Tìm Hiểu Về Bugi đánh Lửa (Spark Plug) Dùng Cho Xe Hơi - Aloparts

Hiện nay trên thị trường Viêt Nam có rất nhiều hãng sản xuất Bugi như Denso, Bosch, NGK, Champion... Mỗi hãng lại có cách kí hiệu sản phẩm khác nhau .

Bugi được phân làm hai loại chính:

  • Bugi đánh lửa (Spark Plug) dùng cho xe động cơ xăng.
  • Bugi xông (Glow Plug) dùng cho xe động cơ Diesel.

Bài viết này sẽ chỉ đề cập đến Bugi đánh lửa (Spark Plug), cách chọn Bugi cho xe ô tô. Mọi người cùng đón đọc nhé.

Bugi là chi tiết cuối cùng của hệ thống đánh lửa. Tuy nhiên, bugi có nhiệm vụ rất quan trọng là phải phát sinh được tia lửa điện giữa hai điện cực ( cực trung tâm và cực bên nối mát), để đốt cháy hỗn hợp không khí – xăng được nạp vào buồng đốt. Cũng cần nên biết khi hỗn hợp không khí – xăng cháy nổ trong buồng đốt, nó làm nhiệt độ gia tăng Lên khoảng 2500 độ C và áp suất nén khoảng 50 kg/cm2 Trong điều kiện khắc nghiệt như vậy, bugi phải luôn đảm bảo tính năng đánh lửa của nó; vì vậy bugi được chế tạo với các yêu cầu rất đặc biệt sau : - Có độ bền cơ học cao - Có khả năng chịu nhiệt cao và áp suất cao - Đảm bảo tia lửa luôn mạnh và ổn định trong mọi điều kiện nhiệt độ và áp suất khác nhau.

Cấu tạo cơ bản của một Bugi đánh lửa.

1. Điện Cực của Bugi (Electrode):

Đây là nơi tập trung tạo ra tia lửa điện, vì vậy các nhà sản xuất bugi sử dụng các loại vật liệu thích hợp để tạo ra tia lửa điện ổn định trong mọi điều kiện làm việc khắc nghiệt (nhiệt độ và áp suất luôn thay đổi), cũng như có khả năng chống ăn mòn cao. Thông thường vật liệu dùng để chế tạo lõi điện cực là Đồng (Copper) còn đầu cực nơi phóng ra tia lửa điện là các hợp kim Niken (Nickel), Platinum (Bạch Kim), Iridium...

Trên hinh đầu tiên, Điện cực trung tâm của Bugi được chế tạo Nickel đây là loại vât liệu thường dùng làm Điện cực Bugi nhất cho có các dòng xe vì chi phí thấp.

Hình thứ hai, Điện cực trung tâm được chế tạo bằng Iridium đây là loại vật liệu tốt nhất dùng làm Điện cực Bugi có giá thành cao và thường dùng cho các dòng xe cao cấp.

2. Vỏ cách điện (Ceramic Insulator)

Đảm bảo không rò rỉ điện cao áp, có độ bền cơ học cao, chịu được nhiệt độ cao, có tính truyền nhiệt tốt. Vật liệu làm vỏ cách điện thường là gốm oxít nhôm (Al2O3). Trên thân vỏ cách điện, về phía đầu tiếp xúc với chụp bugi, các nhà sản xuất luôn tạo ra một số nếp nhăn sóng ( thường có khoảng 4 hoặc 5 nếp nhăn sóng), mục đích của việc tạo ra nếp nhăn sóng này để ngăn ngừa hiện tượng phóng điện cao áp từ đầu tiếp xúc của bugi xuống phần kim loại (Đánh lửa ra mát động cơ), làm giảm hiệu qủa đánh lửa trong buồng đốt của động cơ.

Phân loại Bugi:

1. Phân loại theo khả năng tản nhiệt

Dung tích khoảng trống là khoảng trống giữa hai điện cực, nếu càng lớn và sâu thì khả năng tản nhiệt của bugi càng kém; ngược lại nếu càng nhỏ và cạn thì khả năng tản nhiệt của bugi càng nhanh. Qua đó, các nhà sản xuất bugi chia bugi ra làm hai loại dựa trên khả năng tản nhiệt của chúng: Bugi loại nóng và bugi loại nguội.

  • Bugi loại nguội: Loại bugi này có khả năng tản nhiệt nhanh và dễ làm nguội. Sử dụng cho động cơ có tỉ số nén cao( phân khối lớn), tốc độ động cơ thường hoạt động ở chế độ cao, xe thường xuyên chạy ở tốc độ cao, chạy các quãng đường dài, tải nặng.
  • Bugi loại nóng: Loại bugi này có khả năng tản nhiệt khó và dễ bị làm nóng lên. Sử dụng cho động cơ có tỉ số nén thấp( phân khối nhỏ), tốc độ động cơ không cao, xe thường xuyên chạy tốc độ thấp, chạy các quãng đường ngắn, tải nhẹ.

Bugi có chỉ số nhiệt càng nhỏ là loại càng nóng và Bugi có chỉ số nhiệt càng cao là loại càng lạnh

2. Phân loại theo kim loại chế tạo đầu điện cực đánh lửa:

Ngày nay, các nhà sản xuất bugi tiến tới việc thay đổi vật liệu đầu điện cực trung tâm nhằm tăng tuổi thọ của Bugi cũng như khả năng đánh lửa mạnh hơn, tiết kiệm nhiên liệu hơn, đốt cháy hỗn hợp khí dễ dàng hơn. Chia làm 3 loại chính: Bugi Điện cực Niken (Nickel), Bugi Điện cực Bạch Kim (Platinum), Bugi Điện cực Iridium.

  • Bugi Điện cưc Niken (Nickel): Với đường kính điện cực từ 1,4 mm - 2,5 mm. Khi khe hở giữa cực trung tâm và cực tiếp đất tăng lên, sự phóng tia lửa giữa các điện cực trở nên khó khăn. Do đó, cần có 1 điện áp lớn hơn để phóng tia lửa. Vì vậy, cần phải điều chỉnh khe hở điện cực định kỳ hoặc thay thế Bugi. Phải thay thế Bugi sau 10.000 km đến 60.000 km xe vận hành. Điện cực tròn khó phóng điện, qua quá trình sử dụng điện cực bị tròn dần làm cho Bugi khó đánh lửa. Mặc khác, Niken có tính bền kém và khả năng phát tia lửa không tập trung, nhất là khi cực trung tâm bị mòn dẫn đến hiện tượng nhiên liệu bị đốt cháy không hết làm lãng phí, công suất động cơ không đạt tối ưu.

  • Bugi Điện Cực Bạch kim (Platinum): Với đường kính điện cực 1,1 mm, không cần điều chỉnh khe hở vì chúng không bị mòn. Thay Bugi sau 80.000 km đến 140.000 km xe vận hành. Bugi Platinum rất được ưa chuộng sử dụng cho các loại động cơ cao cấp. Với điện cực trung tâm làm bằng Platinum có tính trơ, rất ít bị ăn mòn thậm chí ở nhiệt độ cao. Tuổi thọ của Bugi Platinum cao gấp hai lần so với Bugi Niken và được đánh giá cao khi sử dụng cho các loại động cơ đốt trong.

  • Bugi Điện cực Iridium: Với đường kính điện cực 0,4 mm (Denso), không cần điều chỉnh khe hở vì chúng không bị ăn mòn. Thay Bugi sau 150.000 km đến 240.000 km xe vận hành. Bugi Iridium làm từ kim loại quý hiếm Iridium với độ cứng tăng gấp 6 lần so với Platinum giúp gia tăng giới hạn sử dụng cho Bugi ở mọi điều kiện làm việc khắc nghiệp nhất. Bugi Iridum có khả năng đánh lửa rất tốt do đầu đánh lửa nhỏ giúp tập trung tia lửa, nhiên liệu được đốt cháy triệt để, công suất động cơ tăng, nhiên liệu được sử dụng tiết kiệm hơn. Ngoài ra, do được làm bằng nguyên liệu Iridium có tính bền cao nên Bugi Iridium có tuổi thọ rất cao.

Lựa chọn Bugi:

Thông thường, khi một chiếc xe được sản xuất ra, nhà chế tạo đã thử nghiệm và chọn một loại bugi phù hợp cho điều kiện hoạt động bình thường của chiếc xe đó.Ở đây xin đưa ra một nguyên tắc cơ bản chung trong việc lựa chọn bugi đúng :

Heat Range (Khoảng nhiệt độ)

  • Bugi loại nguội: Loại bugi này có khả năng tản nhiệt nhanh và dễ làm nguội.
  • Bugi loại nóng: Loại bugi này có khả năng tản nhiệt khó và dễ bị làm nóng lên.

Bugi có thể chia ra làm loại chân dài và chân ngắn. Chúng ta có thể dựa theo mã phụ tùng trên Bugi để lựa chọn loại Bugi cho phù hợp với xe. Ví dụ: IK16 loại chân ngắn, IKH16 loại chân dài (có thêm chữ H).

Electrode Type (Loại vật liệu làm điện cực trung tâm)

Điện cực của Bugi Denso thường được chế tạo bởi ba loại hợp kim là: Nickel, Platinum và Iridium. Tác dụng và ưu điểm của mỗi loại mình đã đề cập đến trong phần phân loại Bugi ở trên. Loại vật liệu Bugi thường được ghi bên ngoài vỏ hộp của Bugi.

Trang web aloparts.com tích hợp tính năng xác minh phụ tùng theo số VIN xe. Một khi nhập số VIN xe, trang web sẽ chỉ hiện thị danh sách phụ tùng tương thích với chiếc xe của bạn. Không chỉ giải quyết vấn đề về kích thước, đối với các bộ phận quan trọng như bugi, trang web sẽ chỉ gợi ý danh sách bugi có chất lượng tương đương hoặc tốt hơn so với bugi nguyên bản, giúp bạn an tâm đặt hàng cho xế yêu của mình. Nếu có bất kì thắc mắc gì, bạn liên hệ với số ĐT: 089 888 5214 trên trang web để được tư vấn thêm nhé.

Từ khóa » Các Loại Bugi