Tìm Hiểu Về Bọ Biển - Vô Vàn Kiến Thức

Bọ biển giống như con côn trùng phóng to, còn có tên gọi khác là bọ chân đều, rận biển, chân giống khổng lồ, tên tiếng Anh chính thống là giant isopod, gọi nôm na sea bug nhưng thực sự chúng không phải là côn trùng, tên khoa học là Bathynomus giganteus, sống chủ yếu ở vùng nước sâu và lạnh ở Đại Tây Dương.

Đối với ngành đánh cá, bọ biển không phải là một đối tượng hấp dẫn lắm, vì quá hiếm, thi thoảng giã cào được vài em lạc bầy thì ngư dân hốt ngay, vì tuy ăn rất ngon, chúng rất khó bắt và khi đưa lên được đến mặt nước thì đã đủ thời gian để các loại cá khác ăn thịt rồi. Bọ biển thuộc họ giáp xác (tựa như pha trộn giữa tôm và cua) - là một chi giáp xác lớn nhất trong bộ Chân đều, sống ở độ sâu hơn 700m.

Nó trông rất giống con bọ cánh cứng thường thấy trong vườn. Bọ biển quý hiếm nhất trong thế giới hải sản ở Việt Nam vì khi so sánh chất lượng thịt của chúng, tôm hùm, tôm mũ ni, tôm tít và các loài cua khác phải ngả mũ bái phục vì thịt chúng cực kỳ ngọt và bổ dưỡng Biển Việt Nam không phải là môi trường lý tưởng cho chúng sinh sống, cộng với "nằm vùng" ở đáy biển quá sâu là những nguyên nhân khiến chúng vô cùng quý hiếm.

Do nguồn thức ăn vô cùng khan hiếm, chúng dần quen với việc phải ăn bất cứ thứ gì rơi vãi từ tầng nước trên xuống và ăn thịt một số loài động vật nhỏ ở cùng ở độ sâu. Chiều dài mà bọ biển có thể đạt tới là từ 19 đến 37 cm nhưng khi bị đe doạ chúng sẽ co tròn lại để được bảo vệ trong chiếc vỏ giáp xác rất cứng.

Bọ biển có cấu tạo vòm miệng khá phức tạp để đảm bảo đầy đủ các chức năng của một loài ăn thịt: đâm thủng, xâu xé, mổ bụng con mồi. Chúng chủ yếu sống ở vùng biển ít biến động có độ sâu từ 170 đến hơn 2.100m, nơi có áp lực cao và nhiệt độ trung bình dưới 4 độ C như Đại Tây Dương, Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương.

Môi trường sống của chúng ở độ sâu rất lớn như thế, tuy nhiên thi thoảng vẫn có vài em đi lạc vào vùng nước nông hơn nên ngư dân Việt Nam mới có điều kiện tóm chúng.

Nguồn: Nguyễn Đình Thiện

Từ khóa » Bọ Biển Wiki