Tìm Hiểu Và Phân Tích Tỷ Số Nợ Trên Vốn Chủ Sở Hữu Là Gì?
Có thể bạn quan tâm
Giới chuyên gia tài chính nhắc nhiều về tỷ số nợ trên vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp. Vậy tỷ số này nói về điều gì, có quan trọng với hoạt động sử dụng vốn và phương hướng kinh doanh sản xuất của một đơn vị? Để giải đáp được thắc mắc này thì mời bạn đọc thông tin bài viết của sentayho.com.vn sẽ rõ.
Mục lục
- 1 Tỷ số nợ trên vốn chủ sở hữu là gì?
- 2 Cách tính tỷ số nợ trên vốn chủ sở hữu
- 3 Ý nghĩa của hệ số nợ trên vốn chủ sở hữu
- 4 Hạn chế của tỷ số nợ trên vốn chủ sở hữu
Tỷ số nợ trên vốn chủ sở hữu là gì?
Tỷ số nợ trên vốn chủ sở hữu hay tỷ số D/E (Debt to Equity ratio – DER) chính là tỷ lệ % giữa vốn doanh nghiệp huy động được bằng việc đi vay với vốn của chủ sở hữu bỏ ra. Tỷ lệ này được đưa ra để xem xét nguồn vốn thực có của doanh nghiệp cũng như cách sử dụng có đem lại hiệu quả cao trong suốt một thời gian.
Khi áp dụng tỷ số này sẽ cho thấy năng lực quản lý nợ và quy mô tài chính đang có của một doanh nghiệp. Tính toán với tỷ lệ này để biết chỉ số nợ công ty đang dùng để điều hành hoạt động và đòn bẩy tài chính có sẵn. Đây chính là chỉ số quan trọng về tài chính đề đo lượng năng lực hoạt động cũng như cách vận hành hoạt động của bộ phận lãnh đạo doanh nghiệp. Chủ doanh nghiệp có thể nhìn thấy rõ con số này trong bảng cân đối kế toán và tờ báo cáo tài chính ở từng thời kỳ.
Qua tỷ lệ nợ trên vốn chủ sở hữu mà công ty biết được mức độ đang tài trợ cho hoạt động kinh doanh, sản xuất của mình. Nhìn vào tỷ lệ nợ sẽ biết được công ty có rủi ro về tài chính ở thời điểm hiện tại và khó khăn trong thời gian tới hay không.
Nợ của doanh nghiệp gồm các trách nhiệm, nghĩa vụ hình thành từ khi đơn vị khác cho vay vốn và cần phải trả đúng như cam kết. Nợ có nợ ngắn hạn, đáo hạn trong 1 năm và nợ dài hạn trong nhiều năm. Trường hợp tỷ lệ D/E lớn hơn 1 có nghĩa là doanh nghiệp đang vay của nhiều tổ chức, cá nhân để phục vụ cho hoạt động của mình nhiều hơn số vốn hiện có. Cũng có nghĩa rằng doanh nghiệp đó đang gặp khó khăn, vay nợ nhiều nguy cơ bị rủi ro, siết nợ bất cứ lúc nào và cũng khó trong việc đầu tư tiếp tục cho sản xuất, kinh doanh kiếm lợi nhuận.
Cách tính tỷ số nợ trên vốn chủ sở hữu
Tỷ số nợ trên vốn chủ sở hữu cho biết tỷ lệ sữa 2 nguồn vốn cơ bản, đó là vốn nợ và vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp sử dụng tài trợ hoạt động. Hai nguồn này có đặc điểm riêng nhưng đi cạnh nhau lại có mối quan hệ tương quan mật thiết, được chuyên gia tài chính sử dụng đánh giá cấu trúc tài chính doanh nghiệp. Đồng thời từ đó vạch ra phương hướng mới làm tăng hiệu quả hoạt động doanh nghiệp hơn.
Công thức tính D/E:
- Hệ số nợ trên vốn chủ sở hữu = Nợ phải trả / Vốn chủ sở hữu
- Tài sản = Nợ phải trả + Nguồn vốn chủ sở hữu
Kết quả:
- Nếu Tỷ số nợ trên vốn chủ sở hữu > 1: nghĩa là tài sản của doanh nghiệp chủ yếu là các khoản nợ vay vốn bên ngoài tài trợ.
- Nếu Tỷ số nợ trên vốn chủ sở hữu < 1: nghĩa là tài khoản hiện có của doanh nghiệp do nguồn vốn chủ sở hữu tài trợ.
Một số lưu ý:
- Tỷ lệ đòn bẩy cao hơn chỉ ra chỉ ra rằng doanh nghiệp hoặc cổ phiếu của doanh nghiệp khả năng có rủi ro, giá trị đang bị sụt giảm và các cổ đông cũng kiếm lợi nhuận ít hơn
- Thế nhưng tỷ lệ D/E này sẽ khó sử dụng để so sánh giữa các nhóm ngành
- Các nhà đầu tư sẽ sửa đổi tỷ lệ D/E mục đích tập trung vào nợ dài hạn hơn, bởi vì nợ dài hạn có tính chất khác với nợ ngắn hạn, chủ yếu hướng cho tương lai về lâu dài hơn.
Ý nghĩa của hệ số nợ trên vốn chủ sở hữu
Việc đưa ra nợ phải trả trên vốn chủ sở hữu sẽ giúp cho các nhà đầu tư nhìn rõ nhất về khả năng tài chính và cấu trúc tài chính của một doanh nghiệp. Như phần trên đã nói nếu tỷ số này cao thì có nghĩa tài khoản doanh nghiệp tài trợ của yếu bởi các khoản nợ bên ngoài, doanh nghiệp đó đang yếu kém, gặp nhiều khó khăn.
Nếu tỷ số này liên tục cao trong một thời gian dài thì khả năng trả nợ khó. Và có thể doanh nghiệp gặp nguy cơ phá sản khi các khoản nợ dồn dập từ bên ngoài, lãi suất ngân hàng tăng cao hơn.
Còn nếu tỷ số này nhỏ thì chứng tỏ nguồn vốn doanh nghiệp từ vốn chủ sở hữu dồi dào, ít nợ bên ngoài không chịu nhiều áp lực tài chính và đang kinh doanh có hiệu quả. Đương nhiên cổ phiếu của công ty niêm yết trên sàn chứng khoán cũng sẽ cao hơn. Cơ hội cho các nhà đầu tư chọn lựa những cổ phiếu của công ty này đầu tư sinh lời.
Hạn chế của tỷ số nợ trên vốn chủ sở hữu
Khi vận dụng tỷ lệ D/E thì các nhà đầu tư cần xem xét ngành nghề mà doanh nghiệp đang tham gia. Thực tế các ngành nghề, lĩnh vực khác nhau thì cần nguồn vốn và tốc độ phát triển, tăng trưởng cũng khác nhau. Trong nhiều trường hợp thì tỷ lệ D/E lại cao trong một ngày và tỷ lệ D/E lại thấp khi phổ biến ở ngành khác.
Chẳng hạn bạn tính ra tỷ lệ D/E trong ngành xây dựng thường có xu hướng cao, trong khi ngành dịch vụ thì tỷ lệ D/E lại thấp hơn. Bởi đặc thù ngành nghề khác nhau, ngành xây dựng cần đầu tư nguồn vốn ban đầu lớn để mua vật tư xây dựng, trang thiết bị làm việc, tiền thuê nhân công,…sau đó mới thu về. Còn ngành dịch vụ thì không cần quá nhiều vốn ban đầu, chủ yếu là trí tuệ của nhân lực mang lại hiệu quả công việc.
Thông tin về tỷ số nợ trên vốn chủ sở hữu được sentayho.com.vn nêu rõ cho các cá nhân, doanh nghiệp nắm bắt vận dụng tính toán với đơn vị mình để hiểu được tính chất hoạt động, nguồn vốn sử dụng hiệu quả không. Thực ra để đánh giá hiệu quả hoạt động tổng thể của doanh nghiệp còn nhiều yếu tố khác, bạn có thể tham khảo thêm tại sentayho.com.vn.
Từ khóa » Hệ Số Nợ/vốn Chủ Sở Hữu
-
Ý Nghĩa Hệ Số Nợ Trên Vốn Chủ Sở Hữu – D/E - PineTree Securities
-
Tỷ Lệ Tổng Nợ Trên Vốn Chủ Sở Hữu - SHS
-
Tỷ Lệ Nợ Trên Vốn Chủ Sở Hữu (D/E) - Thịnh Vượng Tài Chính
-
Tỷ Lệ Nợ Trên Vốn Chủ Sở Hữu (D/E)? - Luật Dương Gia
-
Tỷ Số Nợ Trên Vốn Chủ Sở Hữu (D/E) Là Gì? Tính Như Thế Nào?
-
Hệ Số Nợ Trên Vốn Chủ Sở Hữu (Total Debt/Equity, D/E Ratio) - VnBiz
-
Hệ Số Nợ Trên Vốn Chủ Sở Hữu - Tin Nhanh Chứng Khoán
-
Chỉ Tiêu đánh Giá Cấu Trúc Và Hiệu Quả Tài Chính Của Doanh Nghiệp
-
Tỷ Lệ Tổng Nợ/ Vốn Chủ Sở Hữu - Vinastock
-
Hệ Số D/E Là Gì? Tỷ Lệ Nợ Trên Vốn Chủ Sở Hữu Bao Nhiều Là Tốt? - Unica
-
Thực Trạng Vốn Mỏng Tại Các Doanh Nghiệp Việt Nam - Chi Tiết Tin
-
Đánh Giá Vốn Chủ Sở Hữu Và Hiệu Quả Tài Chính Của Các Ngân Hàng ...