Tìm Hiểu Về Các Phương Pháp Trị Sẹo Lồi

1. Tại sao bị sẹo lồi?

1.1. Như thế nào là sẹo lồi?

Sẹo lồi là kết quả của một tổn thương tại da dẫn đến sự tăng sinh quá mức của mô, đặc trưng bởi tình trạng tăng sinh nguyên bào sợi tại chỗ cùng khả năng sản xuất collagen quá mức. Gọi là sẹo lồi bởi nó phát triển quá mức tại vùng tổn thương ban đầu sang vùng da bình thường lân cận rồi nằm cao lên so với bề mặt da.

Vùng da bị sẹo lồi do tổn thương từ trước đó

Vùng da bị sẹo lồi do tổn thương từ trước đó

Hầu hết các sẹo lồi có sự phát triển theo thời gian nên có thể gọi nó là loại sẹo không tự thoái tiến. Đây cũng là lý do khiến cho việc trị sẹo lồi gặp khó khăn và dễ tái phát.

1.2. Vì sao bị sẹo lồi?

Có rất nhiều yếu tố tác động gây ra sẹo lồi trên da, phổ biến nhất là:

- Nhiễm khuẩn hoặc có dị vật tồn tại trong vết thương bụi bẩn, u hạt, lông, tóc, cát,... làm cho quá trình lành tổn thương bị cản trở. Bên cạnh đó, phản ứng viêm cũng dễ kích thích sự hoạt động nguyên bào sợi và làm sẹo lồi hình thành.

- Cơ địa: người có cơ địa sẹo lồi rất dễ mắc các vết sẹo lồi phì đại.

- Chấn thương xử lý không đúng cách: bất kỳ chấn thương nào xảy ra ở da nếu không được xử lý sạch sẽ, bị nhiễm trùng hay không loại bỏ hoàn toàn dị vật ở trên bề mặt hoặc băng bó không đúng cách đều có thể để lại sẹo lồi. Ngoài ra, việc kéo căng vùng da có vết thương khiến cho nó không bằng phẳng hay việc khâu vá không tiến hành đúng với lớp giải phẫu cũng là tác nhân của sẹo lồi.

- Nặn, cạy mụn sai cách: người có sẵn cơ địa sẹo lồi nếu nặn hay cạy mụn sai cách làm cho vi khuẩn thâm nhập vào bên trong, gây tổn thương da thì rất dễ bị sẹo lồi.

- Chế độ ăn sau khi có tổn thương trên da: khi da có vết thương và nó đang trong thời kỳ hồi phục, nếu ăn những thực phẩm làm tăng khả năng phát triển sẹo lồi thì rất dễ bị mắc loại sẹo này.

2. Các phương pháp trị sẹo lồi phổ biến hiện nay

Hiện nay có rất nhiều phương pháp trị sẹo lồi nhưng không thể đánh giá được phương pháp nào là tốt nhất và cũng không khẳng định được việc có tái phát sau điều trị hay không. Trong số những phương pháp này thì cách trị sẹo lồi được áp dụng nhiều nhất là:

2.1. Tiêm corticosteroid

Việc tiêm corticosteroid vào trong tổn thương gây sẹo lồi có khả năng làm phẳng sẹo khoảng 50 - 100%, thích hợp cho sẹo có kích thước nhỏ và trung bình. Biện pháp trị sẹo lồi này giúp ngăn chặn quá trình phân bào và viêm đồng thời làm giảm tổng hợp glycosaminoglycan và tăng co mạch.

Điều trị sẹo lồi bằng cách tiêm corticosteroid 

Điều trị sẹo lồi bằng cách tiêm corticosteroid

Đáp ứng điều trị ở sẹo mới hình thành cao hơn so với sẹo cũ vì thế bác sĩ sẽ thăm khám để quyết định xem có nên tiêm mỗi corticosteroid hay cần điều trị kết hợp với biện pháp khác. Liệu trình tiêm khoảng 3 - 6 lần và khoảng cách giữa mỗi lần là 4 - 6 tuần.

Trước khi tiêm corticosteroid trị sẹo lồi có thể áp lạnh để việc tiêm sau đó trở nên dễ dàng hơn vì nó giúp làm mềm sẹo và tăng hiệu quả điều trị hơn so với việc tiêm corticosteroid đơn độc. Để ngăn ngừa tái phát người bệnh cần thực hiện hết liệu trình do bác sĩ chỉ định.

2.2. Áp lạnh

Trị sẹo lồi bằng phương pháp áp lạnh được thực hiện dựa trên nguyên lý gây thiếu máu cục bộ mô sẹo sinh ra hoại tử và khiến cho mô sẹo được làm phẳng. Cách điều trị này phù hợp với sẹo có kích thước nhỏ và không quá dày.

Theo đó, bác sĩ sẽ dùng nitơ lỏng đưa tới mô sẹo bằng kim phẫu thuật đông lạnh đặc biệt có nối với nguồn lạnh. Tùy thuộc vào kích thước sẹo mà thời gian đông lạnh sẽ khác nhau. Cần lặp lại điều trị sau khoảng 2 - 3 tuần để đạt được hiệu quả tối đa.

2.3. Laser

Laser trị sẹo lồi được đánh giá là đem lại hiệu quả khoảng 80 - 100% nếu được kết hợp cùng phương pháp khác. Các ưu điểm của việc dùng laser trị sẹo lồi có thể kể đến như:

Laser trị sẹo lồi giúp ngăn chặn tối đa nguy cơ tái phát và không gây đau cho bệnh nhân

Laser trị sẹo lồi giúp ngăn chặn tối đa nguy cơ tái phát và không gây đau cho bệnh nhân

- Điều trị sẹo không xâm lấn nên không làm tổn hại cho da và không cần phải nghỉ ngơi sau trị liệu.

- Khả năng xử lý sẹo lâu năm có kích thước lớn lên tới 95% và không tái phát.

- Kích thích tăng trưởng ở lớp thượng bì và khả năng tăng sinh collagen mới nên sẹo nhanh chóng bị san phẳng.

- Bóc tách tốt tổ chức mô da nên chỉ cần thực hiện liệu trình khoảng 3 - 6 buổi là đạt được mục đích điều trị như mong muốn.

- Giúp da có được vẻ mịn màng, không đau và không bỏng rát.

2.4. Phẫu thuật

Phương pháp chữa trị sẹo lỗi này chỉ được áp dụng khi các phương pháp điều trị bảo tồn không có tác dụng hoặc chỉ giúp cải thiện đáng kể; xảy ra co kéo tại sẹo gây ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ và chức năng hoạt động. Nếu kết hợp cùng phương pháp khác thì tỷ lệ tái phát sẽ được giảm thiểu tối đa.

Để phẫu thuật trị sẹo lồi, bác sĩ sẽ cắt bỏ chuyển vạt sau đó tạo ra một vết thương mới rồi kết hợp cùng phương pháp khác để thu nhỏ và làm xẹp sẹo ở mức tốt nhất. Thủ thuật này tương đối khó nên cần được diễn ra bởi bác sĩ giàu kinh nghiệm và có tay nghề cao. Người bệnh có thể thấy khó chịu, đau nhức trong quá trình hậu phẫu và phải tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ về việc chăm sóc vết thương để không xảy ra nhiễm trùng.

3. Cách chăm sóc da sau điều trị sẹo lồi

Dù áp dụng phương pháp trị sẹo lồi nào thì muốn đạt hiệu quả tối đa, sau trị liệu, người bệnh cũng cần:

- Tránh dùng chất kích thích, đồ uống chứa cồn.

- Tránh các loại thức ăn: đồ cay nóng, thịt gà, cơm nếp dễ gây mưng mủ; trứng gà dễ làm vết thương loang ra; rau muống làm tăng sinh tế bào làm lồi sẹo; hải sản gây ngứa ngáy.

- Dưỡng da bằng cách tránh tiếp xúc vùng da đã điều trị quá nhiều với ánh nắng mặt trời, giữ vệ sinh sạch sẽ ở vùng da mới điều trị để bụi bẩn không làm da bị tổn thương, không dùng mỹ phẩm dưỡng da bừa bãi.

- Dùng nước muối vệ sinh vùng da điều trị sẹo theo hướng dẫn của bác sĩ.

- Tái khám và điều trị các lần kế tiếp đúng lịch hẹn với bác sĩ.

Trị sẹo lồi có rất nhiều cách, vì thế để biết phương pháp nào phù hợp với tình trạng của bạn, tốt nhất nên đến gặp bác sĩ chuyên khoa thăm khám để có được tư vấn chính xác. Ngoài ra, nếu cần tìm hiểu thêm về vấn đề này, bạn đọc cũng có thể liên hệ 1900 56 56 56 để Tổng đài viên của Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC để có những chia sẻ hữu ích.

Từ khóa » Da Sẹo