Tìm Hiểu Về Bệnh Chàm Môi: Nguyên Nhân, Triệu Chứng & điều Trị
Có thể bạn quan tâm
Đặt lịch hẹn
Bác sĩ BÁC SĨ NGUYỄN THỊ NHUẦN
Trung tâm Thuốc dân tộc – Nguyễn Thị Định – Hà Nội
Đặt lịch
Bệnh chàm môi gây ra tình trạng môi đỏ, khô và tróc vảy khiến người bệnh đau nhức, khó chịu. Khi bệnh diễn tiến nặng có thể gây nứt nẻ, chảy máu rất mất thẩm mỹ, ảnh hưởng đến tâm lý của bệnh nhân. Bệnh thường phát triển mãn tính và tái phát liên tục nếu không được điều trị đúng cách. Để hiểu rõ hơn về bệnh lý này và biết cách đẩy lùi hiệu quả, an toàn nhờ thảo dược thiên nhiên mời bạn theo dõi nội dung bài viết dưới đây.
Chàm môi là gì? Chàm môi có lây không?
Chàm môi (còn gọi là viêm da môi hay viêm môi do chàm) là bệnh lý đặc trưng bởi tình trạng môi bị khô và bong tróc vảy. Bệnh có liên quan mật thiết đến yếu tố di truyền, miễn dịch.
Chàm môi là bệnh hình thành do cơ địa của người bệnh, không liên quan đến các loại virus, vi khuẩn. Vì thế căn bệnh này không gây lây nhiễm từ người này sang người khác qua tiếp xúc. Do đó bệnh nhân có thể hoàn toàn yên tâm sinh hoạt bình thường mà không phải lo lắng bệnh sẽ lây sang những người xung quanh.
Mặc dù không có khả năng lây nhiễm những chàm môi có xu hướng tái đi phát lại nhiều lần. Kể cả khi tổn thương trên môi biến mất, môi cũng sẽ thâm sạm đi hoặc nhạy cảm hơn nhiều so với trạng thái ban đầu.
Nguyên nhân gây bệnh chàm môi
Hiện tại, giới chuyên môn vẫn chưa xác định rõ nguyên nhân gây bệnh chàm môi. Tuy nhiên, nhiều ý kiến cho rằng, bệnh liên quan mật thiết đến yếu tố di truyền. Người có tiền sử bản thân và gia đình mắc bệnh chàm, viêm da cơ địa có nguy cơ bị chàm môi cao hơn so với những đối tượng khác.
Trong nhiều trường hợp, chàm môi có thể phát sinh sau khi tiếp xúc với các chất gây kích ứng hoặc dị ứng.
Ngoài ra, một số yếu tố nguy cơ gây bệnh chàm môi gồm có:
- Tiền sử gia đình bị chàm, dị ứng, hen suyễn.
- Căng thẳng
- Sử dụng sản phẩm liên quan đến miệng như son môi, kem đáng răng
- Nhạy cảm với thời tiết
- Thay đổi nồng độ hormone, đặc biệt là ở phụ nữ
- Cảm lạnh hoặc cảm cúm
- Công việc thường xuyên tiếp xúc với chất gây dị ứng, kích ứng da.
Bên cạnh đó, nhiều yếu tố có thể làm kích hoạt bệnh chàm môi hoặc khiến cho bệnh trở nên nghiêm trọng hơn, đó là:
- Sản phẩm dùng cho môi: hóa chất trong son môi, son dưỡng môi.
- Nước hoa, xà phòng, chất tẩy rửa gia dụng và vải.
- Da khô, khí hậu lạnh có thể khiến tình trạng chàm môi trở nên nghiêm trọng hơn.
- Thực phẩm dị ứng
- Phấn hoa
- Khói thuốc lá
- Nhiễm trùng đường hô hấp
- Mồ hôi
- Thay đổi nồng độ hormone
- Căng thẳng
Triệu chứng bệnh chàm môi và phân loại bệnh
Chàm môi có thể phân thành nhiều thể khác nhau, tùy theo nguyên nhân gây khởi phát bệnh. Trong đó những thể bệnh chàm môi phổ biến nhất bao gồm:
- Viêm môi tiếp xúc kích thích: Xảy ra do kích ứng bên ngoài, chẳng hạn như liếm môi, mỹ phẩm và các yếu tố môi trường.
- Viêm môi tiếp xúc dị ứng: Là phản ứng dị ứng của cơ thể với các sản phẩm dùng cho môi môi, vật liệu nha khoa, kem đánh răng hoặc thuốc.
- Viêm khóe môi: Xuất hiện do nhiễm vi khuẩn và nấm, thường là nấm Candida. Người hay liếm môi, niềng răng, dùng răng giả có nguy cơ bị nhiễm trùng cao do nước bọt thường tích tụ tại khóe miệng, tạo cơ hội cho vi khuẩn xâm nhập và gây hại. Ngoài ra, những người bị bệnh tiểu đường cũng dễ bị viêm khóe môi.
Người bị bệnh chàm môi thường xuất hiện các triệu chứng sau:
- Sưng đỏ hoặc phát ban
- Khô
- Ngứa
- Nổi vảy và bong tróc da môi
- Đau rát.
- Thay đổi sắc tố da quanh môi.
Các triệu chứng này thường xuất hiện trên cả hai môi hoặc xung quanh miệng.
Trong giai đoạn đầu phát bệnh, chàm môi có thể dễ bị nhầm lẫn với hiện tượng khô môi thông thường: môi khô nứt nẻ, đau xót, sậm màu. Tuy nhiên, càng về sau, mép môi sẽ xuất hiện vết lở, mụn nước mọc thành từng đám, môi có xu hướng càng khô, ngứa và đau đớn hơn nữa. Lúc này, việc cười nói tự nhiên bị ảnh hưởng, người bệnh gặp nhiều khó khăn trong ăn uống và giao tiếp hằng ngày.
Cách chữa bệnh chàm môi phổ biến nhất
Chàm môi cũng được xếp vào nhóm bệnh viêm da mãn tính nên việc điều trị tương đối phức tạp. Người bệnh cần có sự kiên trì, sáng suốt lựa chọn phương pháp phù hợp để đẩy lùi hiệu quả căn bệnh này và ngăn chặn tái phát. Dưới đây là những phương pháp chữa bệnh chàm môi phổ biến nhất.
1. Cách chữa bệnh chàm môi bằng thuốc Tây
Hiện nay Tây y chưa tìm ra được loại thuốc đặc trị chàm môi mà chủ yếu đi sâu vào điều trị triệu chứng bệnh. Các loại thuốc được kê đơn theo mức độ nghiêm trọng của bệnh nhằm kiểm soát các triệu chứng chàm.
- Kem dưỡng ẩm, son dưỡng ẩm cho môi: Ngứa và khô là triệu chứng mà hầu hết người bị chàm môi đều gặp phải. Các sản phẩm dưỡng môi như kem dưỡng ẩm không kê đơn như Lubriderm, Aquaphor, Eucerin có tác dụng khắc phục tình trạng môi khô và ngứa. Sản phẩm dùng cho môi không nên chứa chất tạo hương hay các thành phần có hại cho da. Nên bôi khi môi hơi ẩm để các dưỡng chất dược hấp thu tốt hơn.
- Kem corticosteroid: Tình trạng viêm gây sưng, đau rát môi có thể được cải thiện bằng các thuốc có chứa corticosteroid như hydrocortisone 1%.
- Thuốc kháng histamine được chỉ định cho trường hợp bị ngứa ngáy nghiêm trọng. Thuốc nên được dùng ban đên để giảm ngứa và giảm căng thẳng cho cơ thể.
- Thuốc kháng sinh: Trong trường hợp bị nhiễm trùng, bạn sẽ được chỉ định một số thuốc kháng sinh để tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh.
2. Mẹo chữa bệnh chàm môi bằng phương pháp dân gian
Bên cạnh việc sử dụng các loại thuốc Tây y thì những mẹo chữa chàm môi theo dân gian cũng được nhiều người áp dụng. Phương pháp dân gian dùng các nguyên liệu tự nhiên có tác dụng sát khuẩn và cấp ẩm, giúp làm dịu các triệu chứng chàm môi khó chịu một cách an toàn. Cách thực hiện cũng rất đơn giản nên người bệnh có thể làm ngay tại nhà. Một số phương pháp dân gian phổ biến như:
- Trị chàm môi bằng mật ong: Rửa sạch vùng môi bị bệnh rồi bôi một lớp mỏng mật ong nguyên chất lên trên. Có thể để qua đêm và rửa lại bằng nước sạch vào sáng hôm sau.
- Chữa chàm môi bằng dầu dừa: Dùng dầu dừa nguyên chất bôi một lớp mỏng lên vùng da môi bị chàm, massage nhẹ nhàng trong vài phút rồi giữ nguyên qua đêm. Rửa lại với nước sạch vào sáng hôm sau.
- Cách chữa chàm môi bằng lá ổi: Lá ổi rửa sạch, để ráo nước rồi giã nhuyễn. Dùng bông tăm thấm nước cốt lá ổi bôi lên vùng môi bị chàm.
Biện pháp phòng ngừa bệnh chàm môi hiệu quả
Để ngăn ngừa chàm môi bùng phát và cải thiện triệu chứng của bệnh chàm môi, trong ăn uống và sinh hoạt hằng ngày, bạn cần lưu ý một số điều sau:
- Giảm căng thẳng: Căng thằng thường xuyên, kéo dài có thể gây rối loạn tự miễn, giảm chức năng miễn dịch của cơ thể, tăng nguy cơ bị dị ứng với các dị nguyên bên ngoài môi trường, từ đó làm bùng phát hoặc nghiêm trọng hơn tình trạng chàm môi.
- Thường xuyên giữ ẩm cho môi: Sử dụng kem, son dưỡng ẩm môi vào buổi sáng và buổi tối, hạn chế liếm môi để duy trì độ ẩm cho môi, ngăn bệnh bùng phát.
- Chủ động bảo vệ cơ thể khi thời tiết thay đổi/ khắc nghiệt: Thời tiết quá nóng hay quá lạnh đều có thể gây khô môi, nứt môi… Do đó, cần có biện pháp chủ động ứng phó khi thời tiết thay đổi.
- Tránh xa thực phẩm dị ứng: Nếu bệnh chàm của bạn xuất phát từ nguyên nhân dị ứng, hãy tránh bất kỳ loại thực phẩm và sản phẩm có chứa chất gây dị ứng đó.
Nhìn chung, triệu chứng của bệnh chàm môi khá giống với khô môi nên dễ gây nhầm lẫn, dẫn đến điều trị không đúng cách. Sớm phát hiện và điều trị bệnh đúng cách sẽ giúp bạn cải thiện nhanh chóng triệu chứng khó chịu, tự tin hơn trong giao tiếp hằng ngày.
Có thể bạn quan tâm
- Bệnh chàm môi có lây lan không?
- 6 cách trị chàm môi theo dân gian
Từ khóa » Hình ảnh Bệnh Chàm Môi
-
Làm Thế Nào để Xử Lý Vết Chàm Trên Môi Của Bạn? | Vinmec
-
Chàm Môi Là Bệnh Gì? Cách Chữa Trị Hết Chàm Miệng Tận Gốc
-
Bệnh Chàm Môi: Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Cách Chữa Trị
-
Hình ảnh Bệnh Chàm Giúp Phân Biệt Các Thể Bệnh! - Kem Bôi Sodermix
-
Bệnh Chàm Môi: Nguyên Nhân, Dấu Hiệu Và Cách Chữa Trị
-
Bị Chàm Môi Có Chữa Hết được Không? Chữa Bằng Cách Nào?
-
Những Dạng Thường Gặp Của Bệnh Chàm Môi Và Cách Xử Trí Tại Nhà
-
Bệnh Chàm Môi: Nguyên Nhân, Biểu Hiện Và Thuốc Điều Trị Hiệu ...
-
Chàm Môi Là Gì Nguyên Nhân Và Cách Trị Chàm Môi Tại Nhà An Toàn Nhất
-
Bệnh Chàm Môi : Hình ảnh Nguyên Nhân Dấu Hiệu Cách Chữa Trị
-
Chàm Môi Và Những Thông Tin Cơ Bản Bạn Cần Biết
-
Bị Chàm Môi Là Gi? Có Lây Không? Biểu Hiện Và Cách Trị Chàm ở Môi
-
6 Cách Trị Chàm Môi An Toàn, Hiệu Quả - Docosan