Tìm Hiểu Triệu Chứng điển Hình Của Các Mức độ Bong Gân Cổ Tay

1. Tìm hiểu về chấn thương bong gân cổ tay

Chấn thương bong gân cổ tay rất thường gặp trong lao động và thể thao. Những môn thể thao thường gây ra chấn thương này như bóng rổ, tennis, bóng chuyền, cầu lông,… do sử dụng cử động tay nhiều. Trong cuộc sống, việc bê vác vật quá nặng, va đập vào cổ tay hoặc chống tay khi ngã cũng có thể gây bong gân cổ tay.

bong gân cổ tay

Cổ tay là vị trí dễ bị chấn thương

Tùy theo lực tác động mạnh hay nhẹ vào vị trí nào của dây chằng cổ tay mà đặc điểm tình trạng bong gân có thể khác nhau. Dây chằng cổ tay càng bị giãn nhiều, rách hoặc đứt mà mức độ đau sẽ càng nghiêm trọng hơn, thời gian hồi phục cũng lâu hơn.

Để tiện lợi trong chẩn đoán và điều trị, y học chia chấn thương bong gân cổ tay thành 3 mức độ:

- Mức độ 1: Dây chằng chỉ bị giãn do di chuyển quá phạm vi, chưa bị rách.

- Mức độ 2: Dây chằng đã bị giãn và rách một phần.

- Mức độ 3: Dây chằng bị rách nhiều hoặc đứt hoàn toàn.

2. Điểm danh ngay triệu chứng của bong gân cổ tay theo từng mức độ

Nhìn chung, các mức độ bong gân ở cổ tay đều có đặc điểm là đau nhói khi cử động, phần khớp cổ tay bị sưng và có thể bầm tím. Thường nếu giữ nguyên cổ tay, người bệnh không bị đau, có thể nhức hoặc không.

Cổ tay bị bong gân thường bị đau, sưng viêm

Cổ tay bị bong gân thường bị đau, sưng viêm

Cụ thể đặc điểm của từng mức độ như sau:

2.1. Độ 1

Ở mức độ này, tổn thương chỉ là dây chằng bị giãn nên chỉ khi di chuyển, cử động hay xê dịch cổ tay người bệnh mới cảm thấy đau nhức. Ngoài ra tình trạng sưng có thể có nhưng không nghiêm trọng, thường không bị bầm tím do mạch máu xung quanh ít bị ảnh hưởng.

2.2. Độ 2

Ở mức độ này, triệu chứng đau đã trở nên rõ ràng, liên tục hơn. Tình trạng đau nhói xuất hiện theo từng cơn, đặc biệt là theo cử động khớp cổ tay. Hơn nữa, tình trạng sưng cũng rõ rệt hơn, nếu chườm đá và nghỉ ngơi cũng cần một vài ngày sưng đau mới thuyên giảm.

2.3. Độ 3

Khác với suy nghĩ của nhiều người, bong gân cổ tay càng gây đau đớn nhiều thì mức độ tổn thương càng nghiêm trọng.

Theo thời gian, cổ tay bắt đầu sưng viêm và gây đau dữ dội hơn nhiều so với bong gân cổ tay mức độ 1 và 2. Chấn thương gây đứt hoàn toàn dây chằng thường nghiêm trọng, có thể đồng thời gây gãy nứt xương, vỡ vài mảnh xương nhỏ,… nên cần chụp X-quang kiểm tra.

Chụp X-quang giúp chẩn đoán tốt nhất tổn thương xương

Chụp X-quang giúp chẩn đoán tốt nhất tổn thương xương

3. Phân biệt bong gân cổ tay và gãy tay

Thực tế không ít bệnh nhân nhầm tưởng, chẩn đoán nhầm giữa bong gân và gãy xương cổ tay, dẫn đến điều trị chậm trễ. Hai loại chấn thương cổ tay này có triệu chứng rất giống nhau, đều do chấn thương tương tự song mức độ nghiêm trọng lại hoàn toàn khác biệt.

Gãy xương cổ tay thường bao gồm cả bong gân, tuy nhiên cần sơ cứu và điều trị đúng cách để bảo toàn hệ xương, tránh biến chứng nghiêm trọng.

Dưới đây là những điểm cần lưu ý để phân biệt bong gân và gãy xương tay.

3.1. Đặc điểm của bong gân cổ tay

Khả năng vận động

Bong gân có 3 mức độ từ nhẹ đến nặng, trong đó mức độ nặng nhất làm rách dây chằng hoặc đứt hoàn toàn. Với hai mức độ nhẹ hơn, người bệnh vẫn có thể cử động cổ tay nhưng cử động gây ra đau đớn nghiêm trọng. Còn bong gân mức độ 3 có thể cử động nhưng không ổn định, có đặc điểm tương tự nhất với gãy xương cổ tay.

Mức độ đau

Bong gân cổ tay gây từ đau nhẹ đến đau dữ dội, trong đó cấp độ 2 sẽ gây đau sưng nghiêm trọng ngay từ đầu. Người bệnh bong gân độ 3 thường ban đầu ít hoặc không đau, sau mới sưng và đau nhói nghiêm trọng.

Bầm tím

Nếu bị bong gân độ 1, thường vùng cổ tay sẽ không bị bầm tím, còn bong gân độ 2 và độ 3 vừa gây sưng vừa gây bầm tím vì chấn thương thường nặng, ảnh hưởng đến cả hệ mạch máu dưới da.

Bong gân cổ tay thường phục hồi tốt nếu được nghỉ ngơi và chườm đá

Bong gân cổ tay thường phục hồi tốt nếu được nghỉ ngơi và chườm đá

Tiến triển bệnh

Bong gân cổ tay 2 cấp độ nhẹ và trung bình thường tự tiến triển tốt sau vài ngày, người bệnh có thể cử động và không còn đau. Cấp độ bong gân nặng hơn sẽ cần thời gian hồi phục lâu hơn, song sẽ tiến triển theo từng ngày, trái với tình trạng gãy xương sẽ ngày càng nghiêm trọng hơn.

3.2. Đặc điểm của gãy xương cổ tay

Nếu chấn thương gây ra ở cổ tay làm bạn có các triệu chứng sau thì khả năng cao do gãy xương, cần sớm đi thăm khám bác sĩ để được chẩn đoán, điều trị phục hồi sớm nhất.

Hiện tượng lệch, vẹo khớp cổ tay

Thông thường, gãy xương cổ tay kết hợp với chấn thương và cử động sẽ khiến các phần xương gãy bị lệch với nhau. Vì thế mà phần cổ - cánh tay cũng bị lệch theo. Đôi khi tình trạng này rất khó quan sát, do đau nên người bệnh cũng không dám cử động kiểm tra.

Mức độ đau

Tùy vào mức độ và kiểu gãy xương cổ tay mà người bệnh có thể đau vừa đến đau nặng, thông thường là đau nhói khi cử động, khi bất động thì đau nhức. Mức độ đau nặng hơn nếu nắm hoặc siết bàn tay, trong khi nếu do bong gân cổ tay thì không có tình trạng này.

Gãy xương cổ tay cần được chẩn đoán và điều trị càng sớm càng tốt

Gãy xương cổ tay cần được chẩn đoán và điều trị càng sớm càng tốt

Tiến triển

Trái ngược với bong gân cổ tay thường giảm đau sau một vài ngày khi được nghỉ ngơi, ngừng vận động và chườm lạnh thì gãy xương cổ tay sẽ ngày càng nghiêm trọng, gây đau đớn dữ dội hơn.

Nếu triệu chứng đau không rõ ràng khiến bạn không phân biệt được bong gân tay hay gãy xương cổ tay thì nên đi chẩn đoán. Thông thường chụp X-quang vừa cho kết quả nhanh vừa giúp chẩn đoán gãy xương tốt nhất. Các trường hợp chấn thương phức tạp hơn có thể cần đến kỹ thuật hình ảnh hiện đại hơn như chụp CT, MRI,…

Từ khóa » Bầm Tím Cổ Tay