Tìm Hiểu Về 20+ Ngôi Chùa Linh Thiêng ở Thành Phố Biển Quy Nhơn
1. Chùa Long Khánh
Chùa Long Khánh là một trong những ngôi chùa có lịch sử lâu đời nhất tại thành phố biển Quy Nhơn chứng kiến những thăng trầm của lịch sử và trải qua rất nhiều lần trùng tu để có được hiện trạng như ngày hôm nay.
Chùa Long Khánh với lịch sử hơn 300 tại Quy Nhơn được tôn tạo khang trangChùa Long Khánh với hơn 300 năm với kiến trúc trang nghiêm, tôn kính giữa lòng thành phố biển Quy Nhơn náo nhiệt. Đây là ngôi chùa có ý nghĩa to lớn đối với người dân thành phố biển này vì đây là di tích đã chứng kiến sự đổi thay từng ngày và phát triển của Quy Nhơn suốt 300 năm qua. Đi du lịch Quy Nhơn rất nhiều du khách tìm đến ngôi chùa cổ kính này để bày tỏ lòng kính Phật và tìm hiểu về văn hóa, lịch sử của Quy Nhơn, Bình Định.
Lễ hội diễn ra tại ngôi chùa có dấu ấn lịch sử và ý nghĩa to lớn đối với người dân Quy NhơnHằng năm, mỗi dịp hè chùa Long Khánh thường tổ chức những khóa tu để hàng ngàn người đặc biệt là các bạn trẻ có những trải nghiệm mới mẻ và ý nghĩa để tâm hồn được tĩnh lặng và hiểu hơn về ý nghĩa của cuộc sống.
Địa chỉ: Trần Cao Vân, Trần Hưng Đạo, Tp. Quy Nhơn, Bình Định.
2. Chùa Sơn Long (Hàm Long)
Chùa Sơn Long hay còn được gọi là chùa Hàm Long vì người xưa tương truyền rằng phía sau chùa có một tảng đá lớn có hình thù giống với hàm Rồng trong trí tưởng tượng của người Việt Nam. Chùa còn có một tên gọi khác đó là chùa Hang. Ngôi chùa này được xây dựng tại thôn Thuận Nghi, phường Nhơn Bình, TP. Quy Nhơn cách trung tâm thành phố 15km. Đây là ngôi chùa khá nổi tiếng tại Quy Nhơn và được các phật tử và khách du lịch đến Quy Nhơn ghé thăm thường xuyên.
Chùa Sơn Long là một trong những ngôi chùa nổi tiếng tại Quy Nhơn được các tín đồ Phật tử và khách du lịch ghé thăm thường xuyênKiến trúc của chùa Sơn Long rất ấn tượng, khuôn viên có trụ đá tạc 7 đầu Rồng bao quanh người kiết già với độ cao hơn 3m. Bức tượng được cho là của người Chăm có từ thế kỷ XIII.
Địa chỉ: Thôn Thuận Nghi, phường Nhơn Bình, thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định
3. Chùa Bạch Sa
Chùa Bạch Sa là ngôi chùa có tuổi thọ 100 năm, được khai sơn vào năm 1918 tại thôn Cầm Thượng bởi Thiền sư Như Huệ - Hoằng Tông. Trước kia khi còn nằm tại Huế, triều đình ban biển ngạch Sắc tứ vào năm Bảo Đại thứ 13 (1938) đến năm 1963 do phải mở rộng sân bay nên chùa Bạch Sa được dời về Quy Nhơn. Sau nhiều năm gắn bó với người dân Quy Nhơn đến năm 1996 chùa được trùng tu để có hiện trạng như ngày hôm nay.
Chùa Bạch Sa Quy Nhơn là ngôi chùa có tuổi thọ một thế kỷ tại TP. Quy NhơnChùa Bạch Sa tọa lạc tại số 35 đường Biên Cương, phường Ngô Mây, thành phố Quy Nhơn với diện tích 2.000 mét vuông và thuộc hệ phái Bắc Tông. Đây là một trong những ngôi chùa danh giá tại thành phố Quy Nhơn, được người dân địa phương, các phật tử bốn phương ghé thăm lễ phật thường xuyên. Chùa lưu giữ hiện vật lịch sử đó là: bản trích lục biển Sắc tứ của Bình Phú Tổng đốc (1938), hai bản Độ điệp của Bộ Lễ cấp cho hai ngài Bảo Tạng và Hoằng Thông.
Kiến trúc chùa Bạch Sa khang trang sau khi tu sửa đem lại cảm giác vừa trang nghiêm vừa bình yênKiến trúc chùa Bạch Sa đem lại cảm giác vừa nghiêm nghị vừa yên bình, điện Phật bài trí trang nghiêm, tôn trí các pho tượng đức Phật Thích Ca, bộ tượng Di Đà Tam Tôn, tượng Bồ tát Địa Tạng, Bồ tát Mục Kiền Liên.
Địa chỉ: 35 Biên Cương, Ngô Mây, Thành phố Quy Nhơn, Bình Định
4. Chùa Lộc Uyển
Chùa Lộc Uyển là ngôi chùa có lịch sử gần 60 năm tại thành phố Quy Nhơn do các cư sĩ trong khuôn hội Lộc Uyển đảm trách. Tuy đây là ngôi chùa được thành lập không quá lâu nhưng luôn đóng vai trò to lớn đối với đời sống sinh hoạt tâm linh của người dân địa phương.
Chùa Lộc Uyển Quy Nhơn với gần 60 năm lịch sửChùa được xây dựng vào năm 1961 do các cư sĩ trong khuôn hội Lộc Uyển đảm trách. Năm 1970, Đại đức Thích Nguyên Lợi về trụ trì được vài năm rồi đi nơi khác. Chùa lập Ban Hộ tự để quản lý chùa. Đến năm 1986, Ni sư Thích Nữ Hạnh Nghiêm được Giáo hội cử về trụ trì chùa, đã tổ chức tái thiết ngôi thự viện khang trang như ngày nay.
Chùa Lộc Uyển với kiến trúc cổ xưa đặt tượng Bồ tát Quan Thế Âm lộ thiênTrước ngôi chánh điện, chùa đặt pho tượng Bồ tát Quan Thế Âm lộ thiên. Điện Phật được bài trí tôn nghiêm. Chính giữa tôn trí tượng đức Phật Thích Ca và các tượng Bồ tát Quan Âm Chuẩn Đề, Bồ tát Địa Tạng, Tôn giả Ca Diếp, Tôn giả A Nan, Hộ Pháp, Tiêu Diện… Nhà tổ tôn trí tượng Tổ sư Đạt Ma.
Địa chỉ: 404 đường Nguyễn Thái Học, phường Quang Trung, thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định
Xem thêm: Hòa mình vào khoảng trời yên bình trong tour du lịch Quy Nhơn Một vài lưu ý bạn nên biết để du lịch Quy Nhơn Phú Yên diễn ra trọn vẹn hơn
5. Chùa Minh Tịnh
Chùa Minh Tịnh được sáng lập vào năm 1917 bởi Hòa thượng Thích Huệ Pháp tại thôn Cẩm Thượng. Hòa thượng Thích Huệ Pháp xuất gia từ năm 22 tuổi tại chùa Cảnh Tiên, thọ đại giới tại tổ đình Thiên Ấn năm 1911. Năm 1914, ngài vào Bình Định để tham học đạo với Quốc sư Phước Huệ và Pháp sư Phổ Huệ. Từ năm 1917, ngài đã cho xây chùa Minh Tịnh và bắt đầu hành đạo. Ngài là vị Pháp sư, Tuyên Luật sư nổi tiếng ở miền Trung. Năm 1944, triều đình Huế ban Sắc tứ biển ngạch chùa Minh Tịnh và sắc chỉ khâm ban đao điệp Tăng cang cho ngài.
Chùa Minh Tịnh Quy Nhơn chứng kiến sự đổi thay từng ngày của thành phố biểnHơn 100 năm tọa lạc tại Quy Nhơn, chùa Minh Tịnh chứng kiến sự đổi thay từng ngày của thành phố biển và là nơi sinh hoạt văn hóa, tâm linh không thể thiếu của người dân Quy Nhơn.
Địa chỉ: 35 Hàm Nghi, Ngô Mây, TP. Quy Nhơn, Bình Định
6. Chùa Linh Sơn
Chùa Linh Sơn còn được gọi là chùa Phật Lồi được xây dựng vào năm 1913 tại làng chài Hải Giang. Chùa Linh Sơn nay đã được di dời về khu tái định cư Nhơn Phước, Nhơn Hội, TP. Quy Nhơn. Tuy không phải là ngôi chùa có diện tích rộng lớn nhưng chùa Linh Sơn luôn đóng vai trò to lớn trong đời sống tâm linh của người dân Hải Giang nói riêng và TP.Quy Nhơn nói chung.
Chùa Linh Sơn tọa lạc tại tổ 4, khu vực 7, Thành phố Quy Nhơn, Bình ĐịnhChùa Linh Sơn nổi tiếng là ngôi chùa có pho tượng Chăm được thờ tự tại nơi đây, vì có pho tượng này mà Chùa Linh Sơn còn có tên gọi là chùa Phật Lồi. Người xưa kể lại rằng, xa xưa khi người dân Hải Giang trông thấy pho tượng huyền bí trồi lên từ mặt đất vô cùng kỳ diệu nên dân làng đã lập nên ngôi chùa Linh Sơn với mục đích thờ pho tượng đặc biệt này. Từ đó cái tên Phật Lồi gắn liền với ngôi chùa Linh Sơn.
Khuôn viên của chùa Linh Sơn tại Quy Nhơn rất yên bìnhĐịa chỉ: Tổ 4, Khu Vực 7, Thành phố Quy Nhơn, Bình Định
7. Chùa Tâm Ấn
Chùa Tâm Ấn là một ngôi chùa nằm giữa lòng thành phố biển Quy Nhơn với diện tích 2000 mét vuông, phía trước chùa có Tam quan trổ hướng Đông. Nguyên trước đây, tại Quy Nhơn có một tín nữ nổi tiếng mộ đạo và hằng tâm hằng sản tên là Tạ Xuân Lan, từng có duyên gặp gỡ Sư cô Tâm Hoa (Cần Thơ), trọng Sư Cô về đạo học, mến Sư cô về hạnh kiểm nên ngỏ lời mời Sư cô về hoằng hóa tại Quy Nhơn. Bà Tạ Xuân Lan đã có công hiến tặng khoảnh đất với diện tích 2.117 m2 tại trung tâm thành phố để Sư cô Tâm Hoa lập chùa.
Chùa Tâm Ấn tọa lạc tại trung tâm thành phố Quy NhơnĐến ngày 18 tháng Giêng năm Bính Thân (1956), Sư cô Tâm Hoa khởi công cất chùa. Đến tháng 11 năm này thì lạc thành, làm lễ khai sơn đặt tên là Tâm Ấn Ni Tự. Để tỏ lòng kính trọng Người NI TRƯỞNG thượng TÂM hạ HOA đã khai sơn chùa Tâm Ấn, người dân Quy Nhơn thường gọi vị trụ trì chùa này là Sư bà Tâm Ấn.
Không gian bên trong chùa sau khi được trùng tu khang trang nhưng vẫn rất yên bìnhNăm Quý Dậu (1993), Ni trưởng Tâm Hoa vận động đại trùng tu chùa Tâm Ấn quy mô như hiện nay.
Địa chỉ: 58B, Ngô Quyền, Phường Lê Lợi, TP.Quy Nhơn
Xem thêm: Tận hưởng trọn vẹn vẻ đẹp của biển xanh qua tour Quy Nhơn Di chuyển đi tour Hà Nội Quy Nhơn bằng những phương tiện nào?
8. Chùa Hương Mai
Chùa Hương Mai là một ngôi chùa nằm ở phía Đông bán đảo Phương Mai thuộc địa phận thôi Hải Nam, xã Nhơn Hải, TP. Quy Nhơn. Lưng chùa dựa vào ngọn núi cao 200m và hướng mặt xuống biển Đông.
Chùa Hương Mai là ngôi chùa thuộc bán đảo Phương Mai của thành phố biển Quy NhơnChùa Hương Mai là ngôi chùa có niên đại hàng trăm năm gắn liền với sự tích về bức tượng Quan Thế Âm mà trước đây là khối đá vôi nguyên thủy được người dân vớt lên đem gửi vào miếu thờ vì có hình dạng như một bức tượng. Sau khi được vào miếu thờ, trải qua nhiều lần tô đắp đã trở thành tượng phật Quan Âm thiêng liêng ngày nay.
Chùa nổi tiếng là nơi thờ tự của bức tượng phật Quan Thế Âm với nguyên bản là khối đá vôiĐường để đến với bán đảo Phương Mai hiện nay rất thuận tiện vì bán đảo Phương Mai là địa điểm quy tụ rất nhiều thắng cảnh của Quy Nhơn nên có rất nhiều khách du lịch ghé đến bán đảo này. Đi tham quan những địa điểm du lịch nổi tiếng tại Quy Nhơn thì bạn có thể ghé thăm ngôi chùa linh thiêng này để tham quan và lễ Phật nhé!
Địa chỉ: Nhơn Hải, Thành phố Quy Nhơn, Bình Định
9. Chùa Nguyễn Huệ
Chùa Nguyễn Huệ tọa lạc tại đường Nguyễn Huệ, Quang Trung, thành phố Quy Nhơn là nơi sinh hoạt văn hóa tâm linh khá nổi tiếng tại Quy Nhơn. Hàng năm vào ngày rằm tháng bảy - lễ Vu Lan báo hiếu ông bà, cha mẹ và sám hối những lỗi lầm đã phạm phải và cầu mong những điều tốt đẹp đến với những đấng sinh thành. Chùa Nguyễn Huê tổ chức lễ “Hiếu” do Đức Thích Giác Hạnh chủ trì để người dân trong vùng được bày tỏ lòng hiếu kính và biết ơn sâu sắc đến những người đã có công sinh thành và dưỡng dục.
Chùa Nguyễn Huệ Quy Nhơn là nơi sinh hoạt văn hóa tâm linh không thể thiếu đối với người dân địa phươngĐịa chỉ: Nguyễn Huệ, Quang Trung, Thành phố Quy Nhơn, Bình Định
10. Chùa Hiển Nam
Chùa Hiển Nam được xây dựng vào khoảng giữa đời Thành Thái (1879 -1901) do vị Tổ khai sơn là Lão sư Đặng Quang Diệu, Đạo hiệu Vận Hoằng quê ở huyện An Nhơn. Chùa được nhiều lần tu sửa, trùng tu để có diện mạo khang trang như hiện tại. Chánh điện là ngôi nhà ngang được xây bằng đá tọa Tây Bắc hướng Đông Nam, diện tích 48 mét vuông.
Chùa Hiển Nam với kiến trúc khá ấn tượng tại Trần Thị Kỷ, Ngô Mây, Quy NhơnHai bên chánh điện là hai nhà thấp hơn, nối theo liền vách, mỗi nhà có kích thước 4m x 6m. Nhà Đông làm chỗ tiếp khách và hội họp, nhà Tây phía trước thờ Tổ, phía sau là Phương trượng của sư trụ trì.
Địa chỉ: 03 Trần Thị Kỷ, Ngô Mây, Thành phố Quy Nhơn, Bình Định
11. Chùa Liên Hoa, dốc Ông Phật
Vào những năm 1960 dưới chế độ Sài Gòn, Phú Tài là khu vực đóng quân dày đặc của các lực lượng quân đội Mỹ Ngụy. Khi chiến tranh kết thúc và đời sống kinh tế tăng cao, người dân có nhu cầu sinh hoạt văn hóa và tín ngưỡng. Xuất phát từ mong muốn của nhân dân và được sự hỗ trợ của lực lượng Quân đội chế độ cũ và những mạnh thường quân, chính quyền địa phương đã cho xây dựng chùa Liên Hoa trên khu đất trước trụ sở UBND xã Phước Thạnh nay là UBND phường Bùi Thị Xuân đối diện với chợ Phú Tài để người dân trong địa bàn có nơi sinh hoạt tâm linh, lễ phật, tưởng nhớ và cầu nguyện cho những người lính đã hy sinh trên mảnh đất này.
Chùa Liên Hoa là ngôi chùa với khá nhiều biến cố trong lịch sửSau rất nhiều biến cố vì đây là ngôi chùa thuộc quản lý của quân đội ngụy quyền nên sau năm 1975 chùa bị bỏ hoang và đã có lần gần như sụp đổ hoàn toàn do bão Ketsana đổ bộ vào miền Trung. Đến năm 2000 -2002 do sức ép của nhân dân, chùa Liên Hoa được di dời và xây dựng lại tại dốc Ông Phật như ngày hôm nay.
Chùa Liên Hoa với không gian kiến trúc yên bình được người dân Quy Nhơn vô cùng yêu thíchXem thêm: Điểm danh những điểm đến không thể bỏ qua khi đi tour Quy Nhơn Phú Yên 4 ngày 3 đêm
Địa chỉ: Bùi thị Xuân, Thành phố Quy Nhơn, Bình Định
12. Chùa Tường Quang
Chùa Tường Quang là một ngôi chùa nhận được rất nhiều sự quan tâm không chỉ của các phật tử, người dân bản địa mà còn nổi tiếng nhờ có quán ăn chay từ thiện vô cùng đáng quý. 6 giờ sáng, bếp ăn của quán cơm chay từ thiện của chùa đã tất bật với công việc chuẩn bị những món ăn chay thanh tịnh, thơm ngon để giúp đỡ những hoàn cảnh khó khăn.
Chùa Tường Quang nổi tiếng là nơi cung cấp những bữa ăn chay từ thiện cho những hoàn cảnh khó khănNhờ hành đồng vô cùng ý nghĩa này mà chùa Tường Quang luôn là một điểm sinh hoạt văn hóa, tâm linh đáng tin cậy và được yêu mến của người dân Quy Nhơn.
Địa chỉ: Hai Bà Trưng, Phường Lê Lợi, Thành phố Quy Nhơn, Bình Định
13. Chùa An Long
Chùa An Long tọa lạc tại thôn An Thạch, xã Phước Hậu, huyện Tuy Phước, hiện nay là khu vực 5 phường Nhơn Phú, thành phố Quy Nhơn. Đây là địa phận phía Nam đường nói quốc lộ I với trung tâm thành phố biển Quy Nhơn. Chùa được xây dựng vào năm 1963 do Thiền sư hiệu Thanh Tịnh, pháp danh Như Lai sáng lập.
Chùa An Long được xây dựng vào năm 1963 cho hiệu Thanh Tịnh, pháp danh Như Lai sáng lậpNăm Nhâm Tý (1972), Giáo hội mới bổ nhiệm Thiền sư Thích Quảng Long đến làm trụ trì. Đại đức Thích Quảng Long hiệu Đạo Nhẫn thế danh Mai Văn Thế sinh năm 1945 Năm 1960, đại đức xuất gia với Thượng tọa Thích Nguyên Nhơn tại chùa Tịnh Quang tại quê nhà. Năm 1968, thọ Cụ túc giới tại chùa Phật Bửu, Quận 3, Sài Gòn do Hòa thượng Thích Minh Trực làm đường đầu. Mấy năm sau, sư kiến thiết thêm nhưng có tính chắp vá. Hướng chùa rất đặc biệt, nửa muốn hướng vào núi,nửa muốn nhìn ra đường nên có tới 2 ngõ chính trổ ra hai hướng, nhà cũng trổ cửa chính nhìn ra hai hướng.
Đến năm 2009, đại đức tiến hành đại trùng tu chùa khang trang như hiện nay.
Địa chỉ: Nhơn Phú, TP. Quy Nhơn, Bình Định
14. Chùa Bình An
Chùa Bình An là ngôi chùa thuộc địa phận Nhơn Bình, TP Quy Nhơn, được xây dựng khá lâu đời nhằm phục vụ nhu cầu tâm linh của người dân thành phố và là nơi thờ tự, sinh hoạt văn hóa không thể thiếu của nhân dân. Chùa tọa hướng Đông Bắc, trước cửa chùa là cổng gạch tọa theo hướng chùa được xây dựng dưới thời Thiền Sư Như Lộc nên đã trải qua rất nhiều năm tháng tạo nên không gian cổ kính, yên bình. Trên mặt trước ngõ có ghi câu liễn cẩn miểng bát, mỗi bên 7 chữ nhưng chỉ còn vế trước 4 chữ, vế sau 5 chữ. Cả hai vế mất trắng 5 chữ không còn dấu vết.
Chùa Bình An Quy Nhơn khang trang thuộc Nhơn Bình, thành phố Quy NhơnĐịa chỉ: Nhơn Bình, Thành phố Quy Nhơn, Bình Định
15. Chùa Phước Sa
Chùa Phước Sa có tầm nhìn hướng ra phía biển Quy Nhơn rất đẹp mắtChùa Phước Sa là ngôi chùa thuộc Nhơn Lý, được xây dựng khá lâu đời. Chùa Phước Sa có tượng Phật Bà rất lớn nhìn ra hướng biển với mong muốn phù hộ, che chở cho người dân làng chài được bình an. Chùa nằm trên một ngọn đồi cao nên khi lên đến chùa có thể phóng tầm nhìn ra phía biển và cảnh làng chài rất ấn tượng.
Đây không phải là ngôi chùa lớn nên không gian chùa rất yên tĩnh và bình yên, đến đây thắp hương, lễ phật để cảm nhận tâm hồn thanh thản và tạm quên đi những lo toan, muộn phiền của cuộc sống xô bồ đầy mệt mỏi.
Chùa Phước Sa được xây với dựng mong muốn phù hộ, che chở cho người dân làng chài được bình anĐịa chỉ: Nhơn Lý, Thành phố Quy Nhơn, Bình Định
16. Chùa Phổ Minh
Chùa Phổ Minh cũng là một trong số những ngôi chùa có ý nghĩa to lớn đối với người dân địa phương và các phật tử đến từ khắp mọi miền tổ quốc. Chùa nổi tiếng với khóa tu diễn ra hằng năm vào ngày mồng 8 tết. Khóa tu của chùa có tên là khóa tu An Lạc với mục đích giúp cho chư Phật tử phát tâm về chùa tụng kinh, niệm phật, tu tạo công đức, phước báu vào dịp đầu xuân năm mới. Hoạt động ý nghĩa của chùa luôn nhận được sự quan tâm, ủng hộ và tham gia của đông đảo người dân địa phương và các chư Phật tử ở những vùng lân cận.
Chùa Phổ Minh Quy Nhơn nổi tiếng với khóa tu vào đầu xuân năm mớiĐịa chỉ: Lê Thanh Nghị, Đống Đa, Thành phố Quy Nhơn, Bình Định
17. Tịnh Xá Ngọc Hòa
Tịnh Xá Ngọc Hòa là ngôi chùa nổi tiếng tại Quy Nhơn không chỉ đối với người bản địa hay các chư Phật tử mà còn nổi tiếng với khách du lịch đến với thành phố biển Quy Nhơn. Tịnh xá thuộc Bãi Bấc, thôn Lý Lương, xã Nhơn Lý, TP. Quy Nhơn từ năm 1960 đến nay đã gần 60 năm tuổi. Chùa được Đại đức Thính Giác Tri trụ trì.
Tịnh Xá Ngọc Hòa nổi tiếng cả với khách du lịch đến thăm thành phố biển Quy NhơnNgôi chùa nổi tiếng nhờ có tượng đôi Phật Bà Quan Âm vô cùng nổi bật với chiều cao 30m và là tượng phật đôi cao nhất tại Việt Nam. Trong đó, một tượng hướng về phía Nam (cổng chính tịnh xá), màu vàng, đó là Quan Thế Âm Kiết Tường phù trợ cho rừng vàng và một tượng hướng về phía Bắc, màu bạc đó là Quan Thế Âm Nam Hải phù trợ cho biển bạc.
Rừng vàng và biển bạc tài nguyên thiên nhiên vô giá đối với người dân Quy Nhơn do thiên nhiên ban tặng. Tượng phật đôi được xây dựng với niềm tin mãnh liệt về sự phát triển phồn thịnh của thành phố và đem lại sự bình yên cho người dân Quy Nhơn.
Tượng đôi Phật Bà Quan Âm với mong ước đem đến sự bình an và phát triển cho người dân Quy NhơnĐịa chỉ: Xã Nhơn Lý, Thành Phố Quy Nhơn, Tỉnh Bình Định, Nhơn Lý, Thành phố Quy Nhơn, Bình Định
Một số những ngôi chùa khác tại Quy Nhơn là nơi người dân bản địa quy tụ cùng nhau sinh hoạt văn hóa tín ngưỡng đó là:
18. Chùa Phú Thọ
Chùa Phú Thọ Quy Nhơn với không gian yên bình, rộng lớnĐịa chỉ: Bùi thị Xuân, Thành phố Quy Nhơn, Bình Định
19. Chùa Giác Hải
Địa chỉ: Nhơn Hải, Thành phố Quy Nhơn, Bình Định
20. Chùa Xá Vệ
Địa chỉ: 237 Nguyễn Huệ, Trần Phú, Thành phố Quy Nhơn, Bình Định
Thành phố Quy Nhơn không quá rộng lớn nhưng có đến hơn 20 ngôi chùa với những ý khác nhau được thành lập với mong muốn đem đến cho nhân dân nơi sinh hoạt tín ngưỡng và truyền bá những ý nghĩa tốt đẹp về cuộc sống và mang lại niềm tin về sự phù hộ và phát triển phồn thịnh sự bình an cho người dân trong thành phố.
Đi du lịch Quy Nhơn hay có cơ hội ghé qua thành phố này để tìm hiểu về văn hóa tín ngưỡng của người dân Quy Nhơn cũng là một trong những trải nghiệm đáng nhớ và ý nghĩa đối với khách du lịch đến đây. Hy vọng bài viết đã đem đến những thông tin hữu ích cho bạn khi tìm hiểu về những ngôi chùa tại thành phố biển Quy Nhơn.
Và nếu bạn đang có ý định ghé thăm mảnh đất xinh đẹp này thì đừng ngần ngại liên hệ ngay với Cattour để cập nhật các chương trình du lịch Phú Yên Quy Nhơn cũng như tour Quy Nhơn 4 ngày 3 đêm với mức giá tốt nhất.
Cattour tự hào là nhà tổ chức các tour Phú Yên Quy Nhơn hàng đầu!
Thông tin hữu ích khác:
Du lịch Quy Nhơn hè 2023 - vẻ đẹp biển ấn tượng của Việt NamNắm trong lòng bàn tay những homestay gần biển cho chuyến du lịch Quy Nhơn đầy hứng khởi100+ địa điểm ăn uống ở Quy Nhơn – Danh sách được tiết lộ bởi hướng dẫn viên lâu nămCó gì thú vị đang chờ đón bạn khi du lịch Quy Nhơn Bình Định Review chi tiết lịch trình du lịch Quy Nhơn 4 ngày 3 đêm
Nguyễn Thanh Tuyền / Cattour.vn - Ảnh: Internet
Từ khóa » Chùa Ni Liên Quy Nhơn
-
Quy Nhơn: Chùa Ni Liên Phát Quà Mùa đại Dịch
-
Quy Nhơn: Chùa Hải Long, Ni Liên Phát Quà Tết Nhâm Dần
-
Ngôi Chùa Tâm Linh Thiêng Liêng ở Quy Nhơn - Du Lịch Đất Việt
-
Những Ngôi Chùa Không Nên Bỏ Lỡ Trong Hành Trình Du Lịch Tâm Linh ...
-
Chùa Thập Tháp (Bình Định) | Ngôi Chùa Cổ Gần 400 Năm Tuổi Nổi ...
-
Khám Phá Ngôi Chùa Nổi Tiếng Nhất Phố Biển Quy Nhơn - DU LỊCH
-
Chùa Hiển Nam (TP.Quy Nhơn) Xác Lập Kỷ Lục Thực Hiện đèn Lồng ...
-
Ngôi Chùa Hơn 300 Tuổi ở Bình Định - VnExpress Du Lịch
-
Chùa Hiển Nam ở Bình Định Nhận Kỷ Lục Việt Nam - Vietkings
-
Vãn Cảnh Ngôi Chùa Nổi Tiếng đất Quy Nhơn - Báo Đắk Lắk điện Tử
-
Chùa An Long đã Có Chuyến Du Xuân Tết Bình Định Rất ý Nghĩa. Cảm ...
-
Top 7 Ngôi Chùa Bình Định Nổi Tiếng Và Linh Thiêng Nhất