Tìm Hiểu Về Bệnh Nấm Da Và Cách Hỗ Trợ điều Trị Bệnh Nấm Da
Có thể bạn quan tâm
Theo Thạc sĩ – Bác sĩ Nguyễn Văn Hoàn chuyên khoa Da liễu Thẩm mỹ cho biết: “Bệnh nấm da là bệnh khá phổ biến, thường gặp ở người làm việc chân tay, làm việc trong môi trường thường xuyên tiếp xúc với điều kiện vệ sinh kém, ẩm ướt”. Hãy cùng Phòng khám Da liễu Thẩm mỹ Maia&Maia tìm hiểu nhé!
Nấm da là gì?
Nấm da hay còn gọi là hắc lào, được gây ra bởi các loại nấm khác nhau. Chúng có thể xuất hiện ở nhiều vùng trên cơ thể và ảnh hưởng trực tiếp tới tính thẩm mỹ cũng như gây khó khăn trong các hoạt động hằng ngày.
Nguyên nhân gây bệnh
Nguyên nhân của bệnh nấm da là do nấm ký sinh ở các tế bào thượng bì chết và chúng sinh sôi phát triển. Bệnh có thể lây truyền theo các đường sau:
- Từ người sang người: Bệnh dễ lây qua tiếp xúc trực tiếp với người bị bệnh nếu không chú ý vệ sinh hoặc có thói quen dùng chung khăn mặt, chung quần áo, giày dép…
- Từ động vật sang người: Do tiếp xúc với động vật mắc bệnh, như khi vuốt ve hoặc chải lông cho chó, mèo,..
- Tiếp xúc với môi trường thiếu vệ sinh: một số trường hợp có thể bị nhiễm nấm do tiếp xúc với đất bẩn, đất nhiễm nấm hoặc lây nhiễm từ bào tử nấm có trong môi trường xung quanh, ví dụ như nguồn nước không đảm bảo vệ sinh.
- Do môi trường ẩm ướt: dễ tạo điều kiện do vi khuẩn nấm dễ phát triển và sinh sôi.
Các bệnh nấm da thường gặp
- Bệnh lang ben: Bệnh này do nấm Pityrosporum gây ra, có hai dạng màu trắng và đen. Vào thời tiết nắng nóng, cơ thể đổ mồ hôi tình trạng lang ben sẽ lây lan rộng hơn, có thể gây cảm giác hơi châm chích khó chịu ở vùng da bị lang ben.
- Bệnh hắc lào: Hắc lào là bệnh nấm thường gặp nhất hiện nay do nấm dermatophytes gây ra. Dấu hiệu nhận biết đó là trên da xuất hiện một vệt đỏ, có viền rõ rệt, trên viên sẽ có mụn nước lấm tấm gây ngứa tại chỗ. Bệnh hắc lào nếu không được điều trị kịp thời sẽ nhanh chóng lan rộng hơn.
- Nấm móng: Do nấm trichophyton gây ra, biểu hiện qua tình trạng mất móng, khuyết móng hoặc móng nhô ra ngoài. Trên mặt móng lỗ chỗ hoặc hình thành rãnh, dưới rãnh có chất bột vụn. Bệnh này có khả năng lây lan từ móng này qua móng kia.
- Nấm da đầu: Nấm da đầu do nấm piedra hortai gây nên, khi bị nấm da đầu thì trên mỗi sợ tóc sẽ xuất hiện các hạt màu đen bám vào nhưng không gây cảm giác khó chịu cho người bệnh và cũng không bị rụng tóc. Tuy nhiên nếu nấm da đầu do nấm Trichophyton gây ra thì có nguy cơ gây tổn thương cho da đầu, da đầu có vảy mỏng và ngứa, có thể gây rụng tóc.
- Nấm kẽ: Bệnh nấm này do nấm epidermophyton, nấm candida albicans gây ra, bệnh này thường xuất hiện ở những người thường xuyên tiếp xúc với nước.
Khi nào bạn nên gặp bác sĩ?
Dấu hiệu đầu tiên và điển hình của bệnh nấm da chính là sự ngứa ngáy, khó chịu. Mức độ này tăng dần lên và khiến người bệnh chỉ muốn cào gãi. Chính điều này gây ra sự lây lan bệnh sang các vị trí khác trên cơ thể. Nếu không cẩn thận có thể sẽ bị nhiễm trùng da, dẫn đến lở loét, mưng mủ. Dần dần có thể bị viêm da, chàm hóa… dẫn đến việc điều trị gặp khó khăn, phức tạp hơn.
- Ban hình vòng tròn trên da, đỏ và sưng quanh rìa và có vùng da lành ở giữa.
- Ban vòng đỏ, có vảy lan dần trên thân mình hoặc mặt.
- Dát phẳng, tròn, rất ngứa, có thể xuất hiện nhiều mảng nấm da chồng lên nhau.
Phương pháp hỗ trợ điều trị bệnh
Ngay khi phát hiện biểu hiện của bệnh nấm da thì bạn cần nhanh chóng đi thăm khám, làm xét nghiệm để bác sĩ chẩn đoán và xác định loại vi nấm nào gây bệnh. Tùy từng mức độ nặng nhẹ cũng như vi nấm gây bệnh, bác sĩ sẽ kê đơn thuốc cùng liệu trình điều trị phù hợp. Ngoài ra, người bệnh cần có chế độ sinh hoạt phù hợp để bệnh không tái phát như:
- Giữ gìn nơi ở, nơi làm việc sạch sẽ, khô ráo và thoáng khí.
- Sử dụng các loại xà phòng chuyên dụng để tắm, rửa.
- Tắm giặt, vệ sinh sạch sẽ toàn bộ cơ thể bằng nước sạch mỗi ngày.
- Quần áo phải được giặt sạch, phơi trực tiếp dưới ánh nắng.
- Không dùng chung đồ dùng cá nhân: khăn mặt, quần áo, tất,… nhất là với người bệnh.
- Cơ thể, chân tay cần được khô thoáng, tránh ẩm ướt cũng như tránh mặc quần áo ẩm ướt.
Quy trình hỗ trợ điều trị bệnh nấm da tại Phòng khám chuyên khoa Da liễu Maia
- Bước 1: Thạc sĩ, Bác sĩ chuyên khoa da liễu thăm khám và tư vấn
- Bước 2: Thạc sĩ, Bác sĩ chỉ định xét nghiệm chẩn đoán xác định bệnh.
- Bước 3: Thạc sĩ, Bác sĩ kê đơn hỗ trợ điều trị và đưa ra cho bạn những lời khuyên về chăm sóc để nhanh khỏi bệnh.
Tại Phòng khám Da liễu Thẩm mỹ Maia & Maia có
Phòng khám Da liễu Thẩm mỹ Maia & Maia CAM KẾT mang đến các giải pháp hỗ trợ điều trị bệnh nấm da. Tất cả Thạc sĩ Bác sĩ, điều dưỡng viên tại Phòng khám Da liễu Thẩm mỹ Maia & Maia đều tốt nghiệp chuyên khoa và làm việc tại các Bệnh viện Chuyên khoa hàng đầu trong nước và quốc tế.
- 100% Thạc sĩ Bác sĩ chuyên khoa da liễu Thẩm mỹ trực tiếp khám và hỗ trợ điều trị.
- Quy trình hỗ trợ điều trị Chuẩn Y Khoa.
- Cơ sở vật chất hiện đại.
- Sở hữu nhà thuốc da liễu đạt chuẩn GPP.
- Sở Y Tế cấp phép hoạt động.
- Tận tâm, uy tín, trách nhiệm.
Nếu còn bất kỳ thắc mắc hay bất kỳ câu hỏi liên quan, hãy liên hệ ngay đến Tổng đài tư vấn online miễn phí 24/24 hotline: 1800 4888 tại Phòng khám Da liễu thẩm mỹ Maia & Maia để được chính các chuyên gia giải đáp.
Phòng khám chuyên khoa Da liễu Maia & Maia:
- Facebook: Phòng khám Da liễu Maia & Maia
- Hotline: 18004888 và 032.845.1188
- Hà Nội: 21 & 11 Hoàng Cầu, Phường Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội.
- Bắc Ninh: 197 Lê Thánh Tông, Võ Cường, Bắc Ninh.
Từ khóa » Tim Hieu Ve Nấm
-
Nấm Là Gì? Nấm Có Phải Là Thực Vật Không? Tìm Hiểu Về Nấm Từ A-Z
-
Nấm – Wikipedia Tiếng Việt
-
Giới Thiệu Về Nấm, ý Nghĩa Và Vai Trò Của Nấm - 2lua
-
Các Loại Bệnh Nấm Thường Gặp | Vinmec
-
Các Bệnh Nấm Da Thường Gặp | Vinmec
-
Tổng Quan Về Nhiễm Nấm - Bệnh Truyền Nhiễm - Cẩm Nang MSD
-
Cách Nhận Biết Nấm độc, Các Loại Nấm độc Và Các Loại Nấm ăn được
-
Nguyên Nhân Bị Nấm Da Và Cách Trị Nấm Da Tại Nhà Dứt điểm
-
Nấm âm đạo: Nguyên Nhân, Dấu Hiệu Nhận Biết Và Cách điều Trị Hiệu ...
-
Bạn Biết Gì Về Nấm Men, Nấm Mốc Trong Thực Phẩm? | Medlatec
-
Bệnh Nấm Da, Hắc Lào Là Gì?
-
Bệnh Nấm Da Và Biện Pháp đề Phòng ⋆ Hồng Ngọc Hospital
-
TÌM HIỂU VỀ NẤM BÀO NGƯ XÁM - NHÀN HOME FARM