Tìm Hiểu Về Các Tiêu Chuẩn Khe Cắm ổ Cứng Laptop: IDE, SATA, M2 ...
Lưu trữ dữ liệu, cài đặt các ứng dụng và cũng là nơi chứa hệ điều hành của máy tính, ổ cứng là thành phần không thể thiếu trong hệ thống máy tính. Vậy ổ cứng có những khe cắm nào để kết nối với hệ thống máy tính? Hãy cùng tham khảo với bài viết dưới đây.
1. Tại sao cần biết rõ tiêu chuẩn khe cắm ổ cứng
Bạn cần tìm hiểu rõ về tiêu chuẩn khe cắm ổ cứng để có thể xác định được đúng loại ổ cứng và tiêu chuẩn bạn cần mua cho laptop, PC của mình nếu có nhu cầu nâng cấp.
Cách biết laptop, PC dùng ổ cứng SSD hay HDD
Bạn có thể hỏi bên bán laptop, PC xem laptop hỗ trợ khe cắm ổ cứng nào. Hoặc đối với laptop bạn có thể lên trang của Thế Giới Di Động > Tìm tên mẫu laptop > Nhìn trong phần ổ cứng ở mục cấu hình.
Xem chi tiết ổ cứng trên trang web
Cách biết loại ổ cứng và chuẩn tốc độ bằng CrystalDiskInfo
Bạn có thể kiểm tra thông tin chi tiết về ổ cứng cũng như chuẩn cắm bằng phần mềm CrystalDiskInfo, cách dùng như sau:
Bước 1: Tải về và cài đặt phần mềm CrystalDiskInfo TẠI ĐÂY > Bật phần mềm lên
Bước 2: Ở phần giao diện chính của phần mềm, bạn sẽ thấy được thông tin của ổ cứng > Nhìn vào phần Transfer Mode > Ví dụ SATA/600 sẽ là SATA 3, SATA/300 sẽ là SATA 2 > Ngoài ra bạn có thể bấm vào phần mũi tên nếu có nhiều hơn một ổ cứng trên máy tính.
Phần Transfer Mode thể hiện chuẩn cắm ổ cứng
Bước 3: Nhìn vào phần Rotation Rate để ổ SSD hay HDD, ổ SSD sẽ hiện chữ SSD, ổ HDD sẽ hiện số vòng quay (đơn vị RPM).
Xem thêm:
- Ổ cứng HDD là gì? Có bao nhiêu loại? Giải thích thông số HDD chi tiết
- Ổ cứng SSD là gì? Có những loại nào? Trường hợp nào nên sử dụng SSD?
Phần Rotation Rate hiển thị loại ổ cứng đang sử dụng
Xem thêm : TOP 11 phần mềm kiểm tra ổ cứng SSD, HDD chính xác, nhanh chóng
2. Các loại ổ cứng hiện nay
Hiện nay có nhiều loại ổ cứng chính là:
HDD (Hard Disk Drive): Ổ cứng truyền thống, có tốc độ truy xuất dữ liệu thấp hơn SSD, không có giới hạn ghi dữ liệu.
SSD (Solid State Drive): Được phát triển để cạnh tranh với ổ cứng HDD truyền thống, tốc độ truy xuất dữ liệu nhanh hơn HDD nhưng ổ cứng SSD có giới hạn ghi dữ liệu.
HDD dùng các kết nối: IDE, SATA 3.
SSD sử dụng các kết nối: PCI Express, M.2, mSATA.
Có đa dạng mẫu ổ cứng hiện nay
3. Một số tiêu chuẩn kết nối ổ cứng phổ biến
Chuẩn kết nối IDE
Là một trong hai chuẩn kết nối thông dụng hiện nay, EIDE (Enhanced Integrated Drive Electronics - Ổ đĩa điện tử tích hợp nâng cao) được biết đến như là 1 chuẩn kết nối ổ cứng thông dụng hơn 10 năm nay. Tốc độ truyền tải dữ liệu tối đa là 100 MB/giây. Tuy nhiên các bo mạch chủ mới nhất hiện nay gần như đã bỏ hẳn chuẩn kết nối này nhưng người dùng vẫn có thể mua loại card PCI EIDE Controller nếu muốn sử dụng tiếp ổ cứng EIDE và chỉ dành cho ổ cứng HDD.
Chuẩn kết nối IDE
Chuẩn kết nối SATA 3
Là chuẩn ổ cứng thông dụng còn lại cùng với IDE, SATA nhanh chóng trở thành chuẩn kết nối mới trong công nghệ ổ cứng nhờ vào những khả năng ưu việt hơn chuẩn IDE về tốc độ xử lý và truyền tải dữ liệu nhờ mang đến sự giảm tiếng ồn, tăng các luồng không khí trong hệ thống bởi những dây cáp SATA hẹp hơn 400% so với dây cáp IDE. Tốc độ truyền tải dữ liệu tối đa của thế hệ SATA 3.2 lên đến 1969 MB/giây. SATA 3 hỗ trợ tốc độ cao nhất khoảng 530 - 550 MB/s đối với HDD 7200rpm và 140 - 160 MB/s đối với SSD.
Chuẩn kết nối SATA3
Bạn không nên sử dụng ổ cứng IDE chung với ổ cứng SATA trên cùng một hệ thống. Ổ cứng SATA sẽ bị hiệu ứng “nghẽn cổ chai”, hay dễ hiểu hơn là IDE sẽ “kéo” tốc độ ổ cứng SATA bằng với tốc độ chính nó, khiến ổ cứng SATA không thể hoạt động hết năng suất.
Chuẩn kết nối PCIe
PCIe hay PCI Express là chuẩn kết nối tốc độ cao, có thể kết nối card đồ họa, Internet nội bộ và thậm chí ổ SSD vào trên bo mạch máy tính. Tiêu chuẩn này thường thấy trên bo mạch của PC hơn là trên Laptop, hỗ trợ SSD gắn ngoài, với PCIe thế hệ 5, tốc độ truyền tải dữ liệu có thể lên đến 32Gbps.
Chuẩn kết nối PCle
Xem thêm: PCIe là gì? Các Gen PCIe và tầm quan trọng với PC
Chuẩn kết nối M.2 NVMe
Là ổ cứng hình thức vật lý M.2 sử dụng chuẩn điều khiển NVMe, dùng để cắm các SSD hỗ trợ NVMe (PCIe) với tốc độ cao lên đến 32 Gbps, có hình dáng chân cắm chuẩn M Key (1 rãnh bên phải).
Chuẩn kết nối M.2 NVMe
Chuẩn kết nối M.2 SATA
Là ổ cứng hình thức vật lý M.2 sử dụng chuẩn điều khiển SATA, dùng để cắm các SSD M.2 SATA. Tuy cùng chuẩn M.2 nhưng tốc độ đọc, ghi của chuẩn kết nối này chỉ hỗ trợ lên đến 550 Mbps, chậm hơn nhiều so với M.2 NVMe. Hình thức cắm của chuẩn kết nối này sẽ là chuẩn B+M Key, có 2 rãnh ở hai bên đầu cắm.
Chuẩn kết nối M2 SATA
Chuẩn kết nối mSATA
mSATA là chuẩn kết nối dạng thu nhỏ của SATA (mini SATA), có thể dùng để kết nối card Wifi laptop hoặc ổ cứng SSD chuẩn mSATA. Tiêu chuẩn này hỗ trợ tốc độ truyền tải lên đến 550 MB/s.
Chuẩn kết nối mSATA
Chuẩn kết nối USB
Là chuẩn kết nối ngoại vi cho hầu hết các máy tính sử dụng hệ điều hành Windows. Loại kết nối này có tốc độ truyền tải dữ liệu tối đa lên đến 480 MB/giây. Với các thế hệ USB đời mới, tốc độ truyền tải có thể lên tới cả chục GB/s. Tốc độ duy trì liên tục khoảng từ 10 - 30 MB/giây, tuỳ thuộc vào những yếu tố khác nhau bao gồm loại thiết bị, dữ liệu được truyền tải và tốc độ hệ thống máy tính.
Kết nối ổ cứng với chuẩn kết nối USB ngày nay thường được biết đến với những ổ cứng di động, nhỏ gọn, dễ mang theo nhưng dung lượng có thể lên đến hàng TB.
Chuẩn kết nối USB
4. Có thể đổi khe cắm ổ cứng không?
Tùy vào chuẩn kết nối mà bạn muốn chuyển đổi, thông thường các ổ cứng chuẩn kết nối M.2 và mSATA đều có thể chuyển thành SATA 3 hoặc USB nhờ vào các box ổ cứng để bạn có thể sử dụng chúng như ổ cứng rời hoặc gắn vào các khe SATA 3 còn trống. Tuy nhiên các chuẩn kết nối như SATA 3 hoặc USB không thể chuyển thành M.2 hay mSATA được bởi kích thước vật lý chúng lớn hơn và tốc độ ổ cứng không phù hợp với các khe kết nối đó.
Tùy vào chuẩn kết nối mà có thể thay thế hoặc không
Một số mẫu laptop đem lại cho bạn những trải nghiệm tuyệt vời: Trả chậm 0% MUA TRẢ CHẬM MacBook Air 13 inch M1 18.190.000₫ 19.990.000₫ -9% Trả chậm 0% Dell Inspiron 15 3520 i5 1235U (N5I5052W1) 16.490.000₫ 16.990.000₫Quà 365.000₫
Trả chậm 0% Giá rẻ quá Lenovo Ideapad Slim 3 15IAH8 i5 12450H (83ER000EVN) 13.890.000₫ 15.990.000₫ -13%Quà 365.000₫
Trả chậm 0% Giá rẻ quá Asus Vivobook Go 15 E1504FA R5 7520U (NJ776W)Online giá rẻ quá
12.390.000₫ 14.490.000₫ -14%Quà 590.000₫
Trả chậm 0% Giá rẻ quá HP 15 fd0303TU i3 1315U (A2NL4PA) 11.890.000₫ 13.490.000₫ -11%Quà 300.000₫
Trả chậm 0% Giá rẻ quá Acer Aspire 3 A315 44P R9W8 R7 5700U (NX.KSJSV.002) 10.990.000₫ 12.990.000₫ -15%Quà 200.000₫
Trả chậm 0% Acer Aspire Lite 14 51M 59BN i5 1235U (NX.KTXSV.001) 13.990.000₫ 14.990.000₫ -6%Quà 200.000₫
Trả chậm 0% Giá rẻ quá HP 15 fc0085AU R5 7430U (A6VV8PA) 12.990.000₫ 15.190.000₫ -14%Quà 365.000₫
Trả chậm 0% Giá rẻ quá Lenovo Ideapad Slim 3 15AMN8 R5 7520U (82XQ00J0VN) 11.990.000₫ 14.390.000₫ -16%Quà 300.000₫
Xem thêm sản phẩm LaptopXem thêm:
- Lắp cả 2 ổ cứng SSD và HDD trên laptop được không? Tối đa bao nhiêu ổ
- Hướng dẫn cách check bảo hành ổ cứng SSD Samsung chính hãng
- Cách kiểm tra bảo hành ổ cứng SSD Intel chính hãng
Bài viết trên đã cung cấp cho bạn một cái nhìn chung về các chuẩn kết nối ổ cứng phổ biến thời điểm hiện tại, hy vọng bạn cảm thấy nó hữu ích.
Từ khóa » Chuẩn ổ Cứng Laptop
-
Các Chuẩn Tốc độ Của ổ Cứng SSD Và HDD Trên Laptop
-
Một Số Tiêu Chuẩn Khe Cắm ổ Cứng Laptop - Siêu Thị Điện Máy XANH
-
Các Chuẩn Tốc độ ổ Cứng SSD Phổ Biến Hiện Nay Mà Bạn Nên Biết
-
Phân Biệt Các Chuẩn ổ Cứng SSD, ưu Và Nhược điểm Của Chúng
-
Những điều Cần Biết Khi Nâng Cấp ổ Cứng Lên SDD Cho Laptop
-
Kinh Nghiệm Nâng Cấp ổ Cứng SSD, HDD Cho Máy Tính - Hoàng Hà PC
-
Cách Kiểm Tra ổ Cứng Máy Tính Chuẩn GPT Hay MBR
-
Caddy Bay Mỏng 9.5mm Chuẩn SATA 3 Lắp HDD/SSD Thay Vào ổ ...
-
KINH NGHIỆM NÂNG CẤP Ổ CỨNG SSD, HDD LAPTOP
-
Cách Nhận Biết Máy Tính, ổ Cứng Hỗ Trợ Chuẩn SATA 2 Hay SATA 3
-
Cách Kiểm Tra Laptop Có Hỗ Trợ SSD M2. SATA Không?
-
Các Bước Thay ổ Cứng HDD Cho Laptop - Seagate Việt Nam
-
Khay ổ Cứng Laptop Caddy Bay Dày 12.7mm Chuẩn SATA 3.0
-
Phân Biệt Ổ Cứng SSD 2.5, MSATA, M2 SATA, M2 PCle