Tìm Hiểu Về Cách Arsene Wenger Làm Bóng đá: Sơ đồ Chiến Thuật
Có thể bạn quan tâm
Ngoài việc được cho là phát minh ra bóng đá người Anh còn có một thứ để tự hào đó là đặt nền móng cho sự ra đời của sơ đồ chiến thuật kinh điển 4-4-2. Cùng với đội hình này người Anh đã vô địch WC vào năm 1966 và hàng chục năm sau đó 4-4-2 vẫn được xem là sơ đồ chiến thuật cơ bản và cân đối nhất.
4-4-2 truyền thống
Vào thời điểm Wenger đặt chân tới nước Anh, ông đã có hơn 12 năm kinh nghiệm dẫn dắt và trong ngần ấy thời gian ông chỉ dùng đúng 1 đội hình là 4-4-2. Mọi việc có vẻ khá ăn khớp nhau khi 4-4-2 cũng là đội hình thịnh hành của bóng đá Anh lúc đó.
Tuy nhiên công việc của Wenger không hề nhẹ nhàng. Arsenal thời điểm đó có thể miêu tả vắn tắt là một kẻ đóng vai phụ trong khi MU thống trị ở bóng đá Anh. Arsenal có một hàng phòng ngự vô cùng vững chắc tuy nhiên lại như cái xác không hồn, lối đá chỉ đơn giản là phòng ngự và hy vọng Ian Wright ghi bàn.
Wenger đã thổi được hồn vào lối chơi của Arsenal khi hoàn thiện khả năng phòng thủ với việc giữ bố tứ vệ có sẵn là Dixon-Bould-Adams-Winterburn và bổ sung Vieira từ AC Milan – tiền vệ có sức mạnh, thể hình và cả kỹ thuật. Chơi bên cạnh Vieira, Wenger mạnh dạn dùng Petit – người trước đó là 1 hậu vệ cánh. Với Vieira việc liên kết giữa các cầu thủ được cải thiện lớn, qua đó lối chơi đã vô cùng mạch lạc.
Wenger thừa hiểu để xuyên thủng các hàng phòng ngự của Anh thì cẩn cải biến lối chơi với những miếng đánh mới lạ hơn. Wenger vẫn dùng 4-4-2 truyền thống với cách bố trí hệ thống vẫn khá thuần Anh nhưng cách triển khai bóng lại khác hẳn nhanh hơn, tốc độ hơn và ít dùng bóng bổng. Lối chơi đó khiến những cầu thủ thuần Anh như Ian Wright, John Hartson hay Merson bị thải loại dần thay vào đó là Anelka, Marc Overmars tốc độ và thông minh.
Ngay trong năm đầu tiên dẫn dắt trọn vẹn toàn bộ mùa giải của Arsenal, Wenger đã đưa Arsenal tới cú đúp vô địch (98). Tuy nhiên đó mới là bước khởi đầu, trong vài năm sau đó Wenger đã cải tiến sơ đồ chiến thuật của Arsenal lên một tầm cao khác hẳn so với 4-4-2 truyền thống.
4-4-1-1 và lối chơi tốc độ
Chơi xuất sắc Anelka, Marc Overmars, Petit nhanh chóng được Real và Barca – 2 CLB khổng lồ vẫy gọi. Thêm vào việc bộ tứ vệ huyền thoại Dixon-Bould-Adams-Winterburn và cả Seaman đã già chỉ còn lại mỗi Keown, Wenger quyết định xây dựng lại Arsenal từ đầu.
Wenger đặt khả năng di chuyển không bóng và những đường chuyền tốc độ là tiền đề cho lối chơi. Để thi triển được lối chơi chuyển từ thủ -> công, công-> thủ nhanh nhất có thể này những sơ đồ với 3 lớp (hậu vệ – tiền vệ – tiền đạo) kiểu cũ như 4-4-2, 4-5-1 hay kể cả 4-2-4, 4-3-3 đều thiếu sự cơ động, linh hoạt và không thể nào vận hành trơn tru được.
Arsenal thời kỳ mới sử dụng sơ đồ có 4 lớp (hậu vệ – tiền vệ thủ – tiền vệ công – tiền đạo) cách tân từ 4-4-2 là 4-4-1-1 nhưng điểm đặc biệt là phạm vi hoạt động của các cầu thủ tấn công Arsenal rất rộng và khá tự do. Cũng là 4-4-1-1 nhưng của Arsenal khác rất nhiều so với 4-4-1-1 mà các đội bóng Anh thường dùng.
Ý tưởng của sơ đồ này có thể được nói ngắn gọn nhất như này: sử dụng 2 tiền vệ trụ (Vieira và Silva) với nhiệm vụ chính là thu hồi bóng (để phản công) ngay bên trên là 1 tiền đạo đóng vai trò tổ chức lối chơi (Bergkamp) lùi sâu để dễ dàng nhận bóng vừa thu hồi từ 2 tiền về trụ, cuối cùng là 2 tiền vệ cánh cơ động trong phòng thủ lần tấn công (Pires và Ljungberg). Chính từ 3 đặc điểm đậm chất 4-2-3-1 đang thống trị Châu Âu hơn nửa thập kỷ sau đó này mà ngày nay rất nhiều người đưa Arsenal của Arsene Wenger, Real Madrid của John Toshack và Valencia của Rafael Benitez vào vòng tranh luận: “Đội bóng nào phát triển hệ thống 4-2-3-1 đầu tiên ?”
Bên cạnh 2 vị trí tối quan trọng là Vieira ở giữa sân và Bergkamp dẫn dắt lối chơi, Wenger đã khá đột phá khi mạnh dạn sử dụng Cole – xuất thân tiền đạo và Lauren – xuất thân tiền vệ đảm nhiệm vị trí hậu vệ cánh. Khi Arsenal tấn công 2 cầu thủ này dâng cao như 2 tiền vệ cánh – điều này là vô cùng dễ thấy ở bóng đá hiện đại ngày nay nhưng ở thời kỳ đó người ta cho rằng việc cho tiền đạo và tiền vệ đá hậu vệ và dâng cao như vậy là quá phiêu lưu.
Với việc hậu vệ cánh dâng cao và đảm nhiệm hành lang 2 bên tạo ra tiền đề cho sự xâm nhập vào trung lộ của 2 tiền vệ cánh là Pires và Ljungberg. Pires và Ljungberg năng nổ di chuyển rất rộng và chơi vô cùng tự do, cùng với kĩ thuật cá nhân và nhãn quan tuyệt vời. Sự tự do này khiến đổi thủ của Arsenal nhiều thời điểm phải đối mặt với gần như 3 tiền đạo ảo/tiền vệ mở rộng chơi rất tự do khó nắm bắt là Pires – Bergkamp – Ljungberg.
Có lẽ nhiều người sẽ hoảng hốt với hiệu suất ghi bàn của bộ đôi tiền vệ này trong 4 mùa bóng từ 01/02-04/05 – Ljungberg 50 bàn/152 trận, Pires 65 bàn/185 trận có thể nói là cao hơn rất nhiều tiền đạo của Arsenal hiện tại.
Ngay kể cả người chơi cao nhất trên hàng công là Henry cũng là mẫu cầu thủ di chuyển tự do chứ không phải tiền đạo cắm, Henry thường xuyên đảo ra 2 cánh và chính từ sự tự do này mà trong thời kỳ này các đối thủ luôn gặp cực nhiều nhiễu loạn rơi vào tình cảnh không biết bắt ai kèm ai khi đối mặt với những pha tấn công tốc độ từ Arsenal.
Nhắc tới lối đá không tiền đạo cắm thực thụ để kiếm thêm nhiều bàn thắng từ tiền đạo ảo nhiều người nghĩ tới Tây Ban Nha của 2012, MU của 2008 hay Roma 2007. Tuy nhiên Arsenal năm 2004 mới thực sự là đội đầu tiên thành công với ý tưởng này.
Hàng loạt nét sáng tạo trong bố trí tấn công này của Wenger gần như độc đắc trong bóng đá Anh trong thời điểm đó. Việc sử dụng tiền vệ cánh bó vào trong trở thành dạng tiền vệ mở rộng, tấn công khủng khiếp với không một tiền đạo cắm thực thụ, sử dụng tới 2 tiền vệ trụ (thay vì 1 như 4-4-2 thuần túy) để tiếp bóng cho 1 cầu thủ ở trung tâm dẫn dắt lối chơi (gần như đội hình 4-2-3-1 lệch trái) đã khiến nhiều người ngỡ ngàng với tính hiện đại của Arsenal thời kỳ ấy.
Có thể nói 3 yếu tố đó là 3 điểm mới mẻ tiêu biểu của bóng đá thế giới những năm 2010 tới gần đây, tuy nhiên lại không mới mẻ với Arsenal trước đó cả nửa thập kỷ. Trang bóng đá Zornalmarking chọn sơ đồ này của Arsenal là một trong những đội hình sở hữu chiến thuật độc đáo nhất thập kỷ. Có thể nói ngoài 2 chuỗi bất bại 30 trận và 49 trận, Arsenal với những nét đột phá đó đáng để nhớ đến hơn nhiều.
Mặc dù vậy, sự ngây thơ của các đội bóng Anh không tồn tại quá lâu, vào cuối thời kỳ bất bại Arsenal hòa rất nhiều và lối đá tốc độ của Arsenal gặp nhiều khó khăn trước lối phòng ngự đổ bê tông của các đội bóng yếu hơn.
4-5-1 và lối đá cầm bóng
Đây là thời kỳ Arsenal gặp phải nhiều biến động và những nhân tố trong đội hình cứ thay đổi dần theo từng năm.
Tới Arsenal từ Barca năm 2003 khi còn là một cậu nhóc 16 tuổi, chỉ 3 năm sau đó anh đã nổi danh khắp Châu Âu và chơi trận chung kết cúp C1, và thậm chí tên tuổi của anh trong thời điểm diễn ra trận chung kết C1 năm 2006 ấy còn phổ biến hơn Xavi và Iniesta – những bậc đàn anh năm xưa ở Barca.
Có thể nói đây là thời kỳ mang tên “Cesc Fabregas” bởi cho dù Arsenal được bố trí thế nào thì trái tim của lối chơi luôn là xoay quanh tài năng trẻ này. Không còn những màn tấn công tốc độ, Arsenal của Wenger sử dụng một cách thức tiếp cận trận đấu và chiến thắng khá phổ biến là chiếm giữ thế trận tuy nhiên bằng phương thức mới hơn đó là sử dụng chuyền ngắn để kiểm soát hoàn toàn bóng.
Những pha bóng tốc độ vô hiệu với hàng phòng thủ bê tông nhưng với cách đá chiếm giữ bóng chặt chẽ, sử dụng các đường chuyền ngắn an toàn, dồn ép đối phương, tạo một áp lực cực lớn sau đó tổ chức phá bê tông với những ý tưởng quái chiêu từ cái đầu Cesc Fabregas, Wenger đã tạo ra được một lối đá đúng đắn để hướng tới thành công.
Để có thể áp đảo và cầm bóng tốt trước các hàng tiền vệ 4 người thông thường của bóng đá Anh, Wenger luôn sử dụng 5 tiền vệ hỗ trợ bên dưới 1 trung phong cắm duy nhất. 4-5-1 chính là đội hình cho phép sử dụng nhiều tiền vệ nhất có thể
Trong đó luôn có tới 3 cầu thủ thường trực ở trung tuyến đảm nhiệm những công việc riêng: phòng thủ từ xa (Giberto, Flamini, Song..), dẫn dắt lối chơi (Cesc Fabregas, Rosicky), cân bằng công thủ (Wilshere, Diaby…) và 2 tiền vệ cánh (hoặc 1 trong 2 tiền vệ cánh) luôn sở hữu kĩ thuật và phải đảm bảo có thể di chuyển vào trung lộ chơi như tiền vệ công (Nasri,Arshavin, Rosicky, Hleb…).
Điểm nhấn của việc bố trí tiền vệ của Arsenal là khác với cách bố trí phổ biến kiểu 4-4-2 với 2 tiền vệ giữa 1 phòng ngự từ xa 1 kiến tạo (VD: Davids – Zidane), kiểu 4-2-3-1 với 1 phòng ngự từ xa 1 điều phối và 1 kiến tạo (VD: Kherida – Sweinsteiger – Ozil). Cách bố trí của Arsenal thiên hẳn về kiểm soát bóng với 1 phòng ngự từ xa (Song) 2 điều phối bóng (Wilshere, Cesc Fabregas), Cesc là người đá cao nhất ở hàng tiền vệ nhưng anh chơi vẫn khá thấp so với mẫu cầu thủ số 10 và là người lãnh nhiều trách nhiệm điều phối bóng nhất những vẫn đảm bảo sức sáng tạo cho toàn đội nhờ sự thông minh và kĩ thuật chuyền bóng đỉnh cao.
Bố trí bộ 3 trung tuyến có nét gần giống với Arsenal nhất thời kỳ đó là Barca với Busquest-Xavi-Iniesta. Tuy nhiên xét trên toàn hệ thống so với Barca, Arsenal sử dụng ít tiền đạo hơn và thay vì tiền đạo Wenger dùng tiền vệ mở rộng ở cánh để hỗ trợ khả năng kiểm soát bóng.
Với hầu hết các cầu thủ đều sở hữu kĩ thuật chơi bóng ngắn cực tốt, Trong thời kỳ này Wenger đã tạo ra một hàng tiền vệ mạnh đủ sức lấn át và triển khai thế trận theo ý muốn trước hầu hết các đội bóng. Đỉnh cao của họ là chiến thắng 2-1 trước Barca – đội bóng kiểm soát bóng tốt nhất thế giới ở Emirates, tuy nhiên lại thua ở trận lượt về trên Nou Camp.
Thực tế là sau chức vô địch Euro của TBN và C1 của Barca vào năm 2008 thì bóng đá thế giới bắt đầu manh nha và trỗi dậy lối chơi kiểm soát bóng. Vào những năm 2011~2012 – khi mà trào lưu bùng nổ và những đội bóng hàng đầu đua nhau xây dựng lối chơi Possesion Game lấy chuyền ngắn làm then chốt thì chúng ta có thể khẳng định lối đá này là hoàn toàn hiệu quả và đúng đắn, thậm chí là Wenger lại tiếp tục đi trước thời đại nửa thập kỷ.
Tuy nhiên vì nhiều yếu tố chúng ta lại không có được danh hiệu trong thời kỳ này, và đó cũng là nguyên nhân chính khiến Cesc ra đi. Người ta vẫn hay gọi thời kỳ sau khi Cesc ra đi là “hậu Cesc Fabregas” – Arsene Wenger lại 1 lần nữa phải tái thiết Arsenal và lần này ông có vẻ mất khá nhiều thời gian.
Kết
Cho đến hiện giờ, Arsenal đã không còn coi kiểm soát bóng là tối quan trọng như trước nữa, lối đá kiểm soát bóng cũng dần bị bắt bài, vài năm gần đây càng ngày càng có nhiều đội biết cách băng lên chiến đấu, bố trí bắt bài Possesion Game thay vì thụ động đổ bê tông và chắn hẳn Wenger hiểu được điều đó.
Bây giờ công việc của chúng ta là cùng chờ xem Wenger trình làng thêm những hệ thống chiến thuật mới mẻ nào trong tương lai
Link bài tại web khác:
http://arsenal.com.vn/binhluan/Binh_luan_van_de/8858-2014-02-18-08-03-35.html
+5
Chia sẻ:
Có liên quan
Nhãn: Arsenal, Arsene Wenger, chien thuat, doi hinh, Tactics, TeamTừ khóa » Sơ đồ đội Hình Arsenal 2004
-
Đội Hình Bất Bại Arsenal 2004 Gồm Những Ai? - Keo8386
-
Sơ đồ 4-1-2-1-2 : Arsenal 03/04 - FO4VN
-
Đội Hình Bất Khả Chiến Bại Của Arsenal Mùa Giải 2003/2004 - Vinsports
-
MÙA GIẢI BẤT BẠI CỦA ARSENAL 2003 – 2004 - Nhện Shop
-
Xây Dựng & Trải Nghiệm ĐH Arsenal 2003/2004 & Huyền Thoại ...
-
(Ngoại Hạng Anh) Nhìn Lại đội Hình Bất Khả Chiến Bại Của Arsenal ...
-
Đội Hình Bất Bại Của Arsenal Năm 2004: Ngày ấy Và Bây Giờ
-
Đội Hình Bất Khả Chiến Bại Năm 2004 Của Arsenal Giờ Ra Sao?
-
Cách Xây Dựng Team Color Arsenal Fo4 Cực đơn Giản
-
Đội Hình Tiêu Biểu Của Arsenal Từ 2000-2010 | Tạp Chí Tuyên Giáo
-
Kèo Bóng đá Hôm Nay