Tìm Hiểu Về Các Phương Pháp đo Mật độ Xương | Medlatec
Có thể bạn quan tâm
1. Phương pháp đo mật độ xương là gì?
Loãng xương được hiểu là tình trạng các cấu trúc xương trong cơ thể đã bị giảm chất lượng, giảm khả năng tái tạo các tế bào xương khiến cho các nhóm xương bị mỏng dần và có nguy cơ gãy cao hơn bình thường. Đo mật độ xương thực chất là một dạng thử nghiệm mật độ xương xem người bệnh có gặp phải tình trạng bị loãng xương hay không.
Trước đây nền y học chưa có đủ điều kiện để phát hiện bệnh loãng xương từ sớm mà chỉ khi cơ thể có dấu hiệu kém đi nhiều hoặc đã xảy ra tình trạng xương bị gãy thì mới phát hiện ra bệnh. Vì vậy, phương pháp đo mật độ xương ra đời nhằm kiểm tra chính xác khả năng mắc bệnh loãng xương ngay cả khi không có triệu chứng gì. Người bệnh sẽ được cảnh báo có nguy cơ loãng xương hay không để có biện pháp phòng ngừa bệnh.
Đo mật độ xương nhằm xác định khả năng bị loãng xương
Những đối tượng cần đo mật độ xương?
Thực chất thì việc đo mật độ xương có thể được thực hiện trên mọi đối tượng từ già đến trẻ, thế nhưng những nhóm đối tượng sau đây cần phải thực hiện phương pháp này sớm vì có nguy cơ loãng xương cao hơn bình thường:
-
Những người dễ bị gãy xương do các chấn thương nhẹ, thậm chí có những đối tượng bị gãy xương do hắt hơi hoặc cơn ho quá mạnh.
-
Bị giảm chiều cao: Chiều cao của một người lại có xu hướng bị giảm nhiều (khoảng 4cm trở lên) thì khả năng cao là do các bệnh lý nặng làm thay đổi cấu trúc xương hoặc do tình trạng bị loãng xương.
-
Sử dụng một số loại thuốc thuộc nhóm steroid trong khoảng thời gian dài để chữa bệnh sẽ khiến nguy cơ bị loãng xương tăng nhanh. Nguyên nhân là do các loại thuốc thuộc nhóm này sẽ cản trở việc xây dựng lại hệ thống xương khớp.
-
Những người đã từng nhận cấy ghép một số cơ quan trong cơ thể hoặc phần tủy xương: Đây là nhóm đối tượng rất dễ bị loãng xương bởi tác dụng phụ của các loại thuốc chống đào thải.
-
Nồng độ hormone bị giảm: Lượng estrogen trong cơ thể nữ giới và testosterone trong cơ thể nam giới nếu bị giảm mạnh sẽ làm ảnh hưởng đến chất lượng của xương. Nguyên nhân bị giảm hormone có thể bắt nguồn từ các bệnh lý về hệ sinh dục hoặc đang trong quá trình điều trị các bệnh ung thư.
-
Ngoài ra, đối tượng những người có độ tuổi cao trên 60 đều cần đo mật độ xương do chất lượng xương đã bị suy giảm đáng kể do tuổi già.
2. Các phương pháp đo mật độ xương phổ biến nhất
Mặc dù có rất nhiều phương pháp có thể đo được mật độ xương thế nhưng 2 phương pháp sau đây được coi là phổ biến nhất và có kết quả cao nhất hiện nay.
Phương pháp đo mật độ xương DEXA:
Phương pháp DEXA (Dual Energy X-ray Absorptiometry) hiện nay được thực hiện rộng rãi nhất trên toàn thế giới với độ chính xác lên tới 85 - 99%. Ngoài ra, phương pháp này lại ít nguy hiểm hơn các phương pháp khác bởi việc chiếu trực tiếp tia X vào cơ thể ít hơn.
Nguyên tắc sử dụng máy DEXA: Thực hiện đo mật độ xương trên 2 khu vực chính là cột sống và háng. Một khi có dấu hiệu bị loãng xương thì hầu hết các nhóm xương có trong cơ thể đều sẽ có kết quả loãng xương như nhau vì vậy việc thực hiện đo mật độ xương tại háng có thể sẽ đoán được mật độ xương ở các vùng cơ quan khác. Quá trình quét của phương pháp này có thể kéo dài từ 10 - 20 phút.
Đo mật độ xương bằng phương pháp DEXA là phổ biến nhất
Đo mật độ xương bằng cách siêu âm:
Phương pháp siêu âm để đo mật độ xương thực chất mới xuất hiện gần đây nhưng cũng đã được rất nhiều chuyên gia y tế chú ý bởi khả năng chẩn đoán bệnh cũng khá cao. Bên cạnh đó, sử dụng biện pháp này còn không cần phải dùng tới các nguồn phóng xạ (Nguồn phóng xạ có thể gây hại cho cơ thể).
Nguyên tắc siêu âm đo mật độ xương: Bộ phận được thực hiện để siêu âm đánh giá mật độ xương là vùng ngoại vi gót chân. Chính vì phương pháp này chỉ thực hiện được ở vị trí ngoại vi cho nên các chỉ số đưa ra cũng sẽ không thể chính xác bằng kỹ thuật DEXA. Thêm nữa, các thay đổi mật độ xương từ các vùng ngoại vi (gót chân) thường xuất hiện chậm hơn ở vùng cột sống hay vùng háng. Chính vì vậy, kỹ thuật siêu âm đo mật độ xương này chỉ được sử dụng nhiều để tầm soát chứ không thể xác định tình trạng bệnh loãng xương.
Ngoài hai phương pháp đo mật độ xương được nêu trên thì một số kỹ thuật sau cũng có thể đo mật độ xương nhưng không có kết quả cao như kỹ thuật DEXA:
-
Sinh thiết xương mào chậu
-
Sinh hóa lâm sàng
-
Đồng vị phóng xạ
-
Chụp cộng hưởng từ MRI,...
Phương pháp chụp cộng hưởng từ MRI cũng có thể đo mật độ xương
Tiêu chuẩn chẩn đoán tình trạng loãng xương:
-
Chất lượng xương ở mức bình thường: Chỉ số T-score cao hơn -1 (T>1).
-
Tình trạng thiếu xương: Chỉ số T-score thấp hơn -1 nhưng cao hơn - 2,5 (-2,5 < T < -1,1).
-
Tình trạng loãng xương mức độ nhẹ hoặc trung bình: Chỉ số T-score thấp hơn hoặc bằng -2,5 (T <= -2,5).
-
Tình trạng loãng xương mức độ nghiêm trọng: Có chỉ số chẩn đoán loãng xương và có tiền sử bị gãy xương gần đây.
Mặc dù việc đo mật độ xương được khuyến cáo nên thực hiện đối với mọi đối tượng, thế nhưng những người thuộc các nhóm sau đây được chỉ định tạm thời không được làm các phương pháp này.
-
Phụ nữ đang mai thai.
-
Những bệnh nhân đang được điều trị bệnh với một số chất như: Baryt, thuốc cản quang chứa iod hoặc thuốc đồng vị phóng xạ.
-
Những người đang điều trị các bệnh lý khác được chỉ định không được sử dụng các chất phóng xạ lên cơ thể.
Quý bạn đọc hãy liên hệ ngay tới bệnh viện đa khoa MEDLATEC để được tư vấn và đo mật độ xương bằng phương pháp hiện đại nhất. Số hotline của bệnh viện là 1900565656.
Từ khóa » Cách Tính T-score
-
Đo Mật độ Xương Bằng Phương Pháp DEXA - Điều Trị Đau Clinic
-
Đo Mật Độ Xương
-
Các Phương Pháp Xác định Mật độ Xương | BvNTP
-
Đo Mật độ Xương: Những điều Cần Biết
-
Đo Loãng Xương (đo Mật độ Xương BMD) Là Gì?
-
Những điều Cần Biết Về Xét Nghiệm đo Mật độ Xương - Hello Bacsi
-
Bài Giảng 88: Chẩn đoán Loãng Xương Với Chỉ Số T Và Z (T-score Và ...
-
Chẩn đoán Loãng Xương: ảnh Hưởng Của Giá Trị Tham Chiếu
-
Tìm Hiểu Ngay: Mật độ Xương Bao Nhiêu Là Bị Loãng Xương?
-
Phân Biệt Thiếu Xương Và Loãng Xương
-
Xét Nghiệm Mật độ Xương Là Gì? Ai Nên Kiểm Tra Mật độ Xương?
-
TIN TỨC - Bệnh Viện Quân Y 121
-
Đo Mật độ Xương để Phát Hiện Nguy Cơ Loãng Xương