Tìm Hiểu Về Các Loại Bằng Lái Xe Và độ Tuổi Khi điều Khiển Các Loại Xe.

Có 11 loại bằng lái xe được sử dụng tại Việt Nam hiện nay. Tuy nhiên không phải ai cũng hiểu hết về quy định các loại bằng lái xe và độ tuổi khi điều khiển các loại xe. Bài viết dưới đây sẽ giải đáp cho bạn. 

Mục Lục

Toggle
  • 1. Các loại bằng lái xe máy và độ tuổi.
  • 2. Các loại bằng lái xe ô tô và độ tuổi

1. Các loại bằng lái xe máy và độ tuổi.

Bằng lái xe máy (giấy phép lái xe máy) là chứng chỉ do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp cho công dân đủ 18 tuổi trở lên. Hiện nay có bằng lái xe hạng A1, A2, A3, A4, mỗi loại có những quy định riêng về đối tượng cấp, điều kiện dự thi, hồ sơ đăng ký và thời hạn sử dụng.

Điều 60 Luật giao thông đường bộ năm 2008 quy định:

  • “Người đủ 16 tuổi trở lên được lái xe gắn máy có dung tích xi lanh dưới 50cm3.”
  • “Người đủ 18 tuổi trở lên được lái xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh có dung tích xi lanh từ 50cm3 trở lên và các loại xe có kết cấu tương tự; xe ô tô tải, máy kéo có trọng tải dưới 3.500 kg; xe ô tô chở người đến 9 chỗ ngồi,…
Các loại bằng lái xe và độ tuổi.
Các loại bằng lái xe và độ tuổi.

Cụ thể thông tin từng loại giấy phép lái xe như sau:

1.1 Bằng lái xe máy hạng A1

  • Đối tượng được cấp: Bằng A1 cấp cho người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy có dung tích xi lanh từ 50cm3 – 175cm3 và người khuyết tật điều khiển xe mô tô 3 bánh đặc thù.
  • Hồ sơ đăng ký: Đơn đăng ký theo mẫu quy định; bản sao CMND/CCCD; giấy khám sức khỏe do cơ sở y tế có thẩm quyền cấp; ảnh chân dung 3×4. 
  • Độ tuổi thi bằng A1: Tính đến ngày đăng ký phải đủ 18 tuổi
  • Thời hạn sử dụng bằng A1: Vô thời hạn.

1.2 Bằng lái xe hạng A2

  • Đối tượng được cấp: Bằng lái A2 cấp cho người điều khiển xe mô tô 2 bánh có dung tích xi lanh từ 175cm3 trở lên và các loại xe quy định cho giấy phép hạng A1.
  • Hồ sơ đăng ký: Đơn đăng ký theo mẫu quy định; bản sao CMND/CCCD; giấy khám sức khỏe do cơ sở y tế có thẩm quyền cấp; ảnh 3×4.
  • Độ tuổi thi bằng A2: Tính đến ngày đăng ký phải đủ 18 tuổi
  • Thời hạn sử dụng: Vô thời hạn.

1.3 Bằng lái xe hạng A3

  • Đối tượng được cấp: Bằng lái xe A3 cấp cho người điều khiển xe mô tô 3 bánh đặc thù bao gồm cả xích lô máy, xe lam và các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng A1.
  • Hồ sơ đăng ký: Đơn đăng ký theo mẫu quy định; bản sao CMND/CCCD; giấy khám sức khỏe do cơ sở y tế có thẩm quyền cấp; ảnh chân dung 3×4. 
  • Độ tuổi thi bằng A3: Tính đến ngày đăng ký phải đủ 18 tuổi
  • Thời hạn sử dụng: Vô thời hạn.

1.4 Bằng lái xe hạng A4

  • Đối tượng được cấp: Bằng lái xe A4 cấp cho người điều khiển máy kéo có trọng tải dưới 1.000kg. 
  • Hồ sơ đăng ký: Đơn đăng ký theo mẫu quy định; bản sao CMND/CCCD; giấy khám sức khỏe do cơ sở y tế có thẩm quyền cấp; ảnh chân dung 3×4. 
  • Độ tuổi thi bằng A4: Tính đến ngày đăng ký phải đủ 18 tuổi
  • Thời hạn sử dụng: 10 năm.

Như vậy, A1, A2, A3 và A4 là những loại bằng lái được cấp cho người điều khiển các loại xe gắn máy, bao gồm xe mô tô 2 bánh có dung tích 50cm3 trở lên và xe mô tô 3 bánh đặc thù, máy kéo có trọng tải dưới 1.000kg. 

Ngoài ra, các văn bản pháp luật cũng đã có quy định rõ ràng về giấy phép đối với xe máy điện. Căn cứ vào điểm d, khoản 1, Điều 3 Nghị định 100/2019/NĐ-CP, đây là phương tiện được dẫn động bằng động cơ điện có công suất lớn nhất không lớn hơn 4kW, có vận tốc thiết kế lớn nhất không lớn hơn 50km/h. 

2. Các loại bằng lái xe ô tô và độ tuổi

Các loại bằng lái xe ô tô đang được sử dụng trong Luật Giao thông đường bộ Việt Nam 2008 gồm có bằng lái xe hạng B1, hạng B1 số tự động, hạng B2, hạng C, hạng D, hạng E, hạng F. Các loại giấy phép hạng B1, B2 và C sẽ được cấp cho công dân đủ 18 tuổi, tuy nhiên đối với chứng chỉ hạng D, E, F, quy định về độ tuổi được cấp bằng sẽ có sự khác biệt.

2.1 Bằng lái xe hạng B1 số tự động

Bằng b1 lái xe gì? Giấy phép lái xe hạng B1 số tự động được dùng cho các loại phương tiện:

  • Xe ô tô số tự động 9 chỗ ngồi trở xuống (tính cả ghế lái)
  • Xe ô tô tải, bao gồm cả xe tải chuyên dùng số tự động có trọng tải thiết kế dưới 3.500kg
  • Xe ô tô đặc thù được thiết kế cho người khuyết tật

Hồ sơ đăng ký: Đơn đăng ký theo mẫu quy định; bản sao CMND/CCCD; giấy khám sức khỏe do cơ sở y tế có thẩm quyền cấp; ảnh chân dung 3×4. 

Độ tuổi thi bằng lái xe B1 là: trên 18 tuổi ( tính từ ngày sinh nhật )

Thời hạn sử dụng: 

  • Thời hạn sử dụng giấy phép lái xe hạng B1 là đến 55 tuổi đối với nữ và 60 tuổi đối với nam.
  • Với người điều khiển là nữ trên 45 tuổi và nam trên 50 tuổi thì giấy phép lái xe hạng B1 số tự động được cấp chỉ có thời hạn 10 năm kể từ ngày cấp. 

2.2 Bằng lái xe hạng B2

Giấy phép lái xe hạng B2 được cấp cho người lái xe dịch vụ, sử dụng các loại phương tiện như:

  • Các loại xe ô tô chuyên dùng có trọng tải thiết kế dưới 3.500kg
  • Các loại xe quy định cho bằng lái xe hạng B1

Hồ sơ đăng ký: Đơn đăng ký theo mẫu quy định; bản sao CMND/CCCD; giấy khám sức khỏe do cơ sở y tế có thẩm quyền cấp; ảnh chân dung 3×4. 

Độ tuổi thi bằng lái xe B2 là: trên 18 tuổi ( tính từ ngày sinh nhật )

Thời hạn sử dụng: 10 năm kể từ ngày cấp bằng.

2.3 Bằng lái xe ô tô hạng C

Các loại bằng lái xe ô tô và độ tuổi
Các loại bằng lái xe ô tô và độ tuổi

Theo quy định của pháp luật, bằng lái xe hạng C được cấp cho người lái xe để điều khiển những loại xe sau:

  • Xe ô tô, xe ô tô tải chuyên dùng có trọng tải từ 3500kg trở lên
  • Các loại máy kéo một rơ moóc có trọng tải từ 3500kg trở lên
  • Các loại xe quy định cho giấy phép lái xe B1 và B2

Độ tuổi để học và thi bằng lái xe hạng C sẽ khắt khe hơn bằng lái xe hạng B1 và B2. Độ tuổi để có thể thi bằng lái xe hạng C là 21 tuổi, tuổi sẽ được tính từ lúc đăng ký hồ sơ. 

Đối với những trường hợp muốn thi bằng lái xe hạng C mà chưa đủ 21 tuổi thì có thể đăng ký thi bằng lái xe hạng B1 và B2 trước. Sau 2 năm thi và lấy bằng B2 sẽ được phép nâng lên hạng C. Những trường hợp chưa đủ 21 tuổi vẫn chỉ muốn thi luôn bằng lái xe hạng C sẽ không được chấp nhận.

Hồ sơ đăng ký: Đơn đăng ký theo mẫu quy định; bản sao CMND/CCCD; giấy khám sức khỏe do cơ sở y tế có thẩm quyền cấp; ảnh chân dung 3×4. 

Độ tuổi thi bằng C là: trên 21 tuổi ( tính từ ngày sinh nhật )

Thời hạn sử dụng bằng C: 05 năm kể từ ngày cấp bằng.

2.5. Bằng lái xe hạng D

Giấy phép lái xe hạng D được cấp cho người điều khiển các loại phương tiện sau:

  • Xe ô tô dùng để chở người từ 10 đến 30 chỗ ngồi, bao gồm cả người lái
  • Các loại ô tô quy định sử dụng bằng lái hạng B1, B2 và C

Điều kiện được cấp bằng

  • Công dân đủ 24 tuổi trở lên
  • Có trên 05 năm hành nghề lái xe ô tô
  • Trình độ học vấn từ trung học cơ sở hoặc tương đương trở lên
  • Có giấy phép lái xe hạng B2 hoặc C và có kinh nghiệm lái xe 100.000km an toàn

Hồ sơ đăng ký

  • Đối với người đăng ký sát hạch lái xe lần đầu: Đơn đăng ký theo mẫu quy định; Bản sao CMND/CCCD; Giấy khám sức khỏe do cơ sở y tế có thẩm quyền cấp; Ảnh chân dung 3×4
  • Đối với người đăng ký sát hạch nâng hạng: Các loại giấy tờ áp dụng với người đăng ký sát hạch lái xe lần đầu; Bản khai thời gian hành nghề, số km lái xe an toàn theo mẫu quy định; Bản sao bằng tốt nghiệp trung học cơ sở hoặc tương đương.

Hồ sơ đăng ký: Đơn đăng ký theo mẫu quy định; bản sao CMND/CCCD; giấy khám sức khỏe do cơ sở y tế có thẩm quyền cấp; ảnh chân dung 3×4. 

Độ tuổi thi bằng D là: trên 24 tuổi ( tính từ ngày sinh nhật )

Thời hạn sử dụng bằng D: 05 năm kể từ ngày cấp bằng

2.6. Bằng lái xe hạng E:

Giấy phép lái xe hạng E được cấp cho người điều khiển các loại xe như:

  • Xe ô tô chở người có trên 30 chỗ ngồi
  • Các loại xe quy định được sử dụng bằng lái xe hạng B1, B2, C và D

Điều kiện được cấp bằng

  • Công dân đủ 24 tuổi trở lên
  • Có trên 05 năm hành nghề lái xe
  • Trình độ học vấn từ trung học cơ sở hoặc tương đương trở lên
  • Có bằng lái xe hạng B2 lên D, C lên E: Tối thiểu 05 năm hành nghề lái xe và  kinh nghiệm lái xe an toàn 100.000km trở lên

Hồ sơ đăng ký

  • Đối với người đăng ký sát hạch lái xe lần đầu, hồ sơ gồm: Đơn đăng ký theo mẫu quy định; Bản sao CMND/CCCD; Giấy khám sức khỏe do cơ sở ý tế có thẩm quyền cấp; Ảnh chân dung 3×4
  • Đối với người đăng ký sát hạch nâng hạng: Các loại giấy tờ được quy định với người đăng ký sát hạch lái xe lần đầu; Bản khai thời gian hành nghề, số km lái xe an toàn theo mẫu quy định; Bản sao bằng tốt nghiệp trung học cơ sở hoặc tương đương

Thời hạn sử dụng: 05 năm kể từ ngày cấp

2.7. Bằng lái xe hạng F (FB2, FC, FD, FE)

Trong hệ thống giấy phép lái xe của Việt Nam, hạng F là bằng cấp cao nhất, chỉ được cấp cho người đã sở hữu các loại bằng lái xe hạng B2, C, D và E, điều khiển các loại xe tương ứng kéo rơ moóc có trọng tải thiết kế trên 750kg, sơ mi rơ moóc và ô tô khách nối toa, cụ thể:

  • Hạng FB2: Cấp cho người điều khiển các loại xe được quy định cho giấy phép lái xe hạng B2 kéo theo rơ moóc.
  • Hạng FC: Cấp cho người điều khiển các loại xe được quy định cho giấy phép lái xe hạng C kéo theo rơ moóc.
  • Hạng FD: Cấp cho người điều khiển các loại xe được quy định cho giấy phép lái xe hạng D kéo theo rơ moóc.
  • Hạng FE: Cấp cho người điều khiển các loại xe được quy định cho giấy phép lái xe hạng E kéo theo rơ moóc.

Điều kiện được cấp bằng

  • Công dân đủ 21 tuổi (hạng FB2); đủ 24 tuổi (hạng FC) và đủ 27 tuổi (hạng FD, FE).
  • Chỉ được thi nâng hạng từ các bằng B2, C, D và E. Điều kiện thi cụ thể tùy thuộc vào trường hợp nâng từ bằng nào lên bằng F.

Hồ sơ đăng ký nâng hạng

  • Đơn đăng ký theo mẫu quy định; bản sao CMND/CCCD; giấy khám sức khỏe do cơ sở y tế có thẩm quyền cấp; ảnh chân dung 3×4
  • Các giấy tờ tùy theo điều kiện nâng hạng: Bản khai thời gian hành nghề, số km lái xe an toàn theo mẫu quy định; bản sao bằng tốt nghiệp trung học cơ sở hoặc tương đương,… 

Thời hạn sử dụng: 05 năm kể từ ngày cấp

2.8. Lưu ý về các loại bằng lái xe và độ tuổi

  • Người có bằng lái xe hạng FE được điều khiển các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng B1, B2, C, D, E, FB2, FD.
  • Người có bằng lái xe hạng FD được điều khiển các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng B1, B2, C, D và FB2.
  • Người có bằng lái xe hạng FC được điều khiển các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng B1, B2, C và hạng FB2.
  • Người có bằng lái xe hạng FB2 được điều khiển các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng B1 và B2.

Như vậy, để được cấp các loại bằng lái xe theo quy định hiện hành, công dân cần đáp ứng yêu cầu về độ tuổi, sức khỏe, năng lực hành vi dân sự và vượt qua các kỳ thi sát hạch của các cơ sở đào tạo chính quy được Nhà nước cấp phép. 

Trên đây là thông tin về các loại bằng lái xe và độ tuổi khi điều khiển các loại xe tại Việt Nam. Nắm rõ những quy định này để bạn không còn bỡ ngỡ khi quyết định đăng ký học lái xe nữa nhé! Để biết thêm nhiều thông tin hữu ích, bạn hãy theo dõi các bài viết tiếp theo của daylaixehanoi.vn hoặc liên hệ ngay với chúng tôi theo số Hotline để được giải đáp thắc mắc nha. 

Trung tâm Đào tạo và Sát hạch lái xe Thái Việt

  • Hotline: 1900 0329
  • Địa chỉ: 201 Nguyễn Ngọc Vũ, Q Cầu Giấy, Hà Nội

Tin nhắn khác:

>> Hồ sơ đăng ký thi bằng lái xe B2 bao gồm những gì?

>> Bằng lái xe là gì? Phân biệt các loại bằng lái xe tại Việt Nam.

Từ khóa » Các Loại Bằng Lái Xe 2 Bánh