Tìm Hiểu Vấn đề Chu Kỳ Kinh Nguyệt 35-40 Ngày Của Phụ Nữ - AiHealth
Có thể bạn quan tâm
Chu kỳ kinh nguyệt là hiện tượng sinh lý xảy ra hàng tháng ở chị em phụ nữ từ khi bắt đầu tuổi dậy thì. Chu kỳ kinh nguyệt của phụ nữ thường là 28-30 ngày. Vậy chu kỳ kinh nguyệt 35-40 ngày có phải là dấu hiệu của bệnh tật. Bài viết này sẽ cung cấp thông tin cần thiết nhất về chu kỳ kinh nguyệt của chị em.
Thế nào là chu kỳ kinh nguyệt?
Chu kỳ kinh nguyệt bắt đầu từ giai đoạn dậy thì và kéo dài đến giai đoạn mãn kinh và là hiện tượng sinh lý hàng tháng của phụ nữ. Nguyên nhân của việc chảy máu ở vùng kín là do sự tăng giảm đột ngột của estrogen hoặc progesterone.
Sự phối hợp của vùng dưới đồi, tuyến yên, buồng trứng là nguyên nhân dẫn đến kinh nguyệt. Nhờ vậy, kinh nguyệt sẽ xuất hiện đều đặn hơn. Tuy nhiên, nếu hoạt động này bị rối loạn sẽ kéo theo tình trạng rối loạn kinh nguyệt gây ảnh hưởng đến sức khỏe của chị em
Thế nào được coi là chu kỳ kinh nguyệt bình thường?
Một chu kỳ kinh nguyệt được tính từ ngày đầu tiên xuất hiện đến khi bắt đầu ngày đầu của chu kỳ tiếp theo, thông thường là 28-30 ngày. Nếu chu kỳ ngắn lập lại đều đặn sau 21 ngày hoặc 32- 35 ngày cũng được xem là bình thường.
Độ dài một chu kỳ thường là 3-5 ngày, hoặc kéo dài 2-7 ngày cũng không được coi là bất thường. Nếu lượng máu kinh rất ít, chu kỳ kinh nguyệt lên tới 7-10 ngày cũng không có gì đáng ngạc nhiên. Nếu có sự dao động nhẹ trong vài ngày, chu kỳ kinh nguyệt vẫn xem cơi như bình thường. Ví dụ, chu kỳ tháng trước của bạn là 28 ngày nhưng tháng sau chu kỳ lại là 30 ngày, điều này vẫn nằm trong phạm vi cho phép. Khi lỡ một chu kỳ, kinh nguyệt bị trì hoãn, bạn không cần phải quá lo lắng bởi có thể đó chỉ là do bạn quá căng thẳng hoặc đang có bệnh trong người. Nhưng nếu chu kỳ kinh nguyệt của bạn thường xuyên bị rối loạn, bạn cần đi khám bác sĩ ngay lập tức.
Chu kỳ kình nguyệt bình thường
Chu kỳ kinh nguyệt 35-40 ngày có phải là chu kỳ bất thường?
Nếu bạn là người có chu kỳ kinh nguyệt 35-40 ngày, đừng quá lo lắng bởi điều này là hoàn toàn bình thường. Đối với chị em phụ nữ, rất ít người có chu kỳ kinh nguyệt đều đặn đúng 28-30 ngày. Tùy cơ địa và tình trạng cơ thể của mỗi người sẽ có sự chênh lệch và xê dịch khác nhau trong chu kỳ. Chu kỳ kinh nguyệt trên 35 ngày được gọi là vòng kinh dài, dưới 22 ngày là vòng kinh ngắn.
Đối với ai có vòng kinh dài, thời điểm rụng trứng sẽ thưa hơn và chị em phụ nữ sẽ có khả năng thụ thai thấp hơn vòng kinh bình thường. Những người mới có kinh nguyệt thường sẽ có vòng kinh dài. Ngược lại, vòng kinh ngắn thường xảy ra ở phụ nữ đã có tuổi. Ngoài ra, việc sử dụng thuốc tránh thai hay đặt vòng tránh thai cũng gây ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt không đều.
Những dấu hiệu thông thường khi con gái “đến ngày”
Khi “đến ngày”, nếu bạn cảm thấy thèm ăn, tâm trạng dễ bị ảnh hưởng, luôn trong trạng thái bứt rứt khó chịu, đau lưng, đau bụng, tức ngực, mệt mỏi, nổi mụn,… hãy yên tâm vì đó đều là những triệu chứng bình thường của chu kỳ kinh nguyệt. Mỗi người sẽ có triệu chứng nặng hay nhẹ, có xuất hiện hay không tùy vào cơ địa của từng chị em.
Những dấu hiệu thông thường khi con gái “đến ngày”
Bạn không cần phải lo lắng nếu bạn có chu kỳ kinh nguyệt 35-40 ngày và có những dấu hiệu của ngày kinh thông thường.
Chu kỳ kinh nguyệt bất thường sẽ có những biểu hiện gì?
Tình trạng kinh nguyệt của mỗi người là khác nhau. Có người thời gian hành kinh chỉ khoảng 2-3 ngày, nhưng người khác lại kéo dài tận 7-8 ngày, thậm chí là 10 ngày. Khi nhận thấy một trong những tình trạng bất thường sau, chị em cần đến gặp bác sĩ ngay để được thăm khám và chữa trị kịp thời.
+ Rong kinh: là tình trạng ra máu kéo dài liên tục trên 7 ngày nhưng không mang tính chu kỳ. Nếu kéo dài hơn 15 ngày sẽ trở thành rong huyết và được gọi là rong kinh – rong huyết. Điều này có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của chị em. Vì thế ngay khi có triệu chứng, chị em phải đi khám và điều trị kịp thời. xem thêm >> tầm soát ung thư cổ tử cung
+ Cường kinh: là hiện tượng máu kinh ra nhiều và kéo dài trong nhiều ngày, gây mất nhiều máu và ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.
+ Thiểu kinh: là tình trạng máu kinh ra ít và thường chỉ ra kinh trong 1-2 ngày.
+ Vô kinh: là tình trạng kinh nguyệt đang có bỗng dưng biến mất trong 3 tháng liên tục. Sau 3 tháng có thể sẽ có kinh lại nhưng cũng có thể sẽ mất luôn. + Nguyên nhân của hiện tượng này thường do các bệnh về phụ khoa và có khả năng cao gây vô sinh.
Cách tính thời gian rụng trứng của chu kỳ kinh nguyệt 35-40 ngày
Chu kỳ kinh nguyệt của chị em gồm có 3 giai đoạn:
– Giai đoạn 1: hình thành nang mạc (tính từ lúc bị hành kinh cho đến ngày thứ 14)
– Giai đoạn 2: rụng trứng (24h tiếp theo)
– Giai đoạn 3: hoàng thể tiêu biến (14 ngày sau)
Khi giai đoạn hoàng thể kết thúc cũng là lúc một chu kỳ hình thành nang trứng mới sẽ bắt đầu, báo hiệu “ngày đèn đỏ” đầu tiên của chu kỳ mới.
Chị em nào có chu kỳ kinh nguyệt 35-40 ngày, giai đoạn hoàng thể vẫn sẽ cố định là 14 ngày. Từ đó, ta có công thức tính ngày rụng trứng vô cùng đơn giản như sau:
Ngày rụng trứng: n – 14 (trong đó: n là số ngày chu kỳ kinh nguyệt)
Thời gian dễ thụ thai: ngày rụng trứng – 2 hoặc ngày rụng trứng + 2
Ví dụ: chu kỳ kinh nguyệt là 35 ngày thì ngày rụng trứng sẽ là 35-14=21 ngày (ngày rụng trứng rơi vào ngày thứ 21 của chu kỳ kinh nguyệt hàng tháng).
Lưu ý: Công thức chỉ áp dụng được cho chu kỳ kinh nguyệt đều đặn.
Cách tính thời gian rụng trứng của chu kỳ kinh nguyệt 35-40 ngày
Đối với các chị em có kinh nguyệt không đều có thể sử dụng các phương pháp sau để xác định ngày rụng trứng:
– Sử dụng que thử rụng trứng: Nếu nồng độ hormone lutein hóa (luteinizing hormone) của nước tiểu tăng, đây là báo hiệu của việc rụng trứng.
– Nhiệt độ cơ thể: nếu thân nhiệt tăng khoảng nửa độ mà không phải do bệnh thì sẽ rụng trứng vào ngày hôm đó hoặc sau đó 1-2 ngày.
– Siêu âm: siêu âm rụng trứng giúp bạn biết mình đã rụng trứng chưa. Bác sĩ sẽ xác định được độ lớn của trứng, từ đó xác định được khoảng thời gian rụng trứng.
Việc chú ý tới đặc điểm của kinh nguyệt và tần suất chu kỳ kinh nguyệt là việc vô cùng quan trọng giúp chúng ta nhanh chóng phát hiện các triệu chứng liên quan đến sức khỏe và chữa trị kịp thời. Hy vọng bài viết của bác sĩ riêng tại nhà Aihealth sẽ giúp chị em hiểu rõ hơn về “ngày ấy” của con gái và chăm sóc bản thân tốt hơn.
Cần tư vấn thêm, vui lòng liên hệ Hotline 1900 6487 hoặc Fanpage AiHealth
Từ khóa » Ngày đèn đỏ Là Ngày Nào
-
Chu Kỳ Kinh Nguyệt Bình Thường Dài Bao Nhiêu Ngày? | Vinmec
-
Chu Kỳ Kinh Nguyệt được Tính Như Thế Nào? | Vinmec
-
Cách Tính Ngày đèn đỏ Chuẩn Xác Cho Các Bạn Gái - PM H-regulator
-
Phụ Nữ Thường Có Kinh Vào Ngày Nào Trong Tháng? Cách Tính?
-
Giải đáp: Chu Kỳ Kinh Nguyệt Bao Nhiêu Ngày Là Bình Thường?
-
Những Kiến Thức Cơ Bản Về Chu Kỳ Kinh Nguyệt Chị Em Cần Nắm Rõ
-
Quan Hệ Vào Ngày “đèn đỏ” Có Thai Không
-
MỚI NHẤT: 10 Sự Thật ít Ai Biết Về Chu Kỳ Kinh Nguyệt - Hello Bacsi
-
Sự Thật Thú Vị Về Ngày đèn đỏ ở Phụ Nữ - YouTube
-
Phương Pháp Tránh Thai Bằng Cách Tính Ngày Trong Chu Kỳ Kinh Nguyệt
-
Ngày đèn đỏ Là Gì? Đến Ngày đèn đỏ Có Những Dấu Hiệu Gì?
-
Kinh Nguyệt Của Phụ Nữ Vào Ngày Nào
-
Kinh Nguyệt – Wikipedia Tiếng Việt
-
Chu Kỳ Kinh Nguyệt được Tính Như Thế Nào? - Xét Nghiệm Dr.Labo