Tìm Hiểu Về Các Loại Tôm Rảo, Tôm Rồng, Tôm Càng Biển, Tôm Gõ Mõ ...
Có thể bạn quan tâm
Tôm biển từ lâu đã được con người sử dụng như một loại “thần dược” cung cấp chất dinh dưỡng cho cơ thể, đặc biệt là canxi giúp xương chắc khỏe, tráng dương bổ thận. Bài viết này Dr.Tom sẽ cùng quý bạn đọc đi tìm hiểu về các loại tôm biển điển hình như: tôm rảo, tôm rồng, tôm càng biển, tôm gõ mõ, tôm bộp, tôm bọ ngựa để mọi người cùng hiểu về tập tính và mức độ dinh dưỡng của từng loài.
- Phương pháp để xác định kích thước tôm thẻ chân trắng một cách đơn giản
- Nuôi nước sạch, tôm khỏe mạnh: Bí quyết tăng năng suất trong nuôi tôm
- Giải pháp tối ưu phòng chống virus đốm trắng
- Nuôi tôm không kháng sinh liệu có khả thi?
- DR TOM THAM DỰ HỘI THẢO THAM VẤN GIẢI PHÁP NUÔI TÔM HIỆU QUẢ CÁC THÁNG CUỐI NĂM 2024
Có thể bạn chưa biết, Ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long có tới 90% tổng diện tích nuôi tôm phục vụ cho nhu cầu sử dụng thực phẩm trong và ngoài nước. Bởi lẽ, trong thịt tôm có chứa các loại Ca, P, Fe, Lipid, Vitamin B1, B2, PP, cholesterol, melatonin, acid béo omega-3,….cần thiết cho sự phát triển của con người. Một số loại tôm biển được ưa chuộng hiện nay có thể kể đến:
1. Tôm rảo
Tôm rảo là một loài tôm biển sống trong tự nhiên, thuộc chi Metapenaeus, họ tôm he Penaeidae. Chúng ta có thể bắt gặp loài tôm này tại các đầm nước nuôi cá ven sông, ven biển. Nhiều nơi đã tiến hành nuôi tôm rảo và cho kết quả khá khả quan – Đây là đối tượng kinh tế có giá trị xuất khẩu chỉ sau các loài tôm he.
Tôm rảo có hình dáng giống với các loại tôm biển khác nhưng thân có màu xanh, chùy trán hơi cong vút lên trên, chân bò của tôm có màu nâu nhạt. Đặc biệt, các đốt bụng thứ 2 và 3 có gờ ở lưng khá rõ, chúng ta có thể nhìn thấy bằng mắt thường. Tôm có kích thước trung bình, chiều dài từ 120 – 130 mm, nặng khoảng 15 – 20 g, con tôm to nhất là dài 150 mm với cân nặng > 30 g.
Hình ảnh tôm rảo biển tự nhiên
Cũng giống như các loài tôm khác, tôm rảo cái sinh sản liên tục quanh năm, đặc biệt vào khoảng thời gian tháng 4, tháng 8 và tháng 11. Khi sinh sản chúng sẽ tìm những khu vực xa bờ, độ sâu trên 20 m, nơi có bùn đáy để đẻ trứng ở độ mặn và nhiệt độ thích hợp.
Các chuyên gia dinh dưỡng khuyến khích các bà mẹ bỉm sửa nên chế biến tôm rảo thành nhiều loại thức ăn cho con mình, bởi lẽ trong 100g tôm tươi có tới có tới 18.4g protid,, 1120 mg canxi, 150mg photpho,1.8 lipid… cung cấp các axit amin thiết yếu giúp trẻ dễ hấp thu hơn so với các loại thịt gia súc, gia cầm khác.
2. Tôm rồng
Tôm rồng hay còn được gọi với tên tôm hùm đỏ, chúng được trang bị lớp vỏ cứng, có hai râu xúc giác, chùy trán phát triển to hơn so với tôm rảo. Tôm rồng có đôi chân bò thứ nhất phát triển thành kìm to, 10 chân to khỏe chia đều hai bên, vây đuôi rộng, đốt đuôi hình lưỡi xẻng. Chiều dài từ 25 cm – 40 cm với cân nặng khoảng 250 g to hơn cả tôm hùm.
Khác với các loại tôm thông thường, phần đầu ngực tôm sẽ mập, to, phần bụng nhỏ và ngắn, chân bơi thoái hóa, thích nghi với các hoạt động bò ở dưới vùng biển đại dương. Loại tôm này thường sống ở trong đầm hồ, sông ngòi, vùng đáy biển, ban ngày ẩn náu trong các khe đá ban đêm sẽ là thời gian lý tưởng để kiếm mồi.
=> Tìm hiểu xem tôm hùm đực và tôm hùm cái khác nhau như thế nào >> TẠI ĐÂY
Tôm rồng có vỏ cứng và hai râu
Tôm rồng có chu kỳ lột xác dài hơn so với các loại tôm biển khác, 18 tháng mới đạt kích cỡ > 1kg và đẻ trứng một năm một lần. Hiện tại, tôm rồng đã được nuôi ở các quốc gia Mỹ, Úc, Anh, Thụy Điển, Trung Quốc,… với ưu điểm thịt thơm, ngọt nên được rất nhiều người tin dùng và lựa chọn.
3. Tôm càng biển
Ở nước ta, tôm càng biển xuất hiện nhiều ở các khu vực miền Trung như Bình định, Phú Yên, Quảng Nam, Quãng Ngãi,.. Chúng sống ở biển, cách bờ từ 70 – 100 hải lý. Loại tôm này cùng họ với tôm hùm nhưng có kích thước nhỏ hơn rất nhiều khoảng 40 – 70 gram/ con.
Điều khác biệt, tôm càng biển có phần thân phía trên màu đỏ mặc dù vẫn còn tươi, phần phía dưới có màu trắng đục. Phía trước có 2 càng dài khoảng 10 cm và 4 chân mỗi bên. Chính vì chiếc càng dài nên ngư dân vùng biển đặt cho chúng cái tên gọi “tôm càng biển” nghe rất là thú vị.
Cận cảnh con tôm hùm biển có càng dài khoảng 10 cm
Dù giá thành không đắt đỏ như tôm hùm nhưng tôm càng biển vẫn được người dân “săn đón” bởi chất lượng và độ ngọt của thịt không thua kém gì so với tôm hùm. Tuy nhiên, loại tôm này sẽ không được đánh bắt nhiều vì chúng sống ở mực nước sâu và chúng chỉ được vài phút là chết liền, do đó cần phải ướp lạnh và ăn ngay.
4. Tôm gõ mõ
Tôm gõ mõ hay còn được ngư dân vùng biển gọi là tôm súng, tôm pháo. Chúng có cặp càng bất đối xứng, một bên càng to và một bên càng nhỏ tạo nên một đặc điểm riêng biệt hơn so với các dòng tôm khác. Điều kỳ diệu ở đây là hai chiếc càng có thể đảo ngược lại cho nhau. Nếu chiếc càng to chẳng may bị mất thì nó sẽ tái sinh thành càng nhỏ và chiếc càng nhỏ sẽ phát triển thành càng to. Tôm gõ mõ tận dụng chiếc càng to trang bị thành “khẩu súng” để săn mồi và hạ gục đối thủ một cách hoàn hảo.
Tôm gõ mõ có một chiếc càng to và một chiếc càng nhỏ
Trên thế giới có ít nhất 38 chi với tổng cộng khoảng 600 loài thuộc họ tôm gõ mõ. Chúng sống chủ yếu trong các hang đào như các rạn san hô, các thảm tảo biện và các rạn hàu, các vùng biển nhiệt đới, ôn đới,… Khi loại tôm này tụ tập thành bầy lớn chúng có thể tạo ra những âm thanh làm nhiễu loạn các thiết bị liên lạch bằng sóng diêu âm dưới nước, thậm chí phá vỡ bình thủy tinh. Trong các loại tôm biển thì đây là “phạm nhân” chính gây ra sự ồn ảo trong lòng đại dương với âm lượng khoảng 200 decibel.
Tôm gõ mõ chuyên ăn xác thối, mạnh vụn dưới đáy biển và chỉ dài khoảng 5 cm. Đây là loài tôm hiếm gặp.
ĐỌC THÊM >> Đặc điểm sinh học của tôm sú
5. Tôm bộp
Tôm bộp cũng là một trong những loại tôm biển được các bà mẹ bỉm sữa lựa chọn để nấu cháo cho con.Tôm có mình tròn, thân trắng, đầu nhỏ, thịt có vị ngọt và dai. Chúng ta có thể dễ dàng tìm thấy tôm bộp ở các vùng ven biển từ Bắc vào Nam. Cũng giống với tôm rảo, tôm bốp đẻ trứng quanh năm ở đâu sâu 20 m, xa bờ và ở nhiệt độ và độ mặn thích hợp.
Tôm bộp là một trong các loại tôm biển xuất hiện nhiều trong các bữa ăn hàng ngày
Tôm bộp có chứa nhiều sắt và canxi hơn những loại tôm khác, rất thích hợp chế biến mon ăn bổ dưỡng cho bà bầu, trẻ nhỏ và người già. Tôm thường có kích cỡ khoảng 50 con/ kg, giá thành hợp lý.
6. Tôm bọ ngựa
Tôm bọ ngựa hay còn được gọi với các tên gọi khác như “bề bề, tôm tít, tôm tích” – Đây là loại hải sản thân dài, lưng có nhiều đốt, màu sắc của tôm khá đa dạng từ xanh lục, đen nhạt đến hồng, trắng đục, đầu có nhiều gạch đem lại giá trị dinh dưỡng cao cho con người. Thịt tôm bọ ngựa ăn rất ngon, thịt ngọt dai và đậm đà, cũng không quá mặn.
Cứ trong 100 gram tôm bọ ngựa thì có tới 60% lượng đạm, cung cấp cho cơ thể các loại Vitamin A, Vitamin B1, chất sắt, hàm lượng Omega 3, Omega 6,… tốt cho sức khỏe con người, ngăn ngừa bệnh ung thư, chống các bệnh về tim mạch, viêm khớp và đột quỵ.
Tôm bọ ngựa biển có nhiều màu sắc khác nhau, đây một ví dụ
Vào mùa hè, chúng ta có thể thưởng thức món gỏi tôm cuốn thịt heo ăn kèm với rau sống cùng bát nước chấm chua cay sẽ đem lại cảm giác lạ miệng, không ngấy, mà còn cung cấp hàm lượng chất dinh dưỡng cho cơ thể khỏe mạnh, dẻo dai làm việc.
Trên đây là những chia sẻ của Dr.Tom về đặc điểm và giá trị dinh dưỡng của các loại tôm biển như tôm rảo, tôm rồng, tôm càng biển, tôm gõ mõ, tôm bộp, tôm bọ ngựa. Hãy để bình luận vào khung bên dưới những gì bạn biết về các loại tôm này nhé!
CÙNG DR.TOM KHÁM PHÁ QUÁ TRÌNH LỘT XÁC CỦA TÔM HÙM XANH
Tìm kiếm liên quan: Các loại tôm biển, tôm he, tôm đất, tôm càng xanh, tôm sắt, tôm đồng
Từ khóa » Tôm Lớt Và Tôm Thẻ
-
Tôm Lớt Là Tôm Gì? Tôm Lớt ăn Có Ngon Không Và Giá Cả Như Thế Nào?
-
Tổng Hợp Các Loại Tôm, Cách Phân Biệt & Giá Từng Loại Tôm - VinID
-
Tôm Lớt Là Tôm Gì? Tôm Lớt Sống ở đâu, Bao Nhiêu Tiền 1kg, Làm Món ...
-
Tôm Lớt Là Tôm Gì? Tôm Lớt ăn Có Ngon Không Và Giá Cả Như Thế Nào?
-
Phân Biệt Tôm Thẻ Và Tôm Sú Khác Nhau Như Thế Nào Loại Nào Ngon Hơn
-
Tôm Lớt Là Tôm Gì? Giá Bao Nhiêu Tiền 1Kg? Mua, Bán ở đâu Rẻ Nhất
-
CÁCH PHÂN BIỆT CÁC LOẠI TÔM
-
Tìm Hiểu Và Phân Biệt Các Loại Tôm Phổ Biến ở Việt Nam
-
Mẹo Phân Biệt Các Loại Tôm Phổ Biến đúng Chuẩn Chuyên Gia đầu Bếp
-
Phân Biệt Tôm Sú Biển Và Tôm Thẻ - Hải Sản Hoàng Gia
-
Chi Tiết Giá Cả Và Cách Phân Biệt Một Số Loại Tôm Phổ Biến Và Mẹo ...
-
Tôm Lớt Là Tôm Gì? Tôm Lớt Làm Món Gì Ngon?
-
PHÂN BIỆT TÔM THẺ VÀ TÔM SÚ KHÁC NHAU NHƯ THẾ NÀO ...