TÌM HIỂU VỀ CÁC LOẠI KÍNH THIÊN VĂN

Xin chào, là một người mới tìm hiểu về thiên văn, có bao giờ bạn tự hỏi kính thiên văn có bao nhiêu loại và loại nào phù hợp với mình? Hôm nay, hãy cùng TGTV tìm hiểu về các loại kính thiên văn phổ biến nhất hiện nay nhé!!!

Kính thiên văn khúc xạ

Được cấu tạo chủ yếu bởi 2 thành phần: Vật kính và thị kính.

Vật kính là thấu kính hội tụ tiêu sắc được ghép từ 1 thấu kính phân kỳ và một thấu kính hội tụ.

Thị kính có thể là thấu kính phân kỳ hoặc hội tụ tiêu sắc. Tuy nhiên, hầu hết tất cả các kính thiên văn đều có thị kính là thấu kính hội tụ tiêu sắc do chúng có trường nhìn rộng.

Các loại kính thiên văn phổ thông

Đây là loại kính phù hợp cho người mới bắt đầu bởi vì nó sở hữu những ưu điểm nổi trội sau:

  1. Đơn giản, dễ sử dụng
  2. Cực kỳ bền
  3. Hình ảnh sắc nét
  4. Không bị lệch trục

Nhược điểm của loại kính này chính là khả năng thu gom ánh sáng không cao do đường kính nhỏ, màu sắc thiếu trung thực.

Kính thiên văn phản xạ

Vật kính của kính thiên văn phản xạ là gương cầu hoặc gương parabol(được gọi là gương sơ cấp).

Thị kính tương tự như kính thiên văn khúc xạ.

Đặc điểm của kính thiên văn phản xạ

Kính thiên văn phản xạ thường có đường kính lớn nên thu được ánh sáng tốt hơn, màu sắc trung thực hơn, độ phóng đại cũng lớn hơn kính khúc xạ nhưng giá thành lại rẻ.

Bên cạnh những ưu điểm của mình, dòng kính phản xạ cũng không thiếu những nhược điểm không mấy…dễ chịu như bị méo hình ở biên, bị cầu sai, dễ bị lệch trục và kém bền hơn kính khúc xạ, đường kính gương lớn nên không thuận tiện cho việc mang đi du lịch.

Kính thiên văn tổ hợp

Đúng như tên gọi của mình, kính thiên văn tổ hợp có hệ vật kính bao gồm cả gương và thấu kính kết hợp với nhau nhằm loại bỏ nhược điểm của kính khúc xạ và kính phản xạ. Vì thế, giá thành của kính thiên văn tổ hợp khá cao.

Kính thiên văn tổ hợp BOSMA MK 1900130 – EQ - Thế giới thiên văn

Dựa vào những kiến thức cơ bản mà TGTV đã cung cấp, bạn đã tìm được 1 chiếc kính thiên văn phù hợp cho mình chưa? Nếu chưa, hãy thử tham khảo một số mẫu kính mà TGTV đề xuất nhé!!!

Kính thiên văn cho trẻ em

  1. Kính thiên văn khúc xạ Apollo D50F360
  2. Kính thiên văn khúc xạ Apollo D70F400
  3. Kính thiên văn khúc xạ Celestron PowerSeeker 50AZ
  4. Kính thiên văn phản xạ Apollo DOB D80F500
  5. Kính thiên văn phản xạ Meade LightBridge Mini 82mm

Kính thiên văn dưới 2 triệu

  1. Kính thiên văn khúc xạ Apollo D60F700M
  2. Kính thiên văn khúc xạ Apollo D60F700TX
  3. Kính thiên văn khúc xạ Apollo D70F700

Kính thiên văn từ 3 – 5 triệu

  1. Kính thiên văn khúc xạ Apollo D70F900EQ
  2. Kính thiên văn khúc xạ Apollo D80F900EQ
  3. Kính thiên văn khúc xạ Celestron Astromaster 70AZ
  4. Kính thiên văn khúc xạ Celestron Astromaster 70EQ

Kính thiên văn từ 5 – 10 triệu

  1. Kính thiên văn khúc xạ Celestron PowerSeeker D80F900EQ
  2. Kính thiên văn khúc xạ Celestron D80F900EQ Deluxe
  3. Kính thiên văn khúc xạ Celestron Astromaster D90F1000EQ
  4. Thân ống kính thiên văn Celestron Mak C90
  5. Kính thiên văn Sky Watcher 90EQ – 2 
  6. Kính thiên văn Sky Watcher 90EQ – 2 Pro
  7. Kính thiên văn khúc xạ Meade Polaris D80F900EQ
  8. Kính thiên văn khúc xạ Meade Polaris D90F900EQ

Kính thiên văn du lịch

  1. Kính thiên văn Celestron PowerSeeker 60AZ
  2. Kính thiên văn Celestron Travel D70F400
  3. Kính thiên văn Celestron SCTW 70
  4. Kính thiên văn Celestron SCTW 80

Trên đây chỉ là một số kính thiên văn phổ biến trong tầm giá do TGTV tự đề xuất, bạn có thể tham khảo thêm nhiều mẫu kính thiên văn khác tại thegioithienvan.com nhé!!!

Từ khóa » Các Loại Kính Thiên Văn Vũ Trụ