Tìm Hiểu Về Bệnh Dính Thắng Lưỡi Và Cách Chữa Trị Hiệu Quả - Medlatec

1. Bệnh dính thắng lưỡi là gì?

Bệnh dính thắng lưỡi xảy ra khi dây thắng lưỡi bị ngắn, dày hoặc căng, khiến các cử động của lưỡi trở nên hạn chế. Bất kỳ trẻ sơ sinh nào cũng có nguy cơ mắc phải bệnh này. Cụ thể ngay trong tháng đầu sau sinh, khoảng 5% trẻ được phát hiện bị dị tật thắng lưỡi khi tiêm chủng hoặc thăm khám định kỳ.

Trong một số trường hợp, trẻ mắc bệnh dính thắng lưỡi phát hiện muộn hơn sau vài tháng, khi bố mẹ kiểm tra thấy con chậm lên cân, bú và phát âm khó khăn.

Bệnh dính thắng lưỡi xảy ra khi dây thắng lưỡi bị ngắn, dày hoặc căng, khiến các cử động của lưỡi trở nên hạn chế

Bệnh dính thắng lưỡi xảy ra khi dây thắng lưỡi bị ngắn, dày hoặc căng, khiến các cử động của lưỡi trở nên hạn chế

Các mức độ của bệnh:

Bệnh dính thắng lưỡi xuất hiện ngay từ khi sinh ra. Có trẻ bị dị tật ở mức nặng tức là dính thắng lưỡi hoàn toàn, có trẻ thì bị nhẹ chỉ dính thắng lưỡi một phần. Dưới đây là các mức độ của bệnh được phân chia dựa vào chiều dài thắng lưỡi, bố mẹ nên tìm hiểu để biết được tình trạng bệnh của con:

  • Mức độ 1: Bệnh ở mức độ nhẹ, chiều dài thắng lưỡi tính từ sàn miệng đến vị trí bám vào lưỡi khoảng 12 - 16 mm.

  • Mức độ 2: Bệnh ở mức độ trung bình, chiều dài thắng lưỡi từ 8 - 11 mm.

  • Mức độ 3: Bệnh ở mức độ nặng, chiều dài thắng lưỡi nằm trong khoảng 3 - 7 mm.

  • Mức độ 4: Chiều dài thắng lưỡi dưới 3 mm, trẻ bị dính thắng lưỡi hoàn toàn và gặp nhiều khó khăn trong ăn uống, phát âm,…

Để xác định chính xác mức độ của bệnh, bác sĩ sẽ khám lâm sàng và áp dụng các máy móc chẩn đoán hình ảnh để quan sát rõ hình dạng, cử động của lưỡi.

Các mức độ của bệnh được phân chia dựa vào chiều dài thắng lưỡi, bố mẹ nên tìm hiểu để biết được tình trạng bệnh của con

Các mức độ của bệnh được phân chia dựa vào chiều dài thắng lưỡi, bố mẹ nên tìm hiểu để biết được tình trạng bệnh của con

2. Triệu chứng nhận biết bệnh dính thắng lưỡi

Mặc dù không nguy hiểm đến tính mạng nhưng bệnh khiến trẻ gặp nhiều khó khăn trong ăn uống, nhai nuốt, nói chuyện,… Tùy vào mức độ dị tật mà trẻ sẽ xuất hiện các triệu chứng khác nhau, điển hình như:

  • Quá trình bú sữa gặp khó, trẻ thường bú rất lâu nên chậm lên cân và hay quấy khóc.

  • Cử động của lưỡi bị giới hạn nên trẻ sẽ gặp phải tình trạng nói ngọng, không rõ tiếng.

  • Chiều dài thắng lưỡi ngắn,

  • Đầu lưỡi hơi phẳng, vuông không thể thè được ra ngoài môi hoặc chạm nóc vòm họng.

  • Nếu để ý bố mẹ sẽ thấy khi khóc, lưỡi của trẻ có hình trái tim.

  • Răng cửa hàm dưới bị nghiêng, khoảng cách giữa hai răng thưa gây mất thẩm mỹ.

Khi nào nên đưa trẻ đi khám:

Những trường hợp mắc bệnh dính thắng lưỡi, nếu phát hiện sớm sẽ nhanh chóng được chữa trị và không gây ảnh hưởng đến sức khỏe. Nếu để kéo dài bệnh có thể tiến triển nặng hơn, lưỡi của trẻ ngày càng xuất hiện nhiều mạch máu thì việc chữa trị sẽ gặp khó khăn hơn. Trẻ sẽ bị mất nhiều máu và đau đớn, đồng thời ảnh hưởng tiêu cực đến tâm lý.

Do đó khi phát hiện các dấu hiệu quả bệnh, bạn nên đưa trẻ đến gặp bác sĩ để được tư vấn về biện pháp điều trị, nhằm giảm thiểu các cản trở do dính thắng lưỡi gây ra.

Những trường hợp mắc bệnh dính thắng lưỡi, nếu phát hiện sớm sẽ nhanh chóng được chữa trị và không gây ảnh hưởng đến sức khỏe

Những trường hợp mắc bệnh dính thắng lưỡi, nếu phát hiện sớm sẽ nhanh chóng được chữa trị và không gây ảnh hưởng đến sức khỏe

3. Cách chữa trị bệnh dính thắng lưỡi

Khi phát hiện các dấu hiệu dính thắng lưỡi, bố mẹ nên đưa con đến các cơ sở y tế để thăm khám và chẩn đoán mức độ. Theo các chuyên gia, bố mẹ nên điều trị bệnh cho trẻ càng sớm càng tốt, thậm chí là ở thời điểm trẻ sơ sinh vừa mới xuất viện.

Tùy vào mức độ ảnh hưởng của dị tật là nặng hay nhẹ mà bác sĩ sẽ đưa ra chỉ định khác nhau. Ở mức độ 1 và 2, thắng lưỡi có thể nới lỏng theo thời gian nên sẽ tự biến mất khi trẻ lớn lên mà không gây ảnh hưởng gì.

Đối với cấp độ 3 và 4 do bệnh tiến triển nghiêm trọng nên bác sĩ sẽ yêu cầu bạn áp dụng phẫu thuật cắt thắng lưỡi cho trẻ. Nếu dưới 3 tuổi thì trẻ sẽ được bôi hoặc tiêm thuốc tê và dùng dao điện cắt phần thắng lưỡi. Khoảng 30 phút sau, trẻ có thể bú sữa mẹ và được xuất viện về nhà.

Ở những trẻ lớn hơn, bác sĩ sẽ yêu cầu cắt dây thắng lưỡi dưới bằng dao mổ hoặc máy cắt đốt. Do đó sau khi đã gây mê hoặc gây tê, bác sĩ sẽ tiến hành cắt và khâu lại vết thương.

Đối với cấp độ 3 và 4 do bệnh tiến triển nghiêm trọng nên bác sĩ sẽ yêu cầu bạn áp dụng phương pháp phẫu thuật cắt thắng lưỡi cho trẻ

Đối với cấp độ 3 và 4 do bệnh tiến triển nghiêm trọng nên bác sĩ sẽ yêu cầu bạn áp dụng phương pháp phẫu thuật cắt thắng lưỡi cho trẻ

Tạo hình thắng lưỡi:

Tạo hình thắng lưỡi là phương pháp được áp dụng trong các trường hợp thắng lưỡi quá dày, cần chỉnh sửa thêm. Bác sĩ sẽ tiến hành gây mê toàn thân rồi mới thực hiện phẫu thuật tạo hình. Sau khi hoàn tất, vết thương sẽ được khâu lại bằng chỉ tan.

Một số biến chứng mà bạn có thể gặp phải khi cắt hoặc tạo hình thắng lưỡi là: chảy máu, tổn thương lưỡi, tuyến nước bọt, nhiễm trùng,… Tuy nhiên chúng rất hiếm khi xảy ra, thường gặp hơn cả là sẹo trong tạo hình do khu vực tác động lớn.

Để giảm sẹo và tăng khả năng cử động của lưỡi bạn nên dành thời gian để tập luyện cùng bé các bài tập dành riêng cho lưỡi.

Chăm sóc trẻ sau cắt thắng lưỡi:

Sau khi phẫu thuật cắt bỏ thắng lưỡi thì tại vị trí cắt sẽ xuất hiện vệt màu trắng. Triệu chứng này hết sức bình thường và sẽ hết sau vài tuần, do đó bố mẹ không nên quá lo lắng.

Ngoài việc tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ, bạn nên chăm sóc và theo dõi trẻ cẩn thận để tránh tình trạng nhiễm trùng:

  • Không cho trẻ sờ vào vết thương, cắn hoặc ngậm đồ cứng để giảm thiểu tình trạng chảy máu. Nếu chảy máu bất thường thì bạn nên đưa trẻ đến cơ sở y tế để có biện pháp xử lý kịp thời.

  • Cho trẻ bú mẹ hoặc ăn thức ăn mềm lỏng dễ tiêu hóa, đồng thời tránh các món quá chua, cay.

  • Cho trẻ uống nhiều nước và tập cho trẻ cách cử động lưỡi hàng ngày.

  • Tuân thủ liều trình thuốc của bác sĩ kê cho trẻ.

Với những thông tin mà chúng tôi vừa chia sẻ, hy vọng sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về bệnh dính thắng lưỡi. Khi phát hiện trẻ có các biểu hiện như: nóng ngọng, bú khó,… thì bạn nên đưa con đến cơ sở y tế để được thăm khám và có biện pháp khắc phục kịp thời.

Khoa Nhi - Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC là một trong những nơi khám chữa bệnh trẻ em uy tín, chất lượng được nhiều bậc phụ huynh tin tưởng. Khi đến đây, bé yêu của bạn sẽ được thăm khám, chẩn đoán bệnh bởi các bác sĩ, chuyên gia đầu ngành, giàu kinh nghiệm, đặc biệt dưới sự hỗ trợ của máy móc hiện đại, đảm bảo cho kết quả nhanh và chính xác.

Để đặt lịch thăm khám sớm, quý khách vui lòng gọi đến đường dây nóng: 1900 56 56 56, hoặc tìm kiếm thêm trên website: medlatec.vn để biết thêm thông tin.

Để được tư vấn trực tiếp cùng bác sĩ và hiểu rõ tình trạng răng - miệng của mình, Quý khách hàng cũng có thể liên hệ ngay đội ngũ tiến sĩ, bác sĩ trên 15 năm kinh nghiệm của Hệ thống nha khoa MedDental - Medlatec tại:

- Tổng đài: 1900 4000 66 | Đường dây nóng: 0969 789 888

- Website: meddental.vn

- Địa chỉ cơ sở:

  • Cơ sở 1: 87 Bùi Thị Xuân, Hai Bà Trưng, Hà Nội
  • Cơ sở 2: 03 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
  • Cơ sở 3: 99 Trích Sài, Tây Hồ, Hà Nội
  • Cơ sở 4: 42-44-66 Nghĩa Dũng, Ba Đình, Hà Nội
  • Cơ sở 5: 31 Ngõ 23 Lê Văn Lương, Thanh Xuân, Hà Nội

Từ khóa » đầy Lưỡi ở Trẻ Em