Tìm Hiểu Về Các Nốt Trên Cần Đàn Bầu Dây Đô - Nhạc Cụ Tiến Mạnh

Tìm hiểu về các nốt trên cần đàn bầu

Đàn bầu là loại nhạc cụ truyền thống thường chỉ sử dụng một dây để tạo ra âm thanh. Tuy nhiên, các nốt trên cần đàn bầu lại có đầy đủ như 1 cây đàn thông thường. Đây là một điều hết sức đặc biệt mà không có bất kỳ loại nhạc cụ nào có được.

Vậy, hãy bỏ ra 1 vài phút để cùng chúng tôi tìm hiểu xem chúng có gì đặc biệt và hấp dẫn nhé.

cách định âm đàn bầu dây đô (C)

Các nốt trên cần đàn bầu bạn cần biết

Đàn Bầu là loại nhạc cụ không có phím, chỉ sử dụng dây và que gảy để chơi. Vì thế mà các nốt trên cần đàn bầu được coi như cung phím của đàn bầu. Vậy đàn bầu có mấy nốt?

Thông thường, đàn bầu sẽ gồm 6 điểm nốt hoặc bạn có thể đánh vào điểm nốt thứ 7. Vị trí nốt nhạc trên cần đàn sẽ tương ứng 6 với điểm nút đó.

Dây đàn sẽ được ví như 1 đoạn thẳng AB, O chính là điểm trung tâm ở giữa. Khi bạn chạm tay vào điểm O thì âm thanh phát ra sẽ là âm Đô 1. Hiểu theo 1 cách đơn giản thì từ điểm O đến A chúng ra có:

  • Điểm nốt 1: (AB/3) âm bội sẽ là Sol 1
  • Điểm nốt 2: (AB/4) âm bội sẽ là Đô 2
  • Điểm nốt 3 và 3’ (AB/5) âm bội là Mi 2
  • Điểm nốt 4 (AB/6) âm bội là Sol 2
  • Ðiểm nốt 5 (AB/7) âm bội là Si b2
  • Điểm nốt út 6 (AB/8) âm bội là Ðô 3

Bạn có thể đánh vào điểm nốt 7 hoặc 6 để lần lượt có âm bội Rê hoặc Mi. Tuy nhiên điều này là không cần thiết. Bởi nếu đánh vào những điểm nốt đó thì bạn sẽ rất dễ chạm tay vào loa đàn. Bạn có thể uốn căng vòi đàn để có thể dễ dàng tạo ra những âm thanh cao hơn.

Tìm hiểu về các nốt trên cần đàn bầu dây đô

Màu âm và tần âm của các nốt trên cần đàn bầu

Hầu hết các nốt trên cần đàn bầu khi phát ra hầu hết đều là âm bồi. Tiếng đàn thường mang đến sự mềm mại, ngọt ngào và đi vào lòng người.

Tần âm của đàn bầu rộng 3 quãng 8 từ La đến Sol. Âm thanh mà đàn bầu phát ra thường khá nhỏ nên thường khuếch đại âm thanh bằng cách điện tử hóa. Do đó mà âm thanh mang lại thường rất to và vẫn giữ được nét độc đáo riêng.

Hệ thống định âm và tính chất định âm của đàn bầu

Nếu như các nhạc cụ khác chỉ có một lối phát âm thì đàn bầu lại có tới 2 lối phát âm đó chính là thực âm và bồi âm.

  • Thực âm là phương pháp cấu tạo âm thanh đã có ngay từ khi chế tạo đàn bầu. Thực âm sẽ được tạo ra khi vòi đàn ở vị trí tự nhiên. Tay phải gảy que và chạm vào bất cứ điểm nào trên dây. Âm thanh phát ra chính là âm ban đầu khi bạn mắc dây và lên dây.
  • Bồi âm sẽ được phát ra khi người biểu diễn dùng tay tì nhẹ vào bất cứ điểm nốt nào đó trên dây đàn. Sau đó gảy nhẹ vào dây, âm thanh phát ra thì kịp thời nhấc tay lên. Đó chính là bồi âm, thực hiện liên tục như vậy tại các điểm nốt khác nhau. Các nghệ sĩ sẽ có được những âm thanh với độ cao khác nhau.

Cách xác định vị trí các nốt trên cần đàn bầu

Cách xác định nốt trên đàn bầu không phải là điều dễ dàng nếu bạn chưa thực sự am hiểu và làm quen với đàn. Thông thường, người ta thường định âm cho đàn bầu theo các dây buông tự nhiên. Nếu bài nhạc của bạn có cung Đô là chủ âm thì dây buông tự nhiên sẽ là Đô.

Dây buông của các nốt trên cần đàn bầu chỉ có một nối nên bạn phải chia từ cần đàn đến ngựa đàn để xác định những vị trí khác nhau. 1/2 dây sẽ có có nốt Đô 1 cao hơn dây buông một quãng 8. 1/3 dây sẽ là nốt sol 1. 1/4 dây sẽ có nốt Đô 2, 1/5 dây sẽ có Mi 2. 1/6 dây sẽ có nốt Sol 2, 1/7 dây sẽ là nốt si giáng (nốt này ít được sử dụng) và 1/8 sẽ có nốt do 3.

Tìm hiểu về các nốt trên cần đàn bầu dây đô

Mong rằng, qua bài viết này các bạn có thể hiểu thêm về các nốt trên cần đàn bầu và trang bị cho mình những vốn kiến thức cần thiết. Chúc các bạn thành công.

Từ khóa » Cách Cầm Que Gảy đàn Bầu