Tìm Hiểu Về Các Loại Ngói Lợp Cho Công Trình Nhà Thờ Họ - Vietnamarch

Nhà thờ họ là một công trình dành cho việc thờ cúng vị Tổ của mỗi một dòng họ cho nên đây là một công trình quan trọng và rất thiêng liêng. Trong số những yêu tố cấu thành nên một ngôi nhà thờ họ hoàn chỉnh, không thể không nói tới ngói lợp nhà thờ họ, đây là một trong những yếu tố tạo nên diện mạo đẹp mắt nhất cho nhà thờ họ, đồng thời phù hợp với cảnh quan chung cũng như phong thủy. Trong bài viết lần này, Vietnamarch mời các bạn cùng tìm hiểu về các loại ngói lợp nhà thờ họ nhé!

  • 1. Ý nghĩa của mái ngói nhà thờ họ.
  • 2. Lưu ý khi chọn ngói lợp nhà từ đường.
  • 3. Phân biệt các loại ngói lợp nhà thờ họ, nhà từ đường thông dụng.
  • 4. Cách lợp mái ngói nhà thờ họ và các lưu ý khi lợp
    • 4.1 Những lưu ý và cách lợp mái ngói mũi hài cho nhà thờ họ
    • 4.2 Những lưu ý và cách lợp mái ngói âm dương cho nhà thờ họ
  • 5. Mua ngói lợp nhà thờ họ ở đâu?

>>Xem ngay: Chọn hướng nào xây nhà thờ họ tốt nhất?

1. Ý nghĩa của mái ngói nhà thờ họ.

Về mặt hình thức, mái ngói là một bộ phận ở phía trên cùng, bao trùm cả công trình, nó có vai trò quan trọng tạo nên một nhà thờ họ hoàn chỉnh. Ngói lợp nhà thờ họ giúp che mưa, che nắng, bảo vệ cho cả căn nhà thờ họ khỏi những tác động từ môi trường bên ngoài..

Tìm hiểu về các loại ngói lợp cho công trình nhà thờ họ  nhà thờ họ lợp ngói mũi hài

Mãi ngói có vai trò quan trọng với nhà thờ họ

Về mặt tâm linh, phần mái ngói của nhà thờ cũng mang ý nghĩa vô cùng quan trọng. Mái ngói nhà thờ họ trước khi cất nóc thì cần phải xem xét, chọn lựa hướng mái, điểm góc mái, nóc mái… sao cho phù hợp phong thủy, tuổi gia chủ để tránh phạm vào những điều kiêng kỵ, từ đó mang lại sự an lành, bình yên cho gia chủ.

2. Lưu ý khi chọn ngói lợp nhà từ đường.

Việc đầu tiên cần lưu ý khi chọn ngói lợp nhà từ đường là lựa chọn màu sắc. Mái ngói lợp nhà thờ họ thông thường sẽ là màu đỏ hoặc màu nâu sẫm bởi theo quan niệm của người xưa thì màu đỏ truyền thống của mái ngói cổ xưa là màu sẽ mang lại sự hòa hợp, may mắn, thuận buồm xuôi gió cho cả cho dòng họ, còn màu nâu sẫm mang đến phong thái trang nghiêm, dáng vẻ cổ kính cho nhà thờ họ. Người ta sẽ không chọn mái ngói màu xanh bởi theo quan niệm phong thủy, màu xanh là màu của nước mà người xưa cho rằng nước trên mái nhà khi tràn xuống sẽ gây ra nhiều điều không hay như mất mát, đói kém, thương vong…

Tìm hiểu về các loại ngói lợp cho công trình nhà thờ họ  nhà thờ họ lợp ngói âm dương

Nhà thờ họ tại Quảng Nam kiểu 8 mái lợp ngói âm dương (Nguồn: internet)

Một vấn đề quan trọng nữa trong việc chọn ngói lợp nhà thờ họ là chất liệu mái. Hiện nay, có rất nhiều chất liệu ngói lợp nhà thờ họ nhưng đa phần mọi người thường chọn ngói lợp nhà thờ họ làm từ sứ tráng men hoặc gốm bởi những chất liệu đó khá nhẹ, chắc chắn, dễ tạo hình, thoáng khí và rất bền.

3. Phân biệt các loại ngói lợp nhà thờ họ, nhà từ đường thông dụng.

Dựa vào hình thức ngói lợp nhà thờ họ, hiện nay, có 2 loại ngói lợp nhà thờ họ thông dụng là ngói mũi hài và ngói âm dương. Cùng tìm hiểu về 2 loại ngói này dưới đây nhé!

a. Ngói mũi hài

Ngói mũi hài là một loại ngói được đánh giá là phổ biến nhất, được mọi người ưa chuộng bởi ngói mũi hài mang đến vẻ đẹp tinh tế và nhẹ nhàng cho công trình nhà thờ họ. Sở dĩ người ta gọi là ngói mũi hài bởi người ta dựa theo hình dáng của nó. Cũng như các loại ngói khác, ngói mũi hài được lợp phần mái của công trình nhằm bảo vệ cho phần bên trong của công trình khỏi những tác động của môi trường bên ngoài. Ngói mũi hài có những đặc điểm như: Làm bằng chất liệu gốm hoặc sứ, bền màu, không thấm nước, nhiều loại có tráng men không bị rêu mốc hay bào mòn, dễ dàng thi công, được lựa chọn nhiều để lợp ngói các công trình tâm linh như nhà thờ họ, đền, chùa… hoặc các công trình có mái gỗ hoặc bê tông.

Tìm hiểu về các loại ngói lợp cho công trình nhà thờ họ  Ngói lợp nhà thờ họ mũi hài

Ngói mũi hài (Nguồn: internet)

Những mẫu ngói mũi hài phổ biến đó là: Ngói mũi hài chất liệu sứ (ngói hài cổ, ngói mũi hài có họa tiết…), ngói mũi hài chất liệu gốm (ngói hài gốm cổ và ngói hài gốm họa tiết) và ngói mũi hài đất nung (loại thông dụng nhất để lợp mái ngói nhà thờ họ).

b. Ngói âm dương

Ngói âm dương là loại ngói gồm có 2 phần là ngói âm và ngói dương, khi lợp, người ta sẽ xếp 1 viên ngửa (ngói âm) và 1 viên úp (ngói dương). Ngói âm dương có ưu điểm là làm mát cho ngôi nhà vào mùa hè và làm ấm ngôi nhà vào mùa đông, dễ dàng thoát nước, giúp tăng tính thẩm mỹ cho các công trình nhà thờ họ đồng thời mang đến sự hài hòa về phong thủy, tạo nên sinh khí cho nhà thờ họ khi 2 yếu tố âm dương này kết hợp với nhau. Sở hữu mái ngói âm dương, nhà thờ họ sẽ mang một vẻ đẹp vô cùng sang trọng, cổ kính và độc đáo. Ngói âm dương được sử dụng chủ yếu là ngói âm dương chất liệu sứ và chất liệu gốm có màu sắc đa dạng. Ngói âm dương chất liệu sứ là loại ngói có độ bền cao và chắc chắn, bên ngoài được phủ lớp men bóng không bám bẩn, chống rêu mốc. Ngói âm dương chất liệu gốm thường có màu sắc đỏ tươi tạo cảm giác ấm cúng, có ưu điểm là không phai màu, không có rêu, mốc…

Tìm hiểu về các loại ngói lợp cho công trình nhà thờ họ  Ngói lợp nhà thờ họ âm dương

Ngói âm dương (Nguồn: internet)

4. Cách lợp mái ngói nhà thờ họ và các lưu ý khi lợp

4.1 Những lưu ý và cách lợp mái ngói mũi hài cho nhà thờ họ

a. Cách lợp ngói mũi hài nhỏ:

  • Đặt hàng ngói đầu tiên từ dưới lên với độ dốc 15º – 20º. Phần mũi ngói đưa ra ngoài bằng 1/3 chiều dài viên ngói.
  • Đặt 2 viên ngói mũi cổ ở 2 đầu hồi rồi dùng dây căng sao cho chúng tạo thành một đường thẳng.
  • Trát vữa xi măng lên mái ở mặt dưới viên ngói và dán ngói lên mái. Lưu ý kỹ thuật lợp ngói mũi hài bằng cách phân luống và lợp theo luống với chiều rộng mỗi luống khoảng 1,5m.
  • Lấy dây căng thẳng từ trên đỉnh mái xuống dưới để tạo thành luống. Tiếp tục trát vữa xi măng và dán ngói lên mái. Lưu ý khi trát vữa xi măng phải dùng bay gạt mỏng lớp vữa xi măng sao cho tạo thành mặt phẳng theo chiều nghiêng của mái, độ dày phải đủ, không được quá ít cũng như không quá nhiều để bị tràn ra ngoài mặt viên ngói.
  • Đặt và điều chỉnh 2 viên ngói ở 2 đầu hồi lúc này sao cho khoảng cách mũi hàng sau cách hàng trước khoảng 7cm. Dùng dây căng ở 2 đầu mũi tạo thành một đường thẳng.
  • Lưu ý: Trát vữa đến đâu thì dán ngói ngay đến đó, viên ngói mũi cổ phải đặt chính xác theo đường thẳng của dây căng, mũi viên ngói hàng sau phải nằm ở chính giữa 2 viên ngói hàng trước đó. Tiến hành lợp ngói từ các hàng tiếp theo cũng tương tự cho đến hết luống và kéo thẳng lên tới đỉnh mái. Lợp hết luống này rồi mới đến luống khác cho đến khi lợp kín mái.
Tìm hiểu về các loại ngói lợp cho công trình nhà thờ họ  Hướng dẫn lợp ngói mũi hài nhỏ

Hướng dẫn lợp ngói mũi hài nhỏ (Nguồn: internet)

b. Cách lợp mái ngói mũi hài lớn:

Theo lý thuyết, ngói mũi hài lớn lợp được trên hệ kèo hoặc dán trên mái đúc sẵn, tuy nhiên cách lợp ngói mũi cổ thông thường là lợp trên hệ kèo bởi viên ngói được thiết kế có móc để gác lên các thanh mè (lito).

Bước chuẩn bị:

  • Đóng cầu phong: dùng gỗ nhóm 4 trở xuống
  • Kích thước cầu phong: rộng 6 – 7cm, dày 3 – 4cm
  • Khoảng cách giữa 2 cầu phong: 9 – 10cm
  • Kích thước hàng tàu: rộng 15 – 18cm, dầy 4 – 5cm (Hàng tàu nằm phía dưới cầu phong có vai trò làm điểm đỡ cho hàng ngói đầu tiên từ dưới lên)
Tìm hiểu về các loại ngói lợp cho công trình nhà thờ họ  Hướng dẫn lợp ngói mũi hài lớn

Hướng dẫn lợp ngói mũi hài lớn (Nguồn: internet)

Bước đo và chia khoảng cách các hàng mè

  • Mè làm bằng gỗ xẻ có kích thước chiều rộng 3 – 4cm, độ dầy 2,5 – 3cm. Đầu tiên, đóng 2 hàng mè phía trước trên và phía dưới của mái. Hàng mè phía trên cách đỉnh mái từ 3 – 4cm. Hàng mè phía dưới cách hàng tàu từ 4 – 5cm.
  • Đo khoảng cách giữa 2 hàng mè trên và dưới để chia đều khoảng cách giữa các hàng mè phía trong nhằm đảm bảo kỹ thuật lợp ngói mũi hài đúng quy trình.
  • Dùng thước dây chia đều khoảng cách giữa các mè và đánh dấu vị trí đặt các hàng mè, khoảng cách này phải bằng nhau và nằm trong khoảng 10 – 11cm. Tiếp theo, căng dây ở 2 đầu theo đúng vạch đã đánh dầu rồi đặt hàng mè phía dưới sợi dây và đóng chặt mè vào cầu phong.
  • Làm tương tự đóng các hàng mè kín mái. Mái mè khi đóng xong tạo thành mặt phẳng có các hàng mè chạy thẳng song song và cách đều nhau theo đúng kích thước khoảng 10 – 11cm.

Các bước tiến hành lợp:

  • Lợp ngói từ đầu hồi lợp vào và từ dưới lên trên
  • Mỗi viên ngói móc chặt vào thanh mè
  • Hàng ngói phía sau nằm lên 2/3 hàng trước, so le nhau, mũi viên ngói hàng sau nằm giữa 2 viên ngói hàng trước
  • Đảm bảo các viên ngói được lợp khít vào nhau
  • Vị trí đầu hồi và phần nóc phải được lợp kín bằng cách cắt viên sản phẩm theo đúng kích thước vị trí bị khuyết.
Tìm hiểu về các loại ngói lợp cho công trình nhà thờ họ  Lợp ngói mũi hài

Lợp ngói mũi hài (Nguồn: internet)

4.2 Những lưu ý và cách lợp mái ngói âm dương cho nhà thờ họ

a. Cách lợp ngói âm dương trên mái bê tông

  • Đầu tiên, làm sạch bề mặt ngói cẩn thận và nhẹ nhàng để ngói không bị đổ nát hoặc vỡ hỏng
  • Thực hiện chống thấm cho mái nhà (đây là yêu cầu quan trọng hàng đầu trong kỹ thuật lợp ngói âm dương)
  • Bắt đầu lợp ngói từ giữa sang hai bên, cách làm này góp phần giúp bạn lợp ngói nhanh hơn đồng thời giúp đảm bảo sự chính xác và đồng nhất cho vị trí ngói lợp và có được mái ngói đồng đều, đẹp mắt.
  • Đổ hồ lên mặt mái và dán ngói lên, cố định viên ngói chặt vào mái, loại bỏ phần vữa thừa của hồ ở từng vị trí dán.
  • Làm viền đuôi mái để hoàn thiện việc lợp mái bằng cách trát hồ lên chỉ mái và đuôi mái, sau đó tạo viền thật đẹp.
  • Kiểm tra toàn bộ mái ngói đã lợp xem đã hoàn chỉnh, đồng nhất và chắc chắn chưa.
Tìm hiểu về các loại ngói lợp cho công trình nhà thờ họ  Lợp ngói âm dương trên mái bê tông

Lợp ngói âm dương trên mái bê tông (Nguồn: internet)

b. Cách lợp ngói âm dương trên cầu phong (áp dụng cho mái có độ dốc nhở hơn hoặc bằng 40 độ)

  • Đầu tiên là đóng cầu phong, cầu phong phải vững chãi và có độ rộng độ vừa vặn với ngói, chiều dài cầu phong là 6:7cm, chiều rộng là 3:4cm. Lưu ý khi đóng cầu phong phải có hàng tàu chắc chắn để nâng đỡ cho mái ngói.
  • Tiếp theo là tiến hành lợp. Đặt một viên ngói âm lên trên 2 thanh cầu phong thật chắc chắn rồi đặt tiếp một viên ngói dương lên sao cho khớp với viên ngói âm. Lưu ý: Hàng ngói âm dương đầu tiên phải cố định bằng vít để tạo sự chắc chắn.
  • Tiếp tục lợp mái ngói âm dương cho đến hết, lợp lần lượt từ vị trí luống này sang luống khác khắp mái ngói tới nóc nhà.
  • Bước quan trọng để kết thúc quá trình lợp mái cũng như là khâu quyết định cho quá trình lợp mái đảm bảo cho các viên ngói nằm trên cùng một đường thẳng đó là lợp ngói rìa bằng si măng dẻo.
  • Cuối cùng, dùng vải hoặc chổi để làm sạch chỗ hồ thừa, tránh bị kết dính nhiều trên mái ngói gây mất thẩm mỹ, kiểm tra lại toàn bộ phần mái để tránh những sai xót nhỏ trong quá trình thi công.
  • Lưu ý: Tránh lợp ngói góc cạnh bởi theo phong thủy, nó sẽ khiến tài lộc phân tán, nhiều rủi ro kéo đến với gia chủ. Sử dụng một loại ngói đồng nhất, mật độ ngói đúng theo thiết kế ban đầu, cần đảm bảo lớp hồ dính chắc chắn trên mái và cần tính toán lượng ngói phù hợp để sử dụng để tránh tình trạng thiếu hoặc thừa lãng phí.
Tìm hiểu về các loại ngói lợp cho công trình nhà thờ họ  Cách lợp ngói âm dương

Cách lợp ngói âm dương (Nguồn: internet)

>>Xem ngay: 10+ mẫu cửa gỗ nhà thờ họ siêu đẹp của năm 2018

5. Mua ngói lợp nhà thờ họ ở đâu?

Để được tư vấn chọn và mua ngói lợp nhà thờ họ đẹp và phù hợp với công trình nhà thờ họ của quý khách, vui lòng liên hệ với chúng tôi. Chúng tôi nhận tư vấn, thiết kế kiến trúc, thi công hoàn thiện các công trình kiến trúc truyền thống như: nhà thờ họ, nhà thờ tổ, nhà gỗ cổ truyền, đình chùa, miếu mạo, lăng mộ… cho tất cả khách hàng trên toàn quốc. Mọi chi tiết xin liên hệ với chúng tôi qua địa chỉ:

Công ty kiến trúc – nội thất VIETNAMARCH

VPTK: 61 Nguyễn Xiển, Q. Thanh Xuân, TP. Hà NộiTel: 04.6681.2328 – Hotline: 0918.248.297 (24/7)Website: vietnamarch.com.vnEmail: vietnamarch.ltd@gmail.comLịch làm việc: 8h30 – 17h30 từ T2 – T6, 8h30 – 12h30 T7

Từ khóa » Các Loại Ngói Lợp Nhà Thờ