Tìm Hiểu Tứ đại Thần Thú – Tứ đại Hung Thú Trong Truyền Thuyết
Có thể bạn quan tâm
Tứ tượng hay tứ thánh thú, một khái niệm hình tượng bộ bốn trong khoa học thiên văn, triết học, phong thủy,… phương Đông. Tứ tượng thú gồm bốn thánh thú trong các chòm sao cổ đại: Thanh Long của phương Đông, Chu Tước của phương Nam, Bạch Hổ của phương Tây, Huyền Vũ của phương Bắc. Hay thường được dân gian gọi rằng tả Thanh Long, Hữu Bạch Hổ, Nam Chu Tước, Bắc Huyền Vũ. Mỗi thánh thú cai quản một phương và tượng trưng cho một mùa, chúng có những đặc điểm và nguồn gốc riêng. Ngoài ra chúng còn được miêu tả đầy sinh động trong thần thoại và trí tưởng tượng của người Phương Đông.
Tứ đại thần thú:
Huyền Vũ (Thuỷ)Hình dạng khởi thủy của Huyền Vũ là con “vũ” màu đen, với Vũ là một linh vật kết hợp của rắn và rùa. Đây là linh vật rất cổ của Trung Hoa. Trong truyền thuyết về tổ của người Trung Quốc, Phục Hi là Tổ phụ, Nữ Oa là Tổ mẫu, thì Phục Hi có hình rắn, Nữ Oa có hình rùa. Sự kết hợp giữa rắn và rùa cho thấy một totem cổ đại từ xa xưa, tượng trưng cho sự Trường Tồn và Sức Mạnh. Huyền Vũ (玄武) là một trong Tứ tượng của Thiên văn học Trung Quốc, và cũng là một khái niệm rộng trong phong thủy, thuyết âm dương, triết học. “Chòm Huyền Vũ (rùa và rắn đen) gồm: Đẩu (cua), Ngưu (trâu), Nữ (dơi), Hư (chuột), Nguy (én), Thất (heo) và Bích (nhím)”. Hình tượng Huyền Vũ có liên quan mật thiết đến một vị thần có vị trí rất cao trong Đạo giáo là Huyền Thiên Trấn Vũ đại đế, ông còn các danh xưng khác: Thượng đế tổ sư, Đãng ma thiên tôn, Hỗn nguyên giáo chủ, Bắc cực huyền linh đại đế. Ông có 2 con vật thiêng là Linh Quy và Thần Xà, tượng trưng cho sự trường tồn và trí tuệ. Vì vậy chữ “Vũ” trong “Huyền Vũ” ở đây với nghĩa là “sức mạnh” gồm cả rùa và rắn (tiếng Anh dịch là Warrior).
Bạch Hổ (Kim)Bạch Hổ là linh vật thiêng liêng có tượng là hình con hổ (虎), có màu trắng (bạch, 白) là màu của hành Kim ở phương Tây, do đó tương ứng với mùa thu. Bạch Hổ cũng là một trong Tứ tượng của Thiên văn học Trung Quốc, và cũng là một khái niệm rộng trong phong thủy, thuyết âm dương, triết học. “Chòm Bạch Hổ (cọp trắng)gồm: Khuê (sói), Lâu (chó), Vị (trĩ), Mão (gà), Tất (quạ), Chủy (khỉ) và Sâm (vượn)”
Thanh Long (Mộc)Thanh Long (青龍) hay Thương Long là một trong Tứ tượng của Thiên văn học Trung Quốc, và cũng là một khái niệm rộng trong phong thủy, âm dương, triết học. Trong thiên văn, Thanh Long chỉ cung gồm 7 chòm sao phương đông trong Nhị thập bát tú, đó là:
Giác Mộc Giảo (sao Giác), Cang Kim Long (sao Cang), Đê Thổ Lạc (sao Đê), Phòng Nhật Thố (sao Phòng), Tâm Nguyệt Hồ (sao Tâm), Vĩ Hỏa Hổ (sao Vĩ), Cơ Thủy Báo (sao Cơ). Trong đó Giác là hai sừng của rồng, Cang là cổ của rồng, Đê là chân trước của rồng, Phòng là bụng của rồng, Tâm là tim của rồng, Vĩ là đuôi của rồng, Cơ là phân của rồng. Bảy chòm sao này xuất hiện giữa trời tương ứng với mùa xuân. Hai sao Phòng và Tâm là gần nhau nhất trong cung Thanh Long, có nhiều đặc điểm tương đồng về độ sáng, cấu tạo, chu kỳ, … nên thời được ví như hai chị em sinh đôi. Thanh Long là linh vật thiêng liêng bậc nhất trong Tứ tượng( thần thú), thời cổ đại gọi là Thương Long, có tượng là hình rồng (long, 龍), có màu xanh (thanh, 青) màu của hành Mộc ở phương Đông, do đó tương ứng với mùa xuân
Chu tước (Hỏa)Chu Tước (朱雀) là một trong Tứ tượng của Thiên văn học Trung Quốc, và cũng là một khái niệm rộng trong phong thủy, thuyết âm dương, triết học Phương Đông.
Trong thiên văn, Chu Tước chỉ cung gồm 7 chòm sao phương nam trong Nhị thập bát tú, đó là: Tỉnh Mộc Hãn (sao Tỉnh), Quỷ Kim Dương (sao Quỷ), Liễu Thổ Chương (sao Liễu), Tinh Nhật Mã (sao Tinh), Trương Nguyệt Lộc (sao Trương), Dực Hỏa Xà (sao Dực), Chẩn Thủy Dẫn (sao Chẩn). Trong đó Tỉnh tượng hình mỏ chim, Quỷ tượng hình mào chim, Liễu tượng hình diều chim, Tinh tượng hình cổ chim, Trương tượng hình bụng chim, Dực tượng hình cánh chim, Chẩn tượng hình đuôi chim. Ba sao Liễu, Tinh, Trương có vị trí gần nhau nhất trong cung Chu Tước thường xuất hiện cùng lúc trên bầu trời tạo thành một đường thẳng.
Nói về Thanh Long, Bạch Hổ, Chu Tước, Huyền Vũ trong phong thủy xây dựng thì ta cần xác định được phương vị của bốn hướng chính: Tả Thanh Long ( Rồng Xanh ) ở bên trái đại diện cho phương Đông, Hữu Bạch Hổ( Hổ trắng) ở bên phải đại diện cho phương Tây, Tiền Chu Tước ( Chim màu đỏ ) ở phía trước đại diện cho phương Nam, Hậu Huyền Vũ ( Sự kết hợp giữa hình ảnh Rắn quấn quanh con Rùa có màu đen) ở phía sau đại diện cho phương Bắc. Xác định vị trí chính xác là nhìn từ trong nhà ra thì Thanh Long ở bên trái, Bạch Hổ bên phải, phía sau nhà là Huyền Vũ và Chu Tước ở trước. Việc phân chia kích thước vị trí của ngôi nhà đối với bốn phương vị tứ tượng vô cùng quan trọng đối với kiến trúc nhà theo phong thủy bát trạch.
Thượng Cổ dị thú chi tứ đại hung thú:
Hồn Độn: Là cổ đại hung thần, truyền thuyết nó hình dáng mập tròn, giống hỏa như thế đỏ bừng, chiều dài bốn con cánh, sáu cái chân, mặc dù không có ngũ quan, nhưng là lại có thể thông hiểu ca múa Khúc Nhạc. Còn có một loại cách nói danh hiệu Hồn Độn là giống chó hoặc gấu như thế động vật, nhân loại không cách nào nhìn thấy nó, cũng không cách nào nghe nó, nó thường thường cắn chính mình cái đuôi hơn nữa cười ngây ngô; nếu như gặp phải cao thượng người, Hồn Độn sẽ gặp cổ động thi bạo; nếu như gặp phải ác nhân, Hồn Độn sẽ gặp nghe theo hắn chỉ huy. Đào Dị Kinh nói: Tây Côn Luân có giống thú dáng như chó, lông dài, bốn chân, giống như gấu mà không có vuốt, có mắt mà không mở được, không thấy được, có tai mà không thể nghe ,có bụng mà không có ngũ tạng. Mâu thuẫn với người có hạnh đức, nương nhờ vào kẻ có hung đức. Xưng là Hỗn Độn .Hỗn Độn do oán khí của Hoan Đâu khi chết hóa thành, là một hung thần thời thượng cổ với dáng vẻ giống chó hoặc gấu. Người không có cách nào nghe thấy nó, cũng không thể nhìn thấy nó. Nó thường hay cắn đuôi mình và ngửa mặt lên trời cười. Hỗn Độn không sống trong vô vi. Nếu như gặp người cao thượng, Hỗn Độn sẽ ngấu nghiến người đó. Nếu như gặp kẻ ác nhân, Hỗn Độn sẽ tuân theo sự chỉ huy của kẻ đó.
Hỗn Độn bởi vì đã hỗn lại loạn cho nên hậu thế không cho rằng “Hỗn Độn có phần người. Sử ký “Ngũ Đế bản kỷ thứ nhất” có nói: “Xưa kia Đế Hồng thị có con trai bất tài, che giấu tặc tử để làm điều hung ác, thiên hạ gọi là Hỗn Độn .” Càng thêm hình tượng nguyên thủy của Hỗn Độn xuất phát từ Sơn Hải Kinh – Tây Thứ Tam Kinh: “Có thần yên, dáng như hoàng nang ( 1 cái túi màu vàng), đỏ như đan hỏa, sáu chân bốn cánh, mắt đục ngầu, có nhận thức, biết ca múa hát, thật là Đế Giang.”
Cùng Kỳ: Trung Quốc trong truyền thuyết ức thiện Dương ác Ác Thần, nó lớn nhỏ như trâu, bề ngoài giống hổ, phi có gai lông nhím da, dài có cánh, Cùng Kỳ tiếng kêu giống chó, dựa vào ăn thịt người mà sống. Nghe nói Cùng Kỳ thường thường bay đến hiện trường đánh nhau, sắp có lý nhất phương mũi cắn; nếu như có nhân phạm xuống làm ác, Cùng Kỳ sẽ bắt dã thú đưa cho hắn, hơn nữa khích lệ hắn nhiều làm chuyện xấu. Nhưng là, Cùng Kỳ cũng có là ích một mặt. Ở một loại xưng là “Đại na” đuổi quỷ nghi thức bên trong, có mười hai loại nuốt ác quỷ mãnh thú, xưng là mười hai thần hoặc mười hai thú, Cùng Kỳ chính là một cái trong số đó. Thần Dị Kinh có nói: “Tây Bắc có giống thú như hổ, có cánh, bay được, giết người ăn thịt, biết ngôn ngữ loài người, đấu văn nhân thì ăn hết người, đấu trung tín thì ăn mũi người, đấu ác nhân thì dâng thú cho họ, tên là Cùng Kỳ.” Đây là hung thú đại ác. Cùng Kỳ là ác thần thượng cổ của Trung Quốc, có dáng như trâu, ngoại hình như hổ, khoác trên da lớp lông như nhím, mọc cánh. Cùng Kỳ có tiếng kêu giống chó, ăn thịt người. Nghe nói Cùng Kỳ thường xuyên bay đến những nơi đánh nhau để ăn mũi của người tốt; nếu có người làm việc ác, Cùng Kỳ sẽ bắt dã thú tặng cho kẻ đó, đồng thời cổ vũ hắn làm nhiều chuyện xấu hơn. Cổ nhân cũng hay gọi những kẻ xa quân tử, gần tiểu nhân, hay có ý đồ bất chính là Cùng Kỳ. Về sau “Cùng Kỳ” dùng để ví von những người bội bạc. Tả truyện Văn Công Thập Bát Niên có nói: “Thiếu Hạo thị có con trai bất tài, hủy tín ác trung, sùng bái ác ngôn, thiên hạ gọi là Cùng Kỳ”. Thuấn (vua Thuấn) đày nó đi, “Dời đến bốn đời, làm yêu ma quỷ quái”( Thiếu Hạo là Thiên Đế phương Tây, một trong ngũ phương Thiên Đế trong thần thoại, mẹ là Hoàng Nga, cha là Bạch Đế Tử – tức Thái Bạch chi tinh). Thế nhưng Cùng Kỳ cũng có một mặt có ích. Trong những nghi thức khu quỷ hay Đại Na (xem Mao Sơn Tróc Quỷ Nhân – Chương 427 để biết thêm thông tin) có mười hai loại ác quỷ mãnh thú, xưng là thập nhị thần thú, Cùng Kỳ chính là một trong số đó.
Đào Ngột: Hình dáng như hổ mà chó lông, dài hai thước, mặt người, hổ chân, heo miệng răng, đuôi dài một trượng tám thước, đảo loạn Hoang bên trong, tên gọi Đào Ngột. Bị dùng để tỷ dụ ngoan cố không thay đổi, thái độ hung ác người. ? ? tương truyền là bắc phương Thiên Đế con trai của Chuyên Húc, nó còn có tên là ngạo ngoan, khó khăn giáo huấn, do này mấy cái tên trong, cũng có thể sơ lược suy ra nó thành tựu. Giống như Cùng Kỳ, Đào Ngột sau đó cũng được Tứ Hung một trong. Thần Dị Kinh- Tây Hoang Kinh có nói: “Tây hoang có giống thú dáng to như hổ, lông dài hai thước, chân hùm mặt người, đuôi dài một trượng tám thước, nhiễu loạn Tây hoang, tên là Đào Ngột”.
Mạnh Tử – Ly Lâu Hạ có viết: “Tấn chi Thừa, Sở chi Đào Ngột, Lỗ chi Xuân Thu, nhất dã.” Thừa, Đào Ngột và Xuân Thu đều là tên trong quốc sử, mà Sở sử chuyên gọi là Đào Ngột. Đào Ngột là thượng cổ hung thú. Về sau Đào Ngột được dùng để ví von những người hung ác, cố chấp không chịu thay đổi thái độ.
Tả truyện Văn Công Thập Bát Niên có nói: “Chuyên Húc thị có con trai bất tài, không thể giáo huấn, không lựa lời phát ngôn, bảo ban thì bướng, bỏ thì lại quậy, kiêu ngạo hung tàn, thường xuyên làm loạn, dân trong thiên hạ gọi là Đào Ngột”. Vì là ác nhân không thể giáo huấn, nên khi chết hóa thành thượng cổ ma thú trứ danh – Đào Ngột.
Thao Thiết: Tāo Ti theo truyền thuyết Hiên Viên đại chiến Xi Vưu, Xi Vưu bị chém, kỳ thủ rơi xuống đất hóa thành Thao Thiết. Sơn Hải Kinh hữu vân, có thú yên, kỳ trạng thái như dê thân mặt người, kỳ mắt tại dưới nách, hổ răng người móng, kỳ âm như trẻ sơ sinh, danh viết bào hào, là thực nhân. Cũng có truyền thuyết là “Long Sinh Cửu Tử” Cửu Tử một trong. Cố gắng hết sức tham ăn, thấy cái gì ăn cái gì, bởi vì ăn quá nhiều, cuối cùng bị chết no. Nó là tham lam tượng trưng. Sơn Hải Kinh – Bắc Sơn Kinh thuật lại: “Trên núi Câu Ngô có nhiều ngọc quý, dưới núi có nhiều quặng đồng. Tại đây có một giống thú thân dê mặt người, mắt nằm dưới nách, răng hổ móng người, tiếng như hài nhi, gọi là Bào Hào, còn ăn thịt người”. Theo chú giải của Quách Phác triều Tấn, Bào Hào ý chỉ Thao Thiết.
Trên đại đỉnh Ân Chu thường khắc những đồ hình Thao Thiết, đầu dữ tợn, hai mắt sáng ngời, dáng vẻ thịnh nộ, mũi lồi ra; trên đầu có một đôi sừng thú uốn lượn, hai chân cũng uốn lượn giống như vô định phương hướng, có lúc giống như sừng dê, có lúc lại giống như sừng trâu; miệng lớn nhe ra, răng nhọn như lưỡi cưa, miệng hơi cong vào bên, hoặc miệng ngậm chặt. Ngồi xổm, khom lưng, đầu chạm đất hoặc cưỡi lên mây, hai bên có một cặp móng vuốt sắc bén như móng chó hoặc hổ. Hai bên đầu có hai cái lỗ tai như hai cục thịt.
Những người giàu có tham lam được hậu thế ví như Thao Thiết. Tả truyện Văn Công Thập Bát Niên có nói: “Tấn Vân thị có con trai bất tài, tham ăn tục uống, tham ô hối lộ, thiên hạ gọi là Thao Thiết”. Trong truyền thuyết Hiên Viên Hoàng Đế đại chiến Xi Vưu, Xi Vưu bị trảm, đầu rơi xuống đất hóa thành Thao Thiết.
Từ khóa » Tứ đại Hung Thú Và Tứ đại Thần Thú
-
Tứ đại Thần Thú - Truyền Thuyết Và ý Nghĩa - Giới Tiên Hiệp
-
Tứ Đại Hung Thú Trong Thần Thoại Trung Hoa Kinh Khủng đến Mức ...
-
Truyền Thuyết Tứ Đại Thánh Thú Và Tứ Đại Hung Thú - YouTube
-
Truyền Thuyết Về Tứ Đại Thần Thú, Tứ Đại Hung Thú Thời Thượng ...
-
Truyền Thuyết Về Tứ Đại Hung Thú Thời Thượng Cổ
-
Tứ đại Thần Thú Trong Văn Hóa Phương Đông - Facebook
-
Tứ Đại Thần Thú Là Gì? Ý Nghĩa Tứ Đại Thánh Thú (Tứ Tượng)
-
Tứ Đại Thần Thú Và Hung Thú Yêu Ta - Chương 6 - Doc Truyen
-
Tứ đại Thần Thú
-
Hung Thú Thượng Cổ - Thần Thoại Trung Hoa - TruyệnXưaTíchCũ.cOm
-
Tứ Đại Thần Thú Và Hung Thú Yêu Ta - HuytNgcDHn - Doc Truyen
-
Truyền Thuyết Về Tứ Đại Thần Thú - Tử Vi Thiên Luật
-
Khám Phá Video Phổ Biến Của Truyền Thuyết Tứ đại Thần Thú | TikTok