Tìm Hiểu Về Các Thông Số Kỹ Thuật Và Cách Tính Số Dây Curoa

Dây curoa là một trong những thiết bị truyền động được sử dụng rộng rãi trong ngành công nghiệp sớm nhất. Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại đai dây như: dây đai răng, dây đai phi tròn, dây đai bản dẹt, dây đai thang,…Bài viết dưới đây sẽ cung cấp đến bạn những thông tin về các thông số kỹ thuật và cách tính số dây curoa.

Mục lục

Toggle
  • 1. Phân loại số dây curoa
    • V belt
    • Synchronous belts: dây curoa răng đồng bộ
  • 2. Các thông số kỹ thuật
  • 3. Cách tính số dây curoa
  • 4. Ưu điểm, hạn chế của dây curoa
    • Ưu điểm:
    • Hạn chế:

1. Phân loại số dây curoa

V belt

Dây curoa hình dây thang Multiple V belts: dây curoa cổ điển, có kích thước khác nhau với các bản A, B, C, D, E. Narrow V belts: có tiết diện nhỏ hơn với các dây đai loại khác.

Elts: loại này có cấu tạo khác biệt có mục đích tối ưu hóa mức độ chịu tải của dây. Người ta thường dán liền lưng nhiều sợ đai dây để tăng tính tải cho dây, loại này gồm 3V-5V-8V.

V-belt

Synchronous belts: dây curoa răng đồng bộ

Loại này có 2 loại răng vương và răng tròn. Răng vuông gồm: MXL, XL, H, L, XXH, các loại này có kích thước và bước răng khác nhau. Răng tròn gồm S3M, S5M, S8M, S14M, S20M, loại này chuyển động êm hơn răng vuông.

2. Các thông số kỹ thuật

Mỗi loại dây curoa có những thông số về kích thước, đai thang khác nhau. Bên cạnh đó, cũng có những sự thay đổi những ký hiệu trên dây. Dây curoa được tính theo hệ inch.

  • Dây đai M, K, A, B, C, D được đọc tên dây đai + chu vi.
  • Dây curoa công nghiệp có công suất 3V, 5V, 8V: tên dây đai + chu vi.
  • Dây curoa tính theo hệ mm (SPZ, SPA, SPB, SPC), (M, K, A, B, C, D, E).
  • Dây curoa công nghiệp (SPZ, SPA, SPB, SPC), cách đọc: Tên dây đai + chu vi (mm).
  • Dây curoa (M, K, A, B, C, D, E), cách đọc: Tên dây đai + chu vi (mm).

Biết các chi tiết kỹ thuật và biểu tượng trên dây đai, bạn có thể lựa chọn, xác định và sử dụng máy, thiết bị thích hợp. Ký hiệu trên dây đai thang tùy theo tiêu chuẩn của hãng sản xuất, về cơ bản có 2 phần chữ+số.

thong-so-day-curoa-dai

Phần chữ: đây là phần bảng đai, thể hiện kích thước của mặt cắt ngang. Trong đó bề rộng đáy lớn hình thang là kích thước được nhận biết quan trọng nhất. Trên thị trường Việt Nam hiện nay có các đai thông dụng như: FM, A, B, C, D kích thước chiều rộng tương ứng là 10, 13, 17, 22, 32, 38. Đối với những công nhân hoặc kỹ sư máy móc chuyên nghiệp ai cũng thuộc lòng luôn các thông số này.

Phần số: thể hiện chu vi của đai với đơn vị inch, chiều dài đai được tính theo vòng trong, vòng ngoài hoặc vòng trung bình.

3. Cách tính số dây curoa

Dây curoa là thiết bị được ứng dụng rộng rãi ở hầu hết các ngành công nghiệp và trong đời sống của chúng ta. Dây curoa được dùng để truyền chuyển động từ động cơ đến vật chuyển động.

Cách tính chiều dài dây curoa được xác định theo công thức:

L= 2a+π(d2+ d1)2+ (d2-d1)24a

Trong đó:

  • L: chiều dài dây curoa
  • a: khoảng cách tâm của 2 puly
  • d1,d2:  lần lượt là đường kính của ply1, ply2

cach-tinh-day-curoa

Trong trường hợp bạn không biết tính đường kính của dây curoa do thông số bị mờ, bạn có thể đo 3 thông số a, d1 và d2. Từ đó dùng công thức trên để tính toán ra chiều dài dây curoa. Từ đường kính ta suy ra được kích thước dây curoa bằng công thức L = L(mm)/25.4 (inch). Từ đó, tiếp tục đo chiều rộng dây curoa để có cơ sở đưa ra dây curoa thuộc bản nào.

Từ việc xác định chiều dài và bản dây curoa bản A, bản B, bản C,…ta suy ra được model của dây một cách dễ dàng. Như vậy chúng ta đã biết được cách tính và chọn loại dây đai thích hợp. Với phương pháp tính toán đơn giản này sẽ có ích rất nhiều cho các kỹ sư làm việc trong các nhà máy, xí nghiệp.

4. Ưu điểm, hạn chế của dây curoa

Ưu điểm:

  • Có khả năng truyền động cho nhiều trục và cơ năng ở các trục xa.
  • Chạy êm, không gây tiếng ồn lớn.
  • Có khả năng trượt trơn khi quá tải bảo đảm an toàn cho các chi tiết máy và động cơ.
  • Kết cấu đơn giản, không cầu kì, dễ dàng bảo quản.

Hạn chế:

  • Được thiết kế theo khuôn khổ.
  • Tuổi thọ dây đai thấp do các tác nhân xung quanh như cát, đá, nhiệt độ,…
  • Hiệu suất thấp do có sự trượt đàn hồi và tỷ lệ số truyền không ổn định.
  • Lực tác dụng lên trục hoàn toàn phụ thuộc vào căng đai.

Trên đây chúng tôi đã cung cấp tới các bạn một số thông tin về thông số kỹ thuật và cách tính số dây curoa cơ bản. Phương pháp này đã đem lại hiệu quả cao trong trường hợp máy móc khi vào hoạt động nhiều bị mờ đi các thông số. Và nếu chưa có địa chỉ để mua dây curoa chính hãng thì saigoncmt.com.vn sẽ là lựa chọn hàng đầu dành cho bạn. Với nhiều năm kinh nghiệm chúng tôi cam kết với khách hàng về chất lượng sản phẩm cũng như những chính sách ưu đãi hợp lý.

Từ khóa » Cách đó Tính Dây Curoa