thành ngữ tiếng Việt có yếu tố cấu tạo là từ chỉ màu sắc” [8;384], tác giả đã khảosát các thành ngữ “với mong muốn có thể đưa ra một số suy nghĩ ban đầu về giá trị, cấutrúc hình thái và cấu trúc ngữ nghĩa của loại thành ngữ này” [8;384].Nói tiếp công trình nghiên cứu về màu sắc trong tiếng Việt, trong “Màu xanh trongthơ Tố Hữu” [19;577], Nguyễn Thị Bích Thủy cũng đã đi vào những biểu hiện cảm xúccủa Tố Hữu qua cách dùng màu xanh. “Chính cái màu xanh mang sức sống Việt Nam làcái bất biến thể để có thể lấy nó quy về những cái biến thể trong các màu xanh của thơ TốHữu” [19;578].Trong bài viết “Lớp từ vựng chỉ màu xanh trong tiếng Anh và tiếng Việt” của Lê ThịVy trên Ngữ học trẻ 2006. Tác giả đã so sánh màu xanh trong cách hiểu tiếng Việt vàtiếng Anh thông qua một vài nhận định: “Người Việt hoàn toàn có thể thấy màu xanh củada trời và nước khác hẳn màu xanh của cây cối, màu xanh của nước một phần là do sựphản chiếu của bầu trời, rong tảo. Và không cần phải nói rõ xanh da trời hay xanh lácây, chúng ta vẫn nhận ra sự khác biệt của chúng trong ngữ cảnh cụ thể”. Nhưng trongtiếng Anh thì màu xanh “blue” được định nghĩa là màu xanh của trời quang mây hoặc củamặt biển trong một ngày nắng. Màu xanh “green” là màu nằm giữa màu xanh da trời vàmàu vàng trong dãy quang phổ, là màu của cỏ, của lá, của hầu hết các cây cối.Trong tiếng Việt chúng ta thì Lê Văn Lý đã xếp tính từ bên cạnh động từ, đối lập vớidanh từ nhờ vào khả năng kết hợp. Tính từ trong tiếng Việt không có một hình thái cấutạo riêng mặc dù ý nghĩa ngữ pháp chỉ đặc trưng cũng được hình thành đúng như cácngôn ngữ khác. Sự khác nhau cơ bản này là ở chỗ ý nghĩa tính từ được biểu đạt bằngphương tiện cú pháp, khả năng kết hợp và chức năng thành phần câu.Đinh Văn Đức trong “Ngữ pháp tiếng Việt” đã khẳng định: tính từ là từ loại quantrọng trong thực từ tiếng Việt, sau danh từ và động từ. Công trình nghiên cứu của ông vôcùng cụ thể và rõ ràng, từ ý nghĩa, vị trí, đặc trưng, phân định, khả năng kết hợp,… củatính từ đến sự khác nhau giữa tính từ và động từ, chức năng và cú pháp đều được ôngtrình bày cẩn thận và rõ ràng. Không chỉ vậy, với công trình này ông cũng đã tìm hiểuluôn về khía cạnh đoản ngữ tính từ và xác định cả cấu trúc ở thành tố đoản ngữ đó.Lê Biên trong “Từ loại tiếng Việt hiện đại” thì nghiên cứu về đặc trưng và tiểu loạicủa tính từ. Ông khẳng định: đặc trưng của tính từ không trừu tượng tách khỏi sự vật, hoạtđộng mà đó là dấu hiệu thuộc tính sẵn có, quan hệ gắn bó với sự vật, hoạt động. Mặtkhác, đặc trưng cũng thể hiện cách nhận thức chủ quan của con người. Ông còn xác địnhtính từ có hai tiểu loại dựa vào nghĩa và khả năng kết hợp. Ở phần này ông có nói sơ lượcvề tính từ chỉ màu sắc như là một tiểu loại nhỏ trong tính từ.Nguyễn Hữu Quỳnh trong “Ngữ pháp tiếng Việt” thì nghiên cứu về tính từ như làmột từ loại của tiếng Việt, ngang bằng với các từ loại khác như danh từ và động từ,…Trong nghiên cứu này, ông cũng có trình bày cách phân loại tính từ của mình, tuy nhiênđó là cách phân loại sơ lược chứ không đi sâu vào phân loại cụ thể. Riêng về tính từ màusắc thì không thấy ông nhắc đến trong bài viết này.Bùi Tất Tươm trong “ Giáo trình tiếng Việt” tuy có nêu đầy đủ về ý nghĩa khái quát,đặc điểm cú pháp, phân loại tính từ nhưng với công trình này thì chúng ta cũng khôngthấy ông nói nhiều đến tính từ màu sắc. Tính từ màu sắc chỉ là một tiểu loại nhỏ trongphần phân loại tính từ theo ý nghĩa mà thôi.Còn Nguyễn Kim Thản trong “Nghiên cứu ngữ pháp tiếng Việt” đã nêu lên đầy đủnhững đặc trưng của tính từ và các tiểu loại của tính từ. Ông xác định chức năng và phânloại tính từ tương tự như Lê Biên. Nhưng trong công trình nghiên cứu của mình thì ông cónêu thêm về sự phân định tính từ và các từ tổ khác để ta dễ phân biệt, tránh lầm lẫn giữatừ loại và chức năng ngữ pháp của tính từ. Tuyệt nhiên trong công trình nghiên cứu nàythì không có nhắc đến tính từ màu sắc.Qua tất cả những công trình nghiên cứu vừa nêu trên, ta có thể thấy được tầm quantrọng của việc nghiên cứu và tìm hiểu tính từ, nhiều công trình nghiên cứu đã có vị tríxứng đáng trong hệ thống ngôn ngữ tiếng Việt. Về tính từ thì vậy, nhưng đối với tính từmàu sắc thì rất ít công trình nghiên cứu. Hầu như trong tất cả các công trình nghiên cứunày chỉ nhắc đến tính từ màu sắc như là bộ phận nhỏ của tính từ trong cách phân loại màthôi, còn việc nghiên cứu một cách sâu sắc, đầy đủ thì vẫn còn rất ít.“Tính từ chỉ màu sắc trong truyện ngắn của Thạch Lam” cũng vậy, thật sự cho đếnngày nay vẫn chưa có một công trình nghiên cứu nào nghiên cứu một cách thật đầy đủ vàsâu sắc về vấn đề này. Chúng ta vẫn thường thấy giá trị và tác dụng của tính từ màu sắctrong tác phẩm văn chương thường chỉ được nhắc một cách thoáng qua mà thôi. Chính vìvậy mà chưa thể nói hết được cái hay, cái đẹp của tính từ chỉ màu sắc nói chung và tính từchỉ màu sắc trong truyện ngắn Thạch Lam nói riêng. Cho nên có thể nói đây là một vấn đềhoàn toàn mới lạ và độc đáo, nó đòi hỏi người viết phải thật sự cố gắng thì mới thànhcông được.3. Mục đích nghiên cứuQua việc tìm hiểu những cơ sở lí luận về tính từ nói chung và tính từ chỉ màu sắcnói riêng, người viết sẽ thống kê lại các tính từ chỉ màu sắc có trong những truyện ngắncủa Thạch Lam rồi tiến hành phân tích, tổng hợp nhằm làm bật lên giá trị biểu đạt củanhững tính từ chỉ màu sắc mà Thạch Lam đã sử dụng. Qua đó, ý nghĩa của tác phẩm cũngđược thể hiện một cách cụ thể hơn.Bên cạnh việc tập trung làm rõ vấn đề, chúng tôi còn muốn góp thêm một phần hiểubiết của mình về tính từ màu sắc trong tác phẩm của nhà văn Thạch Lam. Chúng tôi cốgắng tìm hiểu đầy đủ và sâu sắc hơn nhằm giúp cho việc học tập trước mắt và cho côngviệc nghiên cứu sau này thuận lợi hơn.4. Phạm vi nghiên cứuTừ loại trong tiếng Việt là một vấn đề vô cùng rộng lớn và phức tạp. Các nhà Việtngữ đã đi sâu tìm hiểu và từ đó đã có rất nhiều nhận định xung quanh vấn đề này. Cũnggiống như danh từ và động từ, tính từ cũng có sự phong phú về chủng loại và số lượng.Chính vì thế để tìm hiểu về nó nhất thiết phải có sự đầu tư rất nhiều mà cụ thể nhất là thờigian. Đây là điều quan trọng và vô cùng khó khăn, chính vì nguyên nhân này mà đề tài sẽkhông tìm hiểu hết các nội dung về tính từ mà chỉ tìm hiểu khái quát về tính từ. Ở đây,chúng tôi chỉ tập trung vào một vấn đề nhỏ của tính từ, cụ thể là lớp tính từ chỉ màu sắc.Nhưng nếu chúng ta chỉ tìm hiểu tính từ chỉ màu sắc không thì vẫn chưa đủ vì bởi lớp từnày có vị trí và ý nghĩa cụ thể như thế nào trong ngữ cảnh cụ thể thì chúng ta vẫn chưa thểhình dung hết được. Vì vậy để làm cụ thể hóa lớp từ này, chúng ta đi tìm hiểu những biểuhiện của nó thông qua những tác phẩm văn chương cụ thể. Ở đây, chúng ta sẽ khảo sát lớptừ chỉ màu sắc qua những truyện ngắn của nhà văn Thạch Lam. Từ đó sẽ làm sáng tỏnhững vấn đề mà chúng ta đang tìm hiểu trong đề tài luận văn này.Do Thạch Lam là nhà văn được sinh ra và lớn lên ở Bắc Bộ cho nên ngoài việc tìmhiểu tính từ đậm sắc thái Bắc Bộ, người viết còn phải vận dụng tất cả những hiểu biết củabản thân về tính từ màu sắc trong hệ thống ngôn ngữ tiếng Việt. Qua đó, người viết sẽlàm rõ hơn giá trị của tính từ màu sắc trong truyện ngắn Thạch Lam cũng như là giá trịcủa tính từ màu sắc ở Bắc Bộ.5. Phương pháp nghiên cứuVề phương pháp nghiên cứu đề tài này thì người viết cần phải nắm sơ lược về từloại, về tính từ, về tác giả Thạch Lam và những truyện ngắn của ông. Tiếp theo sẽ là côngviệc thống kê các tính từ chỉ màu sắc có trong tác phẩm. Qua việc tìm hiểu cơ sở lí luận,tìm hiểu ngữ cảnh mà các tính từ chỉ màu sắc thể hiện, người viết phải tiến hành phântích, rồi tổng hợp nhằm giải quyết những vấn đề mà luận văn đặt ra.Đồng thời người viết còn tham khảo ý kiến của giáo viên hướng dẫn, tiếp nhận ýkiến đóng góp để hoàn chỉnh đề tài, đảm bảo cho đề tài thành công tốt đẹp.B. PHẦN NỘI DUNGCHƯƠNG I: SƠ LƯỢC VỀ TỪ LOẠI TÍNH TỪ1. Khái quát về từ loại tính từ1.1. Các quan niệm khác nhau về tính từDân gian ta có câu “phong ba bão táp không bằng ngữ pháp Việt Nam”. Đúng vậy,có rất nhiều vấn đề về mặt ngữ pháp mà những nhà nghiên cứu lịch đại và đương đại đãvà đang vẫn còn tranh cãi. Riêng về vấn đề hiểu như thế nào là tính từ, bản thân từ loạicũng như chức vụ ngữ pháp của tính từ hiện vẫn có nhiều cách hiểu khác nhau. Sau đâychúng tôi xin trích dẫn một vài quan niệm về tính từ của các nhà Việt ngữ hàng đầu ViệtNam để cùng đối chiếu và so sánh.Đối với Diệp Quang Ban và Hoàng Văn Thung trong “Ngữ pháp tiếng Việt” (tập 1)thì cho rằng: “Lớp từ chỉ ý nghĩa đặc trưng (đặc trưng cho thực thể hay đặc trưng choquá trình) chính là tính từ” [2;101]. Ý nghĩa đặc trưng được biểu hiện trong tính từthường có tính chất đối lập phân cực (thành cặp trái nghĩa) hoặc có tính chất mức độ (sosánh và miêu tả theo thang độ). Như vậy, theo các nhà Việt ngữ thì lớp từ nào chỉ đặctrưng thì đó là tính từ. Định nghĩa này cũng cho ta biết đặc điểm nổi bật của tính từ làthường có tính đối lập phân cực và có tính chất mức độ.Bùi Tất Tươm định nghĩa rằng: “Tính từ là từ loại chỉ tính chất của sự vật, của hoạtđộng và trạng thái”[22;139]. Theo ông ý nghĩa tính chất của tính từ được khái quát hóa,trừu tượng hóa từ những đặc điểm riêng của sự vật (và những khái niệm của ngôn ngữphản ánh như sự vật), hoạt động, trạng thái được biểu hiện thao cách riêng của tiếng Việt.Đinh Văn Đức thì cho rằng: “Tính từ là từ chỉ ra đặc trưng của tất cả những gì (kháiniệm) được biểu đạt bằng danh từ và động từ” [7;182]. Theo định nghĩa này cho phép taphân định từ loại của một tổ hợp từ đặc biệt trong tiếng Việt – từ mô phỏng (từ tượngthanh – tượng hình).Theo Phạm Hữu Quỳnh thì: “Tính từ là từ chỉ tính chất, đặc trưng của sự vật như:màu sắc, kích thước, đặc trưng, hình thể, dung lượng” [14;158].Trong quyển “Nghiên cứu về Ngữ pháp tiếng Việt” (tập 1) của Nguyễn Kim Thản thìcho rằng: “Tính từ là từ loại chỉ tính chất của sự vật”.Nhìn chung thì các nhà Việt ngữ đã đưa ra rất nhiều khái niệm khác nhau về tính từ,tuy nhiên thì các khái niệm này đều nêu lên đầy đủ ý nghĩa đặc trưng của tính từ, đảm bảođược vị trí và giá trị của tính từ trong hệ thống từ loại tiếng Việt.1.2. Khái niệm tính từTính từ là từ dùng để chỉ tính chất, trạng thái đặc trưng của người, vật, việc,… Vật,việc này thường ở trạng thái động hoặc tĩnh.Những đặc trưng đó có thể là những thuộc tính về màu sắc: xanh, đỏ, vàng, trắngtinh, tím ngắt,…; Những đặc tính mùi vị, hình dạng, kích thước, phẩm chất như: chua,ngọt, chát, cứng, mềm, mỏng, dịu dàng, gian dối,…Đặc trưng chính là nét khu biệt về kích thước, trọng lượng, màu sắc và các khía cạnhcủa chủ thể, chỉ ra cái hạn định của mỗi đối tượng. Chúng ta cần lưu ý rằng, nghĩa đặctrưng, tính chất của tính từ không phải là một cái gì trừu tượng, tách khỏi sự vật, hoạtđộng mà phải thấy nó như là dấu hiệu thuộc tính sẵn có, có quan hệ gắn bó với sự vật,hoạt động (đặc trưng của một đối tượng luôn phản ánh thực tại). Như vậy, cần hiểu đặctrưng bao giờ cũng gắn liền với sự vật, thực thể, hoạt động và tiềm ẩn cách nhận thức,đánh giá của mỗi người đối với sự vật, hoạt động.Ví dụ:Ngôi nhà này đẹp!Khái niệm đặc trưng thể hiện ý nghĩa tính từ là một sự thống nhất rất cao giữa yếu tốtừ vựng và ngữ pháp. Với yếu tố từ vựng, ý nghĩa tính từ có liên hệ trực tiếp với nội dungphản ánh thực tại. Khái niệm đặc trưng trên bật ngữ pháp là một khái niệm có tính chấtquan hệ, thể hiện một mối liên hệ giữa các khái niệm trong khi phản ánh thực tại.Ví dụ: Khái niệm thực thể (danh từ riêng) “Việt Nam” trở thành khái niệm đặc trưng(tính từ) khi ta thêm từ “rất” vào “rất Việt Nam” thì đó là một tính từ.1.3. Phân loại tính từTrong việc phân chia hệ thống từ loại tiếng Việt thì các nhà Việt ngữ đã nghiên cứuvà phân chia thành hai loại đó là thực từ và hư từ. Và đây là một việc làm vô cùng hữu íchvà thiết thực cho công việc nghiên cứu và học tập sau này, tuy nhiên việc phân chia nhưvậy vẫn chưa được cụ thể hóa và rõ ràng. Do đó, chúng ta cần phải phân chia lớp từ nàythành những lớp nhỏ hơn để dễ dàng cho công việc khảo sát. Thế nhưng khi tiến hànhphân chia thành những lớp nhỏ như thế thì chúng ta cũng cần tránh việc phân chia quá tỉmỉ, chi tiết quá vì như vậy vô tình chúng ta đã làm rối thêm trong việc phân chia từ loại.Mặt khác thì chúng ta cũng tránh lối mô phỏng, bắt chước rập khuôn theo một ngôn ngữnào đó cho dù ngôn ngữ đó có gần với ngôn ngữ của chúng ta. Chúng ta cần phải căn cứtrên chính những đặc điểm của ngôn ngữ mà chúng ta đang khảo sát.Việc phân loại tính từ thì ít phức tạp hơn danh từ và động từ. Nhưng do tiêu chuẩnphân loại chưa được bao quát, cho nên ranh giới giữa các lớp con trong tính từ chưa đượcxác định rõ ràng, chính xác và dứt khoát. Từ trước đến nay trải qua rất nhiều công trìnhnghiên cứu của các nhà Việt ngữ, đã có rất nhiều cách phân loại tính từ. Nhưng ở đây,chúng tôi xin trình bày theo cách phân loại tính từ theo tiêu chí của Diệp Quang Ban vàHoàng Văn Thung trong Ngữ pháp tiếng Việt (tập 1). Theo hai nhà Việt ngữ này thì tínhtừ được phân chia thành hai lớp: Tính từ chỉ đặc trưng xác định thang độ và tính từ chỉđặc trưng không xác định thang độ.Căn cứ vào ý nghĩa khái quát và khả năng kết hợp của tính từ với các lớp từ khác,chúng ta có thể chia tính từ thành các lớp nhỏ sau:Tính từ chỉ đặc trưng xác định thang độ: ta có thể chia thành các lớp con như sau:- Tính từ miêu tả phẩm chất: tốt, xấu, hiền,dữ…- Tính từ miêu tả kích thước: dài, ngắn, rộng, hẹp…- Tính từ miêu tả số lượng: ít, nhiều…- Tính từ miêu tả màu sắc: xanh, đỏ, tím, vàng…- Tính từ miêu tả cường độ: mạnh, yếu, nóng, lạnh…- Tính từ miêu tả hình thể: vuông, tròn, thẳng, cong…Tính từ chỉ đặc trưng không xác định thang độ: riêng, chung, công, tư, chính, phụ,độc nhất, công cộng…1.3.1. Tính từ chỉ đặc trưng xác định thang độĐây là lớp từ dùng để quy định tính chất cho danh từ và động từ mà nó xác định.Tính chất được nó xác định cho sự vật một cách đắc lực nhất là tính chất đặc trưng. Vànhư vậy có thể nói đây là đơn vị “đặc trưng nhất” trong các đơn vị đặc trưng. Nó có ýnghĩa phạm trù đặc trưng đầy đủ, đảm nhận được chức vụ cú pháp và khả năng kết hợpvới các lớp từ khác trong cụm từ. Cụ thể, nó có thể làm chủ ngữ, vị ngữ, thành tố phụtrong cụm từ, có thể kết hợp với các đơn vị chỉ ý nghĩa mức độ: hơi, rất, lắm, quá, cựckỳ…Trong tính từ, lớp tính từ chỉ đặc trưng xác định thang độ có số lượng rất lớn nênchúng ta chia chúng thành các lớp con như:Lớp tính từ miêu tả phẩm chất của sự vật nêu ở chủ thể.Lớp từ này thường tồn tại thành từng cặp đối lập nhau về mặt ý nghĩa: tốt/xấu,vui/buồn, hiền/dữ, sung sướng/khổ sở…Ví dụ: - Anh Minh rất dữ.- Chị Thu rất hiền.Lớp tính từ miêu tả số lượng nêu ở chủ thể.Lớp từ này thường tồn tại thành từng cặp đối lập nhau về mặt ý nghĩa: ít/nhiều,đủ/thiếu…Ví dụ: - Lịch học của các bạn thường là không đều nhau, người thì quá nhiều tiết,còn người thì quá ít tiết.Lớp tính từ miêu tả kích thước nêu ở chủ thể.Lớp từ này thường tồn tại thành từng cặp đối lập nhau về ý nghĩa: dài/ngắn,rộng/hẹp…Ví dụ: - Căn phòng này rất hẹp.- Căn nhà này quá rộng.Lớp tính từ miêu tả màu sắc: xanh, đỏ, tím, vàng…Ví dụ:“Trong đằm gì đẹp bằng senLá xanh bông trắng lại chen nhị vàng”(ca dao)1.3.2. Tính từ chỉ đặc trưng không xác định thang độĐây là lớp từ chỉ ý nghĩa tuyệt đối về tính chất của sự vật nêu ở chủ thể. Ở đây, tựthân tính chất sự vật đã có ý nghĩa tuyệt đối rồi, nên mọi sự so sánh, mọi sự xác định mứcđộ đều không cần thiết nữa. Số lượng của lớp từ này rất ít, chỉ trên dưới mười đơn vị. Đólà: riêng, chung, công, tư, chính, phụ, độc nhất, công cộng, cơ bản. Vì ở lớp từ này mứcđộ tuyệt đối rồi nên chúng ta không kết hợp với những đơn vị chỉ mức độ nữa: hơi, rất,cực kỳ, vô cùng…Lớp từ này thường đi kèm với danh từ hoặc động từ để bổ nghĩa cho danh từ hayđộng từ đó.Ví dụ:Đây là chuyện riêng của tôi.Lớp từ này chỉ đặc trưng tuyệt đối không làm thành cặp đối lập với nhau về nghĩa.Các từ trong lớp từ này thường là từ láy hoặc là từ ghép: đỏ lòm, trắng phau, xanh lè, đensì…cũng không được kết hợp với đơn vị chỉ mức độ, vì chúng đã bao hàm ý nghĩa tuyệtđối về tính chất rồi.Ví dụ:“Xanh um cổ thụ tròn xoe tánTrắng xóa, tràng giang phẳng lặng tờ”(Huyện Thanh Quan)Ngoài ra, đối với lớp từ này còn có một đặc trưng nữa đó là đặc trưng mô phỏng.Hiện tượng từ mô phỏng có thể gặp ở nhiều ngôn ngữ, nhưng trong tiếng Việt thì mật độcó dày hơn. Từ mô phỏng – từ xưa nay quen gọi là từ tượng thanh, tượng hình – có ýnghĩa ngữ pháp khái quát là chỉ ra một đặc trưng nào đó có tính mô phỏng (ào ào, vù vù,róc rách, hắt hiu, leng keng, lủng lẳng, thoăn thoắt…). Trong khi phân loại, trực tiếp dựavào ý nghĩa từng từ, người ta xếp những từ gần với tính chất vào tính từ. Cụ thể hơn thì từmô phỏng là một tập hợp mờ, phải xét ý nghĩa của chúng trên bật khái quát hóa chứkhông phải với từng từ cụ thể, và đặc điểm ngữ pháp của chúng phải được xét trong quanhệ phân bố với cả một hệ hình ngữ pháp. Theo đó, các từ mô phỏng, khi mang ý nghĩađặc trưng đã có đầy đủ các đặc điểm ngữ pháp của từ loại tính từ - trong khả năng kết hợpcũng như trong chức vụ cú pháp. Tất cả các từ mô phỏng đều chỉ ra đặc trưng của nhữngkhái niệm vốn được biểu đạt bằng danh từ và động từ trong tiếng Việt. Chúng ta hãy phântích các từ mô phỏng trong đoạn thơ sau đây:“Tà tà bóng ngã về tâyChị em thơ thẩn dang tay ra vềBước lần theo ngọn tiểu khêNhìn xem phong cảnh có bề thanh thanhNao nao lòng nước uống quanhNhịp cầu nho nhỏ cuối ghềnh bắc ngangSè sè nắm đất bên đàngRầu rầu ngon cỏ nửa vàng nửa xanh”(Nguyễn Du)Chúng ta thấy các từ mô phỏng (dưới dạng láy) xuất hiện đầy đủ các quan hệ ngữpháp với danh từ, động từ, làm định ngữ cho danh từ và cho động từ trong tư cách củatính từ. Từ láy âm có nhiều nhóm khác nhau thuộc các từ loại khác nhau, nhóm trung tâmlà các nhóm mô phỏng thuộc về từ loại tính từ.1.4. Vị trí của tính từNhư đã biết, tính từ dùng để bổ sung ý nghĩa cho danh từ, động từ và nó thườngđược đặt sau danh từ, động từ. Tuy nhiên, trong một số trường hợp tính từ có thể đặt trướcmột tiếng chính (danh từ, động từ). Đây là những trường hợp cố ý của người nói, ngườiviết, muốn làm cho người nge, người đọc chú ý vào trạng thái của tiếng chính.Ví dụ:- Thuyền chạy ù ù.- Gió thổi vù vù.- Thuyền vùn vụt chạy.- Gió ù ù thổi.Vậy trong tiếng Việt khi tính từ đặt trước danh từ, động từ là để nhấn mạnh vào tínhtừ đó làm cho câu thơ, câu văn mạnh thêm, nhằm phục vụ cho người đọc, người nghe caohơn.Ví dụ:- Hồn sĩ tử gió ù ù thổiMặt chinh phu trăng dõi dõi theo.( Đoàn Thị Điểm – Chinh Phụ Ngâm)- Rất đẹp hình anh lúc nắng chiềuBóng dài trên đỉnh dốc cheo leoNúi không đè nỗi vai vươn tớiLá ngụy trang reo với gió đùa(Tố Hữu)1.5. Đặc điểm - Chức năng và khả năng kết hợpTrong hệ thống từ loại tiếng Việt thì tính từ được xếp vào từ loại thực từ, cũng nhưdanh từ và động từ, tính từ cũng giữ các chức năng cú pháp trong câu (làm thành phầnchính và thành phần phụ). Bản chất ngữ pháp của tính từ cũng được đặc trưng bởi mộtchùm chức vụ cú pháp.Trong tiếng Việt thì tính từ giữ hai chức năng chính. Đó là làm định ngữ và làm vịngữ trong câu.- Chức năng định ngữ của tính từ.Chức năng định ngữ được giải thích bằng bản chất ngữ pháp là hạn định đặc trưngcho khái niệm thực thể (được diễn đạt bằng thực từ).Ở ngôn ngữ Châu Âu, khái niệm đặc trưng trong mọi quan hệ với từ loại thườngđược chia thành hai kiểu với hai ý nghĩa ngữ pháp của hai từ loại khác nhau: tính từ vàtrạng từ.+ Ý nghĩa ngữ pháp của tính từ biểu đạt đặc trưng cho các khái niệm thuộc phạm trùthực thể (danh từ).+ Ý nghĩa ngữ pháp của trạng từ biểu đạt đặc trưng cho các khái niệm thuộc phạmtrù vận động (động từ).Tuy nhiên, trong tiếng Việt tuyệt đối không có sự phân chia này mà tính từ đảmnhận cả hai loại quan hệ (trong tiếng Việt không có từ loại trạng từ). Tức là tính từ vừalàm định ngữ cho danh từ, vừa làm định ngữ cho động từ.Ví dụ:- Căn nhà đẹp.- Minh chạy nhanh.Chức năng làm định ngữ là chức năng phổ biến và thường trực của tính từ.- Chức năng làm vị ngữ của tính từ.Trong tiếng Việt và một vài ngôn ngữ đơn lập khác, tính từ gần với động từ ở chứcnăng vị ngữ trong câu. Tính từ trong khi chỉ đặc trưng và không có chức năng ngữ phápriêng đã có quan hệ thông báo với chủ thể (cũng là một loại quan hệ đặc trưng) giống nhưđộng từ. Tính từ tiếp nhận các tiêu chí ngữ pháp của động từ trước hết là các yếu tố chỉthời – thể (đã, sẽ, đang, chưa); kết quả, khả năng, tình thái,… Đặc điểm này cho phép tínhtừ trong tiếng Việt làm vị ngữ trực tiếp trong câu. Điều này khác hẳn với tính từ trongngôn ngữ Châu Âu.Ví dụ:- Ngôi nhà này đẹp.- Bầu trời xanh thẳm.Ngoài hai chức năng nổi bật trên thì tính từ tiếng Việt còn có thêm một vài chứcnăng cú pháp khác:+ Tính từ giữ chức năng chủ ngữ trong câu.Ví dụ:Đẹp thì đẹp thật.+ Tính từ giữ chức năng bổ ngữ trong câu.Ví dụ:Bạn Nga học giỏi!- Khả năng kết hợpTính từ là từ loại thực từ, ý nghĩa của tính từ có quan hệ với nội dung phản ánh thựctại. Điều đó cho phép tính từ có khả năng kết hợp với những từ xung quanh để bổ sungcho nó và lập thành đoản ngữ - ngữ tính từ.Xét về phương diện ý nghĩa thì tính từ khác động từ nhưng xét về phương diện ngữpháp thì tính từ có nhiều nét giống động từ. Các thành phần phụ của tính từ trong khuônkhổ cấu trúc ngữ tính từ có thể phân ra thành các loại sau:- Các phụ từ của tính từ cũng đồng thời là phụ từ của động từ.+ Tính từ có thể kết hợp với các phụ từ: đã, sẽ, đang, chưa, … chỉ kết quả diễn tiếncủa đặc trưng.Ví dụ:Trời còn chưa tối hẳn.+ Tính từ có thể kết hợp với các phụ từ : ra, lên, đi, lại, … chỉ kết quả diễn tiến đặctrưng.Ví dụ:Lúc này, bạn Thiện mập ra.+ Tính từ có thể kết hợp với các phụ từ: vẫn, còn, cứ,…Ví dụ:Cây vẫn xanh.+ Một số tính từ có thể kết hợp với các phụ từ: hãy, đừng, chớ, …Ví dụ:Minh chớ liều lĩnh.- Các thành tố phụ chuyên dùng của tính từ.So với động từ thì tính từ kết hợp phổ biến hơn với các từ chỉ mức độ: rất, lắm, quá,hơi, vô cùng,… Các từ này chỉ mức độ khác nhau của đặc trưng với những sắc thái khácnhau trong phát ngôn (khẳng định, so sánh, nhấn mạnh). Do đó, chúng cũng được dùngnhư yếu tố tình thái biểu thị cảm giác hay một sự đánh giá chủ quan của người phát ngôn.Ví dụ:Rất tốt, đẹp lắm, khá hay, …Nói chung, hầu hết các tính từ đều kết hợp được với các từ chỉ mức độ. Tuy nhiênđối với các từ ghép mà bản thân đã chứa đựng yếu tố mức độ cao tuyệt đối như: khô rốc,già cằn, toang hoác,… và những tính từ biểu thị đặc trưng bản chất của sự vật như: đực,cái, trống, mái,… thì không cần và cũng không thể nào kết hợp được với bất kì từ tìnhthái chỉ mức độ.Đối với những từ ghép mà bản thân đã chứa đựng yếu tố chỉ mức độ thấp như:thoang thoảng, se sẽ, văng vẳng, xa xa, … thì có thể kết hợp được với những từ tình tháichỉ mức độ như: hơi, hơi hơi, …Ngoài ra, tính từ còn kết hợp với thành tố phụ là thực từ mà phổ biến là danh từ.+ kiểu kết hợp “tính từ + danh từ”.Ví dụ:Nóng tính, mát tay, xấu bụng,…+ Kiểu tổ hợp “danh từ + quan hệ từ”. Làm bổ ngữ cho tính từ.Ví dụ:Tốt gỗ hơn tốt nước sơn. (tục ngữ)Xấu người đẹp nết còn hơn đẹp người. (ca dao)2. Tính từ chỉ màu sắc2.1. Khái niệmTính từ chỉ màu sắc là lớp từ biểu thị tính chất đặc trưng về màu sắc của sự vật, hiệntượng.2.2. Phân loại2.2.1. Tính từ chỉ màu sắc xác định thang độĐây là lớp tính từ chỉ màu sắc mang ý nghĩa tương đối về đặc trưng của thực thểmà ta có thể so sánh về cường độ, mức độ đặc trưng.Xét về số lượng thì tính từ chỉ màu sắc xác định thang độ chiếm rất ít, bao gồmnhững tính từ tiêu biểu:- Trắng- Vàng- Xanh- Đỏ- Tím- Đen- Xám- Nâu- Hồng,…Một điều nổi bật của lớp từ này là sự lặp lại yếu tố chính sẽ tạo nên một từ láy đặctrưng của một màu sắc mang ý nghĩa nhạt hơn, mức độ thấp hơn từ chính.Ví dụ: Xanh xanh, trắng trắng, vàng vàng, tim tím,… Bông hoa này rất đỏ.(mang sắc thái dương tính ám chỉ một màu đỏ đậm ) Cái áo này xanh xanh.(mang sắc thái âm tính ám chỉ một màu xanh nhạt )Tuy nhiên thì tính từ màu sắc ở lớp này cũng thể hiện cấu trúc so sánh với các từ sosánh: như, hơn vào giữa hai vế so sánh.Ví dụ:Đỏ như son.Đen như mực.Xanh như tàu lá.Trắng như vôi…Và những cấu trúc so sánh như vậy đã được cộng đồng thừa nhận như những cấutrúc so sánh chuẩn.2.2.2. Tính từ chỉ màu sắc không xác định thang độĐây là lớp tính từ chỉ màu sắc mang ý nghĩa tuyệt đối về đặc trưng, không cócường độ màu sắc khác và cũng không có gì để so sánh với nó nữa. Cũng chính vì bảnchất này mà chúng không thể kết hợp được với phụ từ chỉ mức độ và không được đánhgiá theo thang độ.Xét về số lượng thì tính từ chỉ màu sắc không xác định thang độ chiếm số lượngrất nhiều, bao gồm các tính từ tiêu biểu sau:- Trắng tươi- Trắng toát- Trắng bệt- Trắng xác- Trắng tinh- Trắng dã- Trắng noãn,…- Vàng hực- Vàng tươi- Váng ươm- Vàng khè,…- Đỏ tươi- Đỏ au- Đỏ lòm- Đỏ quét- Đỏ thẫm,…- Đen sì- Đen thui- Đen ngòm,…- Xanh tươi- Xanh biết- Xanh ngắt- Xanh lè,…- Tím ngắt- Tím rịm,…- Xám xịt,…Chúng ta cần lưu ý rằng, các tính từ thuộc lớp từ này khi có sự lặp lại yếu tố sau thìsẽ khác với trường hợp lặp lại ở dạng láy thông thường, vì sự lặp lại yếu tố sau trongtrường hợp này sẽ làm tăng mức độ của màu sắc đặc trưng.Ví dụ:Tím ngăn ngắt.Xanh biêng biếc.Vàng hừng hực,…Đối với những ngôn ngữ nước ngoài thì lớp tính từ này không được chú ý nhiều vìlớp tính từ này nó không thực tế trong ngôn ngữ của họ. Còn trong hệ thống tiếng Việtcủa chúng ta thì cần phải đặc biệt chú ý tới những tính từ này. Ngoài giá trị sở chỉ, chỉ rađặc trưng của sự vật, hiện tượng mà mỗi từ còn gắn với một loại sự vật nhất định. Nhữngtính từ này có tác dụng rất lớn trong việc tạo dựng hình ảnh, biểu cảm và còn bộc lộ tháiđộ, cách đánh giá của người nói, cho nên những tính từ này vừa có tác dụng miêu tả lạicòn có giá trị gợi cảm, thẩm mỹ.Ví dụ:- Anh ấy có bộ răng trắng. (mang sắc thái dương tính)- Anh ấy có bộ răng trắng tinh. (mang sắc thái dương tính)- Anh ấy có bộ răng trắng nhởn. (mang sắc thái dương tính)- Anh ấy có bộ răng trắng dã. (mang sắc thái âm tính) Lớp từ chỉ màu sắc theo lối biểu thị đặc trưng:Lớp từ chỉ màu sắc theo lối biểu thị đặc trưng là lớp tính từ tạo lập gián tiếp thôngqua việc chúng ta so sánh một màu sắc nào đó với một sự vật, hiện tượng có mang màusắc tương ứng. Tuy nhiên thì đôi khi cấu trúc so sánh này có thể linh hoạt thay đổi, có thểcó từ so sánh hoặc không có từ để chúng ta so sánh.Lớp từ này gồm những từ sau:- Màu đồng điếu- Màu hột gà- Màu cức ngựa- Màu cháo lòng- Màu mỡ gà- Màu tro- Màu gạch non- Màu hoa lý- Màu xanh lá cây- Màu muối tiêu- Màu trắng ngà- Màu xanh da trời- Màu dà- Màu bùn- Màu sữa- Màu cỏ úa,…Với những từ chỉ màu sắc đặc trưng tiêu biểu của lớp từ này vừa được nêu ở trên thìchúng ta thấy rằng: đây là những từ chỉ màu sắc được tạo ra từ việc tác giả liên tưởng, cótrong vốn sống của tác giả, và đó cũng là những màu sắc có trong vốn sống của mỗingười, được họ rút ra nhằm thay thế cho những màu sắc mà họ không thể hoặc khó miêutả một cách ngắn gọn cho người nge, người đọc hiểu một cách chính xác. Và đó cũngchính là giá trị của lớp từ này.Đặc điểm của tính từ thuộc lớp từ này là ở chỗ lớp từ này cho ta biết được đặc trưngcủa người sử dụng nó. Từ đó chúng ta sẽ biết được tác giả là người Bắc Bộ, Trung Bộ haylà người Nam Bộ khi đọc qua tác phẩm và bắt gặp tính từ màu sắc biểu thị đặc trưng màtác giả đó sử dụng. Những vật được so sánh đó chính là vốn sống được hình thành tronghọ, bằng những sự vật gắn liền với quê hương của họ. Chính vì tính chất đặc biệt của lớptính từ này mà bản thân nó không thể kết hợp với từ khác, ngay cả những từ chỉ mức độmàu sắc.2.3. Đặc điểm- Chức năng và khả năng kết hợp2.3.1. Tính từ chỉ màu sắc xác định thang độTính từ chỉ màu sắc xác định thang độ thì ngoài khả năng kết hợp với các phụ từ chỉmức độ thì bản thân lớp từ này còn có thể kết hợp được với các hư từ hoặc thực từ khácđể bổ nghĩa cho chính nó.Ví dụ:Xanh lắm!Xanh quá!Trắng ghê!,..Ngoài ra, tính từ chỉ màu sắc xác định thang độ còn có thể kết hợp với thực từ và từso sánh để tạo thành câu có cấu trúc so sánh.Ví dụ:Xanh như tàu lá.Đen như mực.Đỏ như son,…2.3.2. Tính từ chỉ màu sắc không xác định thang độĐây là lớp tính từ không thể kết hợp với các từ chỉ mức độ. Tuy nhiên, trong sự rộnglớn của từ ngữ tiếng Việt thì vẫn có trường hợp tính từ chỉ màu sắc không xác định thangđộ kết hợp với từ “rất” như trong câu nói “rất chi là xanh thẫm”, thì trong trường hợpnày từ “rất” chỉ có tác dụng bổ sung góp phần thể hiện ý nghĩa biểu thái của câu mà thôi.Vì thế trong trường hợp này thì từ “rất” không mang tính chất của từ chỉ mức độ, vàkhông có tác dụng so sánh.Xét về mặt chức năng thì tính từ chỉ màu sắc không xác định thang độ có đầy đủnhững chức năng của tính từ ngoại trừ một chức năng đó là làm chủ ngữ trong câu.Những chức năng lớp từ này đảm nhận trong câu là: định ngữ, vị ngữ trực tiếp, yếu tốtrung tâm của ngữ tính từ.Ví dụ:Cái áo đỏ chót này là của bạn hả?(Định ngữ)Nắng sáng vàng rực.(VN trực tiếp)Cô ấy, vẫn trắng noãn đấy!(Cụm tính từ)Tính từ chỉ màu sắc có khả năng kết hợp rất lớn, chính vì thế mà giá trị của lớp từnày trong ngữ pháp tiếng Việt là vô cùng lớn và đặc biệt quan trọng. Trong hệ thống từloại tiếng Việt thì tính từ có vị trí không thua kém danh từ và động từ. Tính từ là một từloại vô cùng quan trọng và cần thiết, ngoài tác dụng rất lớn trong việc miêu tả các đơn vịngôn ngữ, làm phong phú khả năng diễn đạt, mà tính từ còn là một từ loại tích cực về mặttạo từ, tạo ra giá trị cao về mặt thẩm mĩ cho ngôn ngữ.CHƯƠNG II: TÍNH TỪ CHỈ MÀU SẮC TRONG TRUYỆN NGẮNCỦA THẠCH LAM1. Tìm hiểu chung về Thạch Lam1.1. Cuộc đờiThạch Lam hồi nhỏ có tên thật là Nguyễn Tường Lân. Cùng với bút danh là ThạchLam, ông còn có bút danh khác là Việt Sinh. Ông sinh ngày 7 tháng 7 năm 1910 tại HàNội, trong một gia đình công chức gốc quan lại. Cha ông – cụ Nguyễn Tường Chiếu làcông chức (thông phán). Ông nội của ông – cụ Nguyễn Tường Tiếp làm quan triềuNguyễn (tri huyện Cẩm Giàng).Nguyên quán: làng Cẩm Phô, Hội An, tỉnh Quảng Nam. Thuở nhỏ, Thạch Lam sốngvới gia đình ở quê ngoại tại phố huyện Cẩm Giàng, tỉnh Hải Dương.Lớn lên, ông ra Hà Nội học ở trường Canh Nông một thời gian, sau học trung họcAnbê Xarô, thi đỗ tú tài rồi ra làm báo, viết văn trong Tự lực văn đoàn.Thạch Lam vừa làm báo, vừa viết văn, sự nghiệp văn học của ông chủ yếu là bắt đầutừ năm 1935 và thực sự được khẳng định năm 1937, khi tập truyện ngắn Gió đầu mùa ramắt độc giả.Sáng tác văn học của Thạch Lam bao gồm nhiều thể loại: tiểu luận, phóng sự, truyệndịch, truyện thiếu nhi, tiểu thuyết,… Nhưng thành công hơn vẫn là truyện ngắn và tùybút.Ông mất vì bệnh lao ngày 28 – 6 – 1942 tại làng Yên Phụ, Hà Nội.1.2. Sự nghiệp văn chươngThạch Lam là người con thứ sáu trong gia đình Nguyễn Tường. Trong bảy anh emnhà Nguyễn Tường, chỉ trừ người anh thứ nhất – Nguyễn Tường Thụy là không viết văn,sáu người còn lại, đều hoặc là sống hẳn bằng nghề viết văn, làm báo, hoặc chí ít cũng cótác phẩm góp mặt với đời. Tuy nhiên, thực sự nổi bật trên văn đàn hồi đó chỉ có NhấtLinh (Nguyễn Tường Tam), Hoàng Đạo (Nguyễn Tường Long), Thạch Lam (NguyễnTường Lân).Sáng tác nghệ thuật tự nó đã là một hoạt động tinh thần, một cuộc sống tinh thầnchứa đầy nghịch lí. Ở đó, mỗi người nghệ sĩ cần phải tồn tại như một thế giới độc lập, mộtcõi trời riêng. Nhưng để có được cái thế giới độc lập, cõi trời riêng ấy, người ta rất cầnđược sự “nâng đỡ” được nuôi dưỡng, được khuyến dụ, được tranh đua trong các phongtrào, các xu hướng, các văn đoàn, văn phái ,… Vì vậy, không nên chỉ nói: anh em NguyễnTường Tam, Nguyễn Tường Long, Nguyễn Tường Lân đã lập ra và làm nổi đình nổi đámVăn đoàn tự lực cùng văn phái Nguyễn Tường của họ, mà còn phải nói thêm: chính vănphái Nguyễn Tường, cùng Văn đoàn tự lực ấy, đến lược nó, đã làm rạng danh, sáng ngờitừng gương mặt riêng của một Nhất Linh, một Hoàng Đạo, một Thạch Lam…Trong Tự lực văn đoàn, Nhất Linh (1905 – 1963) là người đứng mũi chịu sào, có tàitổ chức, một “con người thực hành” và cũng là cây bút trụ cột. Tiếc thay, đây cũng là mộtcon người đầy những ảo vọng chính trị sai lầm.Hoàng Đạo (1907 – 1948) là một nhà tư tưởng, một “nhà lí thuyết cải cách xã hội”người tuyên ngôn “Mười điều tâm niệm” cho Văn đoàn, là “một tiểu thuyết gia”.Còn Thạch Lam (1910 – 1942) trước sau vẫn là một nhà văn khiêm nhường, lặng lẽsống và viết, mặc dù cũng đôi ba phen khi làm chủ bút, khi làm chủ nhiệm báo Ngày nay.Sinh ra, được nuôi dưỡng trong một môi trường như vậy, văn nghiệp của Thạch Lamcùng tên tuổi của ông không thể tách rời tên tuổi của Nhất Linh, Hoàng Đạo… đã đànhmà cũng không thể tách rời những “danh tánh” mà dòng họ, gia đình đặt cho ông:Nguyễn Tường Sáu, Nguyễn Tường Vinh, Nguyễn Tường Lân.Cuộc đời văn nghiệp của Thạch Lam có thể chia thành ba chặng như sau:.Trước 1931, cậu bé Nguyễn Tường Sáu sống với gia đình tại phố huyệnCẩm Giàng (Hải Dương, thuộc quê ngoại). Đó là một “thời kì nghèo khổ” nhưng cũng rấtoanh liệt và dữ dội trong tuổi thơ đèn sách của ông. Câu chuyện ông tự ý khai sinh tăng 5tuổi để “thi nhảy” lấy bằng Thành chung (khi ấy Thạch Lam mới 15 tuổi), rồi lại khai sinhtụt 3 tuổi để thi Tú tài cho đúng “phép nước” là chuyện có thật và đã xảy ra trong chặngđời niên thiếu này..Từ năm 1931 đến khoảng 1934, chủ yếu là thời kì làm báo, NguyễnTường Lân với bút danh: Việt Sinh, Thạch Lam, viết cho Phong hóa, tờ báo mà NhấtLinh (Nguyễn Tường Tam) anh trai ông đã kế thừa (sang tay) từ ông Phạm Hữu Ninh.Nói là làm báo, nhưng ông đã bắt đầu viết truyện ngắn: truyện ngắn đầu tay Cái hoachanh kí tên Việt Sinh, còn truyện ngắn kí tên Thạch Lam lần đầu, thì theo Nhất Linh làtruyện Cô Thúy. Tuy vậy, truyện ngắn của Thạch Lam lúc này viết chưa nhiều và chưa“nổi”..Từ 1935 cho đến khi mất 1942, ông vẫn viết báo cho Phong hóa và Ngàynay (báo Ngày nay bắt đầu ra mắt độc giả từ tháng 1 – 1935). Đôi ba phen làm chủ nhiệmhay chủ bút cho tờ Ngày nay; nhưng chủ yếu đây là thời kì Thạch Lam làm nổi với cáctruyện ngắn, kí (tùy bút), tiểu luận văn chương.Trong cuộc đời sáng tác của mình, Thạch Lam đã thử bút trên rất nhiều thể loại: bàibáo, phê bình, tiểu luận, phóng sự, tiểu thuyết, truyện ngắn, tùy bút, dịch thuật,…(nhà thơTú Mở cho biết rằng ông còn viết cả kịch nữa). Tuy vậy, những sáng tác quan trọng và cógiá trị nhất trong cuộc đời ngắn ngủi của ông vẫn không ngoài những gì mà nhà xuất bảnĐời nay đã cho ra mắt bạn đọc.Đó là 3 tập truyện ngắn:.Gió đầu mùa. (1937).Nắng trong vườn .(1938).Sợi tóc. (1942).Một cuốn tiểu thuyết: Ngày mới (1939)..Một tập phóng sự in chung với Khái Hưng có tên là Hai thế giới (1938),trong đó Thạch Lam viết phần Một năm ở cao đẳng..Hai tập sách viết cho thiếu nhi Quyển sách (1940) và Hạt ngọc (1940)..Riêng tùy bút Hà Nội 36 phố phường, mãi một năm sau khi ông qua đời tứclà năm 1943 mới in thành sách..Ngoài ra, ông còn có hơn mười truyện ngắn khác đăng rải rác trên Phonghóa, Ngày nay: một tập truyện dài viết dở dang (Thúy Mai): và dự định viết một tác phẩmvề đề tài cuộc sống trụy lạc Thập niên đăng hỏa thì mãi mãi chỉ là dự định.Giữa năm 1942 ngày 28 tháng 6 năm 1942 (nhằm ngày 15 tháng 5 âm lịch nămnhăm ngọ) Thạch Lam đã qua đời ở làng Yên Thụy, cạnh Hồ Tây – Hà Nội, để lại ngườivợ hiền với ba đứa trẻ, (hai trai và một gái, một trong hai người con trai sau này là bác sĩNguyễn Tường Giang).

Tài liệu liên quan

  • Tính từ chỉ màu sắc trong thơ hàn mặc tử Tính từ chỉ màu sắc trong thơ hàn mặc tử
    • 60
    • 1
    • 22
  • Tìm hiểu cách đặt câu tiêu đề trong truyện ngắn của Nguyễn Công Hoan Tìm hiểu cách đặt câu tiêu đề trong truyện ngắn của Nguyễn Công Hoan
    • 76
    • 631
    • 3
  • Tính từ chỉ màu sắc trong một số tác phẩm của nhà văn sơn nam Tính từ chỉ màu sắc trong một số tác phẩm của nhà văn sơn nam
    • 144
    • 1
    • 1
  • Tìm hiểu tác tử thì, mà, là trong truyện kiều của nguyễn du Tìm hiểu tác tử thì, mà, là trong truyện kiều của nguyễn du
    • 75
    • 568
    • 0
  • Tính từ chỉ màu sắc trong tác phẩm viết về đề tài miền núi của tô hoài Tính từ chỉ màu sắc trong tác phẩm viết về đề tài miền núi của tô hoài
    • 154
    • 839
    • 1
  • Tìm hiểu tính từ chỉ màu sắc trong truyện ngắn của thạch lam Tìm hiểu tính từ chỉ màu sắc trong truyện ngắn của thạch lam
    • 115
    • 2
    • 7
  • Tìm hiểu tính từ chỉ màu sắc trong một số tác phẩm viết cho thiếu nhi của tô hoài Tìm hiểu tính từ chỉ màu sắc trong một số tác phẩm viết cho thiếu nhi của tô hoài
    • 49
    • 745
    • 1
  • tính từ chỉ màu sắc trong một số tác phẩm của anh đức tính từ chỉ màu sắc trong một số tác phẩm của anh đức
    • 146
    • 671
    • 0
  • Hiện tượng giao thoa văn học trong truyện ngắn của thạch lam (2016) Hiện tượng giao thoa văn học trong truyện ngắn của thạch lam (2016)
    • 53
    • 822
    • 4
  • Tính từ chỉ màu sắc trong văn học dân gian đồng bằng sông cửu long Tính từ chỉ màu sắc trong văn học dân gian đồng bằng sông cửu long
    • 38
    • 294
    • 0

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

(998.34 KB - 115 trang) - Tìm hiểu tính từ chỉ màu sắc trong truyện ngắn của thạch lam Tải bản đầy đủ ngay ×

Từ khóa » Tính Từ Tả Màu Xanh